Chỉ số khối cơ thể

Chỉ số khối cơ thể, cũng gọi là chỉ số thể trọng- thường được biết đến với tên viết tắt BMI theo tên tiếng Anh body mass index, là một cách nhận định cơ thể của một người là gầy hay béo bằng một chỉ số. Chỉ số này do nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832.[1] Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Con số này có thể tính theo công thức trên hoặc chiếu theo bảng tiêu chuẩn.[2] Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng một cách khoa học căn cứ trên số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể.[3][4]

Cách tính BMI

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ mũ:

Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:[5][6]

Công thức tính BMI khi W được tính bằng pound và H được tính bằng inch là:

Ngoài ra còn có một chỉ số khác là BMI nguyên tố, được tính bằng cách lấy BMI (kg/m²) chia cho 25.

Hệ mét(metric):

bmi=(cân nặng (kg)/chiều cao^2(M^2).Ví dụ : một người 1m70 nặng 63 kg thì sẽ lấy 63 kg : 1.70m^2 .Kết quả BMI=21.8[7]

Lưu ý:làm tròn các số có thể làm tròn,

Phân loại theo WHO

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại cho người Châu Âu

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo WHO, người lớn có BMI trong phạm vi từ 18,50 đến 25,00 là người bình thường. Dưới 18,5 là gầy, từ 25 đến 30,00 là người béo và trên 30 là béo phì.[5]

Phân loại BMI (kg/m²) BMI nguyên tố
Từ Đến Từ Đến
Thiếu cân 18,5 0,74
Thiếu cân rất nặng 15,0 0,60
Thiếu cân nặng 15,0 16,0 0,60 0,64
Thiếu cân 16,0 18,5 0,64 0,74
Bình thường 18,5 25,0 0,74 1,00
Thừa cân 25,0 1,00 1,20
Tiền béo phì 25,0 30,0 1,00 1,20
Béo phì 30,0 1,20
Béo phì độ I 30,0 35,0 1,20 1,40
Béo phì độ II 35,0 40,0 1,40 1,60
Béo phì độ III 40,0 1,60

Phân loại cho người Châu Á - Thái Bình Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc đánh giá phân loại tình trạng dinh dưỡng ở người lớn theo chỉ số khối ở người Châu Á - Thái Bình Dương có hơi khác với Châu Âu để phù hợp với nhân chủng học. Sau đây là bảng phân loại[8]

Phân loại BMI (kg/m²)
Thiếu cân < 18,5
Bình thường 18,50 - 22,99
Thừa cân 23,00 - 24,99
Béo phì ≥ 25
Béo phì độ I 25,00 - 29,99
Béo phì độ II 30-34.99
Béo phì độ III 35<

Người lớn hơn 20 tuổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại kiểu 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại kiểu 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Nam[9]:

  • >16 BMI:người gầy độ 3
  • 16<=BMI<17:người gầy độ 2
  • 17>=BMI < 18.5: người gầy độ 1
  • 18.5 <= BMI < 25: người bình thường
  • 25 <= BMI < 30: người thừa cân
  • 30,<=BMI <35: người béo phì độ 1
  • 35<=BMI<40:người béo phì độ 2
  • 40+BMI;người béo phì độ 3

Nữ[cần dẫn nguồn]:

Trẻ em 2-20 tuổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em được tính theo cách tương tự như đối với người lớn, nhưng sau đó so sánh với các giá trị tiêu biểu cho trẻ cùng giới, cùng độ tuổi. Thay vì so sánh với ngưỡng cố định cho trẻ, chỉ số BMI được so sánh với tỷ lệ phần trăm đối với trẻ em cùng giới tính và tuổi tác.[10]

  1. Thiếu cân: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 (percentile < 5th)
  2. Sức khỏe dinh dưỡng tốt: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến 84
  3. Thừa cân: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 đến 94
  4. Béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95<=

Dựa vào thống kê toán học, người ta có thể tính vị trí percentile của giá trị BMI tương ứng tuổi và giới tính. Thông thường người ta sẽ sử dụng bảng biểu đồ BMI theo khối lượng và chiều cao, sử dụng đường viền hoặc màu nền cho các bách phân vị BMI khác nhau để dễ dàng so sánh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Eknoyan, Garabed (2007). “Adolphe Quetelet (1796–1874)—the average man and indices of obesity”. Nephrology Dialysis Transplantation. 23 (1): 47–51. doi:10.1093/ndt/gfm517. PMID 17890752.
  2. ^ Ví dụ Bảng chỉ số khối cơ thể của Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ.
  3. ^ Beyond BMI: Why doctors won't stop using an outdated measure for obesity., by Jeremy Singer-Vine, Slate.com, ngày 20 tháng 7 năm 2009
  4. ^ Keys, Ancel; Fidanza, Flaminio; Karvonen, Martti J.; Kimura, Noboru; Taylor, Henry L. (1972). “Indices of relative weight and obesity”. Journal of Chronic Diseases. 25 (6–7): 329–43. doi:10.1016/0021-9681(72)90027-6. PMID 4650929.
  5. ^ a b WHO - BMI classification
  6. ^ Tính toán chỉ số khối cơ thể - Viện Tim, Phổi, và Máu Quốc gia Hoa Kỳ
  7. ^ “Cách đo và tính chỉ số BMI theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia”. www.vinmec.com. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ “The Asia-Pacific Perspective: Redefining Obesity and its Treatment” (PDF). WHO - Western Pacific Region.
  9. ^ “Chỉ số BMI bao nhiêu là bình thường?”. www.vinmec.com. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ “About Child & Teen BMI”. Centers for Disease Control and Prevention.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Spy x Family – Ai cũng cần một “gia đình”
Spy x Family – Ai cũng cần một “gia đình”
Một gia đình dù kỳ lạ nhưng không kém phần đáng yêu.
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Những ngôi sao điện ảnh như Bruce Lee (Lý Tiểu Long) là người đưa võ thuật đến gần hơn với công chúng
Tóm tắt sự kiện Chiến tranh với Đế Quốc Phương Đông trong Slime Tensei
Tóm tắt sự kiện Chiến tranh với Đế Quốc Phương Đông trong Slime Tensei
Sau khi Guy thả Yuuki chạy về Đế Quốc không lâu thì anh Yuuki lên làm trưởng quan của một trong ba quân đoàn của Đế Quốc
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)