Chiếc váy (hiện tượng mạng)

Chiếc váy trong hình ảnh gốc

Chiếc váy, chiếc váy đổi màu[1][2] hay The dress là một hiện tượng mạng năm 2015 về hình ảnh một chiếc váy. Màu sắc của chiếc váy trong hình ảnh đã gây ra nhiều tranh cãi; một số người thấy màu của chiếc váy là xanh lam và đen, người khác lại thấy là trắng và vàng. Hiện tượng này minh hoạ sự khác biệt về nhận thức màu sắc của con người và trở thành chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học thần kinhthị giác.

Hiện tượng mạng này bắt nguồn từ hình ảnh một chiếc váy đăng tải trên mạng xã hội Facebook. Chiếc váy có màu gốc là xanh lam và đen, nhưng điều kiện ánh sáng trong hình ảnh khiến một số người thấy màu của chiếc váy là trắng và vàng. Sự mâu thuẫn đó đã gây ra những làn sóng tranh cãi trên khắp các trang mạng. Trong vòng một tuần, đã có hơn mười triệu tweet đề cập đến chiếc váy này. Roman Originals, công ty sản xuất chiếc váy, cho biết doanh số bán hàng của chiếc váy đã tăng đột biến khi hiện tượng mạng diễn ra. Công ty sau đó đã sản xuất một phiên bản giới hạn màu vàng–trắng để bán từ thiện.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 2 năm 2015, Grace và Keir Johnston tổ chức đám cưới ở hòn đảo Colonsay, Scotland. Trước đó một tuần, Cecilia Bleasdale, mẹ của Grace, đã ghé trung tâm thời trang Cheshire Oaks ở thành phố Chester, Anh để mua một bộ váy dự đám cưới. Cô chụp ảnh chiếc váy trong cửa hàng Roman Originals và gửi cho Grace trên đường về nhà. Chiếc váy có màu xanh lam sọc đen. Tuy nhiên, Grace nói với mẹ rằng cô thấy chiếc váy có màu trắng sọc vàng.[3]

Sau khi Grace đăng hình ảnh chiếc váy lên Facebook, bạn bè của cô cũng tranh cãi về màu của chiếc váy giữa xanh lam và đen với trắng và vàng.[4][5] Cuộc tranh luận đã trở nên nổi tiếng trong cộng đồng Colonsay suốt một tuần.[6]

mọi người cứu tôi với - cái váy này màu trắng vàng, hay là màu xanh đen? Tôi với bạn tôi không ai chịu ai và tụi tôi muốn điên lên hết rồi

swiked trên Tumblr[7]

Vào ngày tổ chức đám cưới, Caitlin McNeill (bạn của cô dâu và chú rể) khi đang trình diễn cùng ban nhạc Canach thì tận mắt nhìn thấy mẹ cô dâu mặc chiếc váy. Mặc dù chiếc váy "rõ ràng là có màu xanh lam và đen", nhưng những thành viên trong ban nhạc vẫn không ngừng tranh luận về bức ảnh và suýt quên lên sân khấu biểu diễn.[5] Ngày 26 tháng 2, McNeill đăng lại hình ảnh chiếc váy lên Tumblr, từ đó làm nổ ra những cuộc thảo luận lớn hơn trên không gian mạng.[4][5]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bùng nổ ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cates Holderness, chủ biên trang Tumblr của BuzzFeed, đã nhận được tin nhắn từ McNeill về việc nhờ giải quyết tranh luận về màu của chiếc váy. Cô ban đầu không quan tâm nhiều về tin nhắn của McNeill, nhưng khi kiểm tra lại bài đăng Tumblr đó vào cuối ngày làm việc, cô phát hiện bài đã nhận được gần 5.000 note (một con số lớn đối với Tumblr tại thời điểm đó). Tom Christ, giám đốc dữ liệu của Tumblr, cho biết lượt xem cao nhất của bài viết là 14.000 lượt xem mỗi giây (840.000 lượt xem mỗi phút), vượt xa các bài viết khác. Sau một đêm, số note của bài đã tăng gấp mười lần.[8]

Holderness đưa bức ảnh cho các thành viên khác trong đội ngũ truyền thông của BuzzFeed xem, và ngay lập tức họ bắt đầu tranh cãi về màu sắc của chiếc váy. Cô tạo một cuộc bỏ phiếu đơn giản trên Tumblr trước khi về nhà. Ngay khi vừa bước ra khỏi tàu và kiểm tra điện thoại, cô phát hiện hàng loạt tin nhắn được gửi tới dồn dập. Chiều hôm đó, trang của Holderness đã lập kỷ lục mới cho số lượt xem nhiều nhất trong cùng một thời điểm với 673.000 lượt xem.[8][9]

Theo tôi, điều thú vị nhất là nó lan truyền được xa. Nó đã đi từ Twitter của một đám lông bông ở New York đến quốc tế. Và bạn có thể thấy nó trong thông báo Twitter của tôi vì mọi người bắt đầu trò chuyện bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, sau đó là tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Thái và tiếng Ả Rập. Thật ngạc nhiên khi chứng kiến sự chuyển dịch này từ một vấn đề địa phương thành một hiện tượng quốc tế rộng lớn.

Cates Holderness[8]

Hình ảnh chiếc váy trở thành một meme Internet trên khắp các trang mạng xã hội. Trên Twitter, các bài viết gắn hashtag "#whiteandgold", "#blueandblack" và "#dressgate" liên tục xuất hiện nhằm chia sẻ ý kiến cá nhân về màu sắc của chiếc váy và giả thuyết xoay quanh vấn đề này.[10] Lượng tweet đề cập đến chiếc váy liên tục tăng qua đêm; lúc 23:36 (GMT), đã có hơn 5.000 tweet sử dụng hashtag "#TheDress" được đăng tải mỗi phút, sau đó tăng vọt lên 11.000 tweet mỗi phút lúc 1:31 (GMT).[8] Hình ảnh chiếc váy cũng gây tranh cãi, với nhiều nguồn cho rằng cộng đồng mạng đã quan tâm quá mức đến hình ảnh một chiếc váy "nhảm nhí"; The Washington Post miêu tả cuộc tranh luận là một "vụ lùm xùm chia rẽ cả hành tinh".[4][11][12] Một số bài báo châm biếm rằng chiếc váy có thể khiến nhiều người rơi vào khủng hoảng hiện sinh hoặc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với người thân.[4][13] Một số khác cố giải thích lý do tại sao mọi người tranh cãi ầm ĩ chỉ vì một vấn đề "tầm phào".[14]

Nổi tiếng sau một đêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào buổi chiều lúc BuzzFeed đăng bài, Bevil Conway, một nhà khoa học thần kinh từ đại học Wellesley, đã đưa ra vài lời bình luận về hiện tượng chiếc váy trong cuộc phỏng vấn với Adam Rogers thuộc tạp chí Wired. Trước khi kết thúc, Rogers cảnh báo ông rằng: "Ngày mai của ông sẽ không như bình thường đâu". Conway tưởng Rogers đang nói quá. Bài viết của Rogers sau đó nhận được 32,8 triệu lượt xem độc lập. Khi Conway thức dậy vào sáng hôm sau, hộp thư điện tử của ông tràn ngập tin nhắn đươc gửi đến, nhiều đến nỗi ông tưởng email mình bị hack. Sau đó, Conway nhận ra rằng đa số chúng đều là lời mời phỏng vấn từ các công ty truyền thông đại chúng. Conway chia sẻ rằng: "Tôi đã trả lời tới 10 cuộc phỏng vấn trong ngày hôm đó và đồng nghiệp của tôi phải đứng lớp thay".[8]

Những người nổi tiếng với lượng lớn người theo dõi trên Twitter bắt đầu chia sẻ ý kiến về chiếc váy. Ca sĩ người Mỹ Taylor Swift tweet rằng cô thấy chiếc váy có màu xanh lam và đen, khiến cho cô cảm thấy "bối rối và sợ hãi"; đoạn tweet này sau đó được tweet lại hơn 110.000 lần và nhận được hơn 150.000 lượt thích.[8] Jaden Smith, Frankie Muniz, Demi Lovato, Mindy KalingJustin Bieber thấy chiếc váy màu xanh và đen, còn Anna Kendrick, B. J. Novak, Katy Perry, Julianne MooreSarah Hyland thấy chiếc váy màu vàng và trắng.[15] Kim Kardashian tweet rằng cô thấy chiếc váy màu vàng–trắng, còn Kanye West, chồng cô thời điểm đó, thấy màu xanh–đen. Lucy Hale, Phoebe TonkinKatie Nolan thấy nhiều màu khác nhau ở thời điểm khác nhau. Lady Gaga miêu tả chiếc váy có màu "dừa cạn và cát", còn David Duchovny nói nó màu mòng két. Những người nổi tiếng khác, bao gồm Ellen DeGeneresAriana Grande, đề cập đến chiếc váy nhưng không nói rõ nó có màu gì.[16][17][18][19][20] Các chính trị gia, tổ chức chính phủ và tài khoản mạng xã hội của các nhãn hàng cũng đăng một số bài hài hước về chiếc váy.[21] Sau 24 giờ, chiếc váy đã trở thành chủ đề của 4,4 triệu bài tweet.[8]

Chiếc váy được thiết kế và sản xuất bởi công ty thời trang Roman Originals.[22]Vương quốc Anh, nơi hiện tượng mạng khởi nguồn, Ian Johnson, giám đốc sáng tạo của Roman Originals, đã biết đến cuộc tranh cãi về chiếc váy qua dòng tin tức trên Facebook vào buổi sáng. Ông chia sẻ: "Tôi đã thực sự choáng ngợp. Tôi đã cười lớn và bảo vợ tôi rằng tôi nên đi làm luôn".[8] Dẫn chương trình Alex Jones đã mặc chiếc váy trong một tập của The One Show.[23]

Chúng tôi đã thấy những câu chuyện khác lan truyền trên mạng, nhưng số lượng các công ty khác nhau cùng đề cập và thảo luận về [chiếc váy] không giống như những gì mà chúng tôi từng thấy. Tất cả mọi người từ QVC đến Warner Bros, đến các thư viện công cộng nhỏ đến hội Chữ thập Đỏ, đều đăng những đường link dẫn tới nó bằng tài khoản mạng xã hội. Sự đa dạng về những người chia sẻ câu chuyện kiểu đó gần như không bao giờ xảy ra ... và chắc chắn là chưa bao giờ ở mức độ cao đến đó. Ngay cả trong năm kể từ đó và với hàng triệu người cố tái tạo lại hiện tượng giống như vậy, vẫn không có gì có thể sánh bằng.

Brandon Silverman, CEO của công ty quản lý mạng xã hội CrowdTangle[8]

Những doanh nghiệp không liên quan đến chiếc váy hay cả ngành công nghiệp may mặc nói chung cũng quan tâm đến hiện tượng chiếc váy trên mạng xã hội. Trang Twitter của Adobe đã tweet lại bài của một người dùng sử dụng phần mềm của công ty để xác định màu của chiếc váy. Karen Do, quản lý mạng xã hội cấp cao của công ty, nói rằng đội truyền thông đã "nhảy vào cuộc thảo luận và nghĩ 'để coi ra sao' ". Jenna Bromberg, quản lý mạng của Pizza Hut, thấy chiếc váy có màu vàng và trắng và đăng một tweet viết rằng pizza của họ cũng có màu giống như vậy. Do gọi nó là "không khác gì một tweet mà cả thế giới đều nghe thấy".[8]

Theo Ben Fischer từ New York Business Journal, độ quan tâm cho những bài BuzzFeed đầu tiên về chiếc váy có đồ thị tăng trưởng dốc thẳng đứng thay vì đi theo đường cong chuông như đa số các hiện tượng mạng. Điều này khiến công ty phải điều phối hai đội biên tập viên để viết thêm bài về chiếc váy nhằm thu hút doanh thu quảng cáo.[24] Đến ngày 1 tháng 3, bài báo BuzzFeed đầu tiên về chiếc váy đã nhận được hơn 37 triệu lượt xem.[25] Biên tập viên CNN Mel Robbins cho rằng chiếc váy là một hiện tượng mang những đặc điểm tích cực điển hình như "kinh ngạc, gây cười và thích thú". Cô cũng so sánh nó với câu chuyện về đàn lạc đà không bướu trốn thoát khỏi một khu nghỉ dưỡng dành cho người hưu trí ở Arizona vào cùng ngày, cũng như với những lời chia buồn dành cho diễn viên Leonard Nimoy sau khi ông qua đời vào ngày hôm sau.[26]

Màu sắc thật của chiếc váy

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc váy được xác nhận là mẫu "Lace Bodycon Dress" màu xanh lam của công ty Roman Originals,[27] và màu sắc thật sự của chiếc váy là xanh lam và đen. Mặc dù mẫu váy có ba biến thể màu khác (đỏ, hồng và trắng ngà với sọc đen), công ty chưa sản xuất phiên bản vàng–trắng vào thời điểm đó.[28][29] Một ngày sau khi McNeill đăng bài về chiếc váy, trang web của Roman Originals nhận được lượng truy cập tăng đột biến, và mẫu váy được bán hết chỉ trong vòng 30 phút.[30] Ngày 28 tháng 2, Roman Originals thông báo sẽ sản xuất phiên bản màu vàng–trắng cho buổi đấu giá từ thiện của Comic Relief.[31]

Ngày 3 tháng 3, gia đình Johnston, Bleasdale và McNeill xuất hiện trong vai khách mời trong chương trình The Ellen DeGeneres Show ở Mỹ. MC chương trình Ellen DeGeneres đã tặng cho họ đồ lót lấy cảm hứng từ chiếc váy kết hợp cả hai bộ màu. Mạnh thường quân của chương trình đã tặng cho gia đình Johnston 10.000 đô-la và một chuyến tuần trăng mậtGrenada để bù đắp cho hai vợ chồng phải kết thúc tuần trăng mật sớm để dự chương trình.[6]

Đến ngày 1 tháng 3, hơn hai phần ba người dùng tham gia bỏ phiếu của BuzzFeed trả lời rằng chiếc váy có màu trắng và vàng.[32] Một số người cho rằng chiếc váy tự đổi màu.[4] Các kênh truyền thông giải thích rằng hình ảnh chiếc váy bị sáng thừa và cân bằng trắng kém, khiến cho màu sắc trong hình bị phai, dẫn đến việc nhiều người thấy chiếc váy có màu trắng và vàng.[4][33]

Lý giải khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]
Có hai cách để nhận biết màu sắc của chiếc váy trong hình ảnh:
  • xanh dương và đen trong ánh sáng vàng (trái) hoặc
  • trắng và vàng trong ánh sáng xanh (phải)

Nguyên nhân chiếc váy gây ra những nhận thức màu sắc trái chiều vẫn chưa có lời giải đáp thống nhất.[34] Giá trị RGB trung bình của hai màu rõ nhất trong hình ảnh chiếc váy có tên gần đúng là "Goldenrod" (vàng Solidago – (218, 165, 32)) và "Light steel blue" (xanh thép nhạt – (176, 196, 222)), nhưng màu sắc mà mỗi người nhìn thấy trong hình ảnh có thể khác nhau.[35] Nhà khoa học thần kinh Bevil ConwayJay Neitz tin rằng điều này là do nhận thức màu sắc và khả năng thích ứng màu của con người. Conway cho rằng nó liên quan đến cách mà bộ não xử lý các sắc độ của ánh sáng ban ngày: "Hệ thống thị giác của bạn nhìn vào thứ này, và bạn đang cố gắng loại bỏ độ lệch màu của ánh sáng ban ngày ... người ta hoặc bỏ màu xanh lam, khi đó họ thấy màu trắng và vàng, hoặc bỏ màu vàng, vì vậy họ thấy màu xanh lam và đen".[36][37] Neitz phát biểu:

Hệ thống thị giác của chúng ta được thiết kế để loại bỏ những thông tin về nguồn sáng và tập trung vào màu sắc phản xạ thực tế của vật thể ... nhưng tôi đã nghiên cứu về sự khác biệt của thị giác màu của mỗi người trong 30 năm, và đây là một trong những khác biệt lớn nhất mà tôi từng thấy.[36]

Paul Knox từ Đại học Liverpool cũng đề ra những giả thuyết tương tự khi cho rằng cách bộ não xử lý màu sắc có thể bị ảnh hưởng bởi thiết bị xem ảnh hoặc kỳ vọng của người xem.[38] Anya Hulbert và cộng sự cũng nghiên cứu vấn đề theo hướng nhận thức màu và cho rằng sự khác biệt về nhận thức của mỗi người là do sự khác biệt về cách ổn định màu sắc.[39][40]

Ảo giác bàn cờ đánh lừa màu sắc tương tự như hình ảnh chiếc váy. Ô A và B có màu giống nhau, nhưng phần đổ bóng khiến cho nhận thức màu của ô B bị sai lệch.

Nhà khoa học thần kinh và tâm lý học Pascal Wallisch phát biểu rằng mặc dù hiện tượng kích thích mơ hồ vốn đã được khoa học thị giác nghiên cứu nhiều năm, nhưng đây là lần đầu tiên một kích thích màu sắc thu hút sự chú ý của giới khoa học thông qua mạng xã hội. Sự khác biệt trong nhận thức được cho là do sự khác biệt về ánh sáng và chất liệu của vải, nhưng ông cũng lưu ý rằng kích thích này rất bất thường vì nhận thức của mọi người hầu như không thay đổi, nếu có thì cũng chỉ xảy ra sau một khoảng thời gian rất dài. Điều này rất hiếm đối với các kích thích ổn định đôi (bistable), vì vậy nhận thức qua học tập có thể đóng một vai trò quan trọng.[41][42] Wallisch cũng nhấn mạnh rằng những thảo luận về bức ảnh này không hề tầm thường, vì nó vừa đáng quan tâm với khoa học, vừa là một ví dụ điển hình cho việc những người khác nhau thật sự có thể nhìn nhận thế giới theo những cách khác nhau.[43] Daniel Hardiman-McCartney từ Hội Nhãn khoa (College of Optometrists) nói rằng hình ảnh chiếc váy là mơ hồ, và đề xuất rằng ảo ảnh xảy ra là do có một nguồn sáng vàng mạnh chiếu vào chiếc váy, và con người nhận thức màu sắc của chiếc váy và nguồn sáng bằng cách so sánh nó với những vật thể và màu sắc khác trong bức ảnh.[44] Nhà triết học Barry C. Smith so sánh hiện tượng này với ảo ảnh thỏ–vịt của Ludwig Wittgenstein; trong trường hợp này, người xem có thể thay đổi góc nhìn khác dễ dàng.[45]

Journal of Vision, một tạp chí khoa học về nghiên cứu thị giác, thông báo vào tháng 3 năm 2015 rằng họ sẽ xuất bản một ấn phẩm đặc biệt với tiêu đề A Dress Rehearsal for Vision Science (Buổi thử đầm cho khoa học thị giác).[46][47] Ba tháng sau hiện tượng chiếc váy, Current Biology xuất bản bài nghiên cứu khoa học quy mô lớn đầu tiên liên quan đến chiếc váy. Bài nghiên cứu có sự tham gia của 1.400 người, trong đó 57% thấy chiếc váy màu xanh lam và đen, 30% thấy trắng và vàng, 11% thấy xanh lam và nâu, và 2% thấy màu khác.[48] Phụ nữ và người già có tỷ lệ thấy màu vàng–trắng cao hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy, khi nhìn chiếc váy dưới ánh sáng vàng nhân tạo, gần như tất cả người tham gia đều thấy màu xanh và đen, trong khi dưới ánh sáng xanh, họ thấy màu trắng và vàng.[37][48][49][50] Một nghiên cứu khác của Pascal Wallisch trong tờ Journal of Vision cho thấy những người dậy sớm có xu hướng cho rằng chiếc váy được chiếu dưới ánh sáng tự nhiên và thấy màu trắng và vàng, còn những người thức khuya thấy màu xanh lam và đen.[51][52]

Một nghiên cứu bởi Schlaffke và cộng sự cho thấy đối với những người thấy chiếc váy màu vàng và trắng, phần thùy tránthùy đỉnh của bộ não hoạt động nhiều hơn. Những khu vực này có vai trò quan trọng cho các hoạt động nhận thức cấp cao trong nhận thức thị giác.[53][54]

"Chiếc váy" được liệt kê trong nhiều danh sách meme Internet nổi bật nhất năm 2015.[55][56] Daniel Howland, một người đam mê xỏ khuyên ở Texas, đã xăm hình chiếc váy màu xanh lam và đen với dòng chữ "White and Gold?" (Trắng và Vàng?), và trả lời phỏng vấn rằng: "Hình xăm này khá là đỉnh, nó hơi ngu ngốc ... Tôi thấy nó khá buồn cười vì đã chọc giận nhiều người".[57][58]

Bleasdale và chồng cô Paul Jinks, người đã khơi mào và phát tán hiện tượng, sau này cảm thấy khó chịu và tiếc nuối vì "hoàn toàn bị bỏ ra khỏi câu chuyện". Cặp vợ chồng cho biết họ không được kiểm soát mức độ lan truyền, không được công nhận việc phát hiện ra chiếc váy và bị mất bản quyền thương mại của bức hình.[9] Đầu năm 2015, BuzzFeed đã thoả thuận với Bleasdale để mua lại bản quyền của hình ảnh chiếc váy.[8]

Nam Phi, tổ chức Cứu Thế Quân đã sử dụng hình ảnh chiếc váy trong một chiến dịch nâng cao nhận thức xã hội về bạo hành gia đình năm 2015 với khẩu hiệu: "Tại sao lại khó thấy vết bầm tím (black and blue) đến vậy?", chơi chữ tên hai màu đen và xanh lam (black and blue), còn có nghĩa là các vết bầm tím trên da do bạo hành gây ra.[59] Chiếc váy cũng là nhân vật chính trong truyện ngắn gợi tình "Pounded By The Gay Color Changing Dress" của nhà văn đồng tính Chuck Tingle.[60][61]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hà Phương (27 tháng 2 năm 2015). “Bí ẩn cho chiếc váy đổi màu gây 'náo loạn' internet”. VietNamNet News. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ Thùy An (9 tháng 4 năm 2017). “Đã có lời giải cho chiếc váy đổi màu gây 'náo loạn' internet”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ Benedictus, Leo (22 tháng 12 năm 2015). “#Thedress: 'It's been quite stressful having to deal with it ... we had a falling-out'. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2019.
  4. ^ a b c d e f “The inside story of the 'white dress, blue dress' drama that divided a planet”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ a b c “The Dress Is Blue And Black, Says The Girl Who Saw It in Person”. BuzzFeed. 27 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ a b “Ellen DeGeneres Settles the Great Dress Debate Once and For All!”. Entertainment Tonight. 3 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  7. ^ McNeill, Caitlin (27 tháng 2 năm 2015). “Whoa wow wow! – swiked on Tumblr”. Tumblr. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ a b c d e f g h i j k Warzel, Charlie (26 tháng 2 năm 2016). “2/26: The Oral History”. BuzzFeed. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2016.
  9. ^ a b “#TheDress couple: 'we were completely left out from the story'. BBC News. 1 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2016.
  10. ^ Klassen, Anna (26 tháng 2 năm 2015). “What Colors Are This Dress? White & Gold or Black & Blue? The Internet Is Going Insane Trying To Find Out – PHOTO”. Bustle. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  11. ^ “Color Bind: This Dress is White and Gold, Right?”. Boston Globe. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ “The Official Live Blog: Is This Dress Blue and Black or White and Gold?”. Slate. 27 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  13. ^ King, Kirsten (26 tháng 2 năm 2015). “This Dress Is Ruining People's Lives”. BuzzFeed. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2015.
  14. ^ “Why do we care about the colour of the dress?”. The Guardian. 27 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2015.
  15. ^ “What Colors Are This Dress? Kim Kardashian, Miley Cyrus, Justin Bieber and a Bajillion Other Celebs Weigh In”. MTV News. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2015.
  16. ^ “#Dressgate: The white and gold dress making our mind work until it's black and blue”. The Sydney Morning Herald. 27 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  17. ^ Iyengar, Rishi. “The Dress That Broke the Internet, and the Woman Who Started It All”. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  18. ^ Sanchez, Josh (26 tháng 2 năm 2015). 'What color is this dress' confused celebrities, too”. Fansided.com. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  19. ^ Mahler, Jonathan (27 tháng 2 năm 2015). “A White and Gold Dress Overloads the Internet”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  20. ^ Iyengar, Rishi (26 tháng 2 năm 2015). “Taylor Swift Says The Dress is Black and Blue”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2015.
  21. ^ Jim Dalrymple II (27 tháng 2 năm 2015). “Politicians, Police, And Brands Have Weighed in On 'The Dress'. Buzzfeed.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2015.
  22. ^ Grant, Katie (30 tháng 10 năm 2015). “The Dress: Roman Originals co-founder Peter Christodoulou on how viral image left company sitting pretty”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2018.
  23. ^ Forrester, Katy (28 tháng 2 năm 2015). “Watch Alex Jones rock #TheDress on The One Show as debate rumbles on over its colour”. Daily Record. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2021.
  24. ^ Fischer, Ben (27 tháng 2 năm 2015). “The Dress phenomenon didn't happen by accident. It took big money”. New York Business Journal. American City Business Journals. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2015.
  25. ^ Holderness, Cates (26 tháng 2 năm 2015). “What Colors Are This Dress?”. BuzzFeed. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2015.
  26. ^ Robbins, Mel (28 tháng 2 năm 2015). “Why blue/black/white/gold dress went viral”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2015.
  27. ^ “Lace Detail Bodycon Dress”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  28. ^ “The blue and black (or white and gold) dress: Actual color, brand, and price details revealed”. The Independent. 27 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2015.
  29. ^ “Optical illusion: Dress color debate goes global”. BBC News. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2015.
  30. ^ 'The Dress' flying off racks following Internet sensation: 'We sold out in the first 30 minutes of our business day'. Daily News. New York. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  31. ^ 'The Dress' returns in special edition gold and white version for Comic Relief charity auction”. The Independent. 10 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2015.
  32. ^ Holderness, Cates (26 tháng 2 năm 2015). “What Colors Are This Dress?”. Buzzfeed. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2015.
  33. ^ “Why that dress looks white and gold: It's overexposed”. Mashable. 27 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  34. ^ González Martín-Moro, J.; Prieto Garrido, F.; Gómez Sanz, F.; Fuentes Vega, I.; Castro Rebollo, M.; Moreno Martín, P. (tháng 4 năm 2018). “Which are the colours of the dress? Review of an atypical optic illusion”. Archivos de la Sociedad Española de Oftalmología (English Edition). 93 (4): 186–192. doi:10.1016/j.oftale.2018.02.003.
  35. ^ “Illusions to Inference – The Dress”. Center for Neural Science of NYU. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2015.
  36. ^ a b “The Science of Why No One Agrees on the Colour of This Dress”. Wired. 27 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  37. ^ a b Sample, Ian (14 tháng 5 năm 2015). “#TheDress: have researchers solved the mystery of its colour?”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  38. ^ “Viewpoint: Blue and black or white and gold?”. News.liv.ac.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  39. ^ Hurlbert, Anya; Aston, Stacey (2017). “What #theDress reveals about the role of illumination priors in colour perception and colour constancy”. Journal of Vision. 17 (7): 4. doi:10.1167/17.9.4. PMC 5812438. PMID 28793353. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  40. ^ Brainard, DH; Hulbert, A (2015). “Colour Vision: Understanding #TheDress”. Current Biology. 25 (13): R551–R554. doi:10.1016/j.cub.2015.05.020. PMID 26126278. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  41. ^ “An experts lesson from the dress”. Slate. 2 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2015.
  42. ^ McRaney, David (24 tháng 6 năm 2022). “How 'The Dress' Sparked a Neuroscience Breakthrough”. Wired. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.
  43. ^ “Why discussing the dress is not frivolous”. pascallisch.net. 2 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2015.
  44. ^ Hardiman-McCartney, Daniel (2 tháng 3 năm 2015). “#Thedress and your optometrist – the scientific voice of reason”. College of Optometrists. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2017.
  45. ^ “What would Wittgenstein say about that dress?”. BBC. 27 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2015.
  46. ^ “Journal of Vision – Special Issue on The Dress”. 12 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ 9 tháng Năm năm 2015. Truy cập 10 tháng Năm năm 2015.
  47. ^ “- JOV - ARVO Journals - JOV - ARVO Journals”. jov.arvojournals.org. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2018.
  48. ^ a b Lafer-Sousa, Rosa; Hermann, Katherine L.; Conway, Bevil R. (29 tháng 6 năm 2015). “Striking individual differences in color perception uncovered by 'the dress' photograph”. Current Biology. 25 (13): R545–R546. doi:10.1016/j.cub.2015.04.053. PMC 4921196. PMID 25981795.
  49. ^ Gegenfurtner, Karl R.; Bloj, Marina; Toscani, Matteo (29 tháng 6 năm 2015). “The many colours of 'the dress'. Current Biology. 25 (13): R543–R544. doi:10.1016/j.cub.2015.04.043. PMID 25981790.
  50. ^ Winkler, Alissa D.; Spillmann, Lothar; Werner, John S.; Webster, Michael A. (29 tháng 6 năm 2015). “Asymmetries in blue–yellow colour perception and in the colour of 'the dress'. Current Biology. 25 (13): R547–R548. doi:10.1016/j.cub.2015.05.004. PMC 4489998. PMID 25981792.
  51. ^ Wallisch, Pascal (7 tháng 4 năm 2017). “Illumination assumptions account for individual differences in the perceptual interpretation of a profoundly ambiguous stimulus in the color domain: 'The dress'. Journal of Vision. 17 (4): 5. doi:10.1167/17.4.5. PMID 28388701.
  52. ^ Wallisch, Pascal (12 tháng 4 năm 2017). “Two Years Later, We Finally Know Why People Saw 'The Dress' Differently”. Slate. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  53. ^ Knapton, Sarah (15 tháng 3 năm 2016). “Dressgate: If you saw THAT dress as white your brain was working overtime”. The Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2018.
  54. ^ Schlaffke, Lara; Golisch, Anne; Haag, Lauren M.; Lenz, Melanie; Heba, Stefanie; Lissek, Silke; Schmidt-Wilcke, Tobias; Eysel, Ulf T.; Tegenthoff, Martin (tháng 12 năm 2015). “The brain's dress code: How The Dress allows to decode the neuronal pathway of an optical illusion”. Cortex. Elsevier BV. 73: 271–275. doi:10.1016/j.cortex.2015.08.017. ISSN 0010-9452. PMID 26478963. S2CID 25188324.
  55. ^ “The 15 Best Memes of 2015”. Entertainment Weekly's EW.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  56. ^ “24 Memes That Took The Internet By Storm in 2015”. MTV News. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  57. ^ Moss, Caroline. “A man has tattooed the color-changing dress on his leg”. Business Insider (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  58. ^ Durando, Jessica. “Man tattoos #thedress on his leg”. USA TODAY (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  59. ^ “Salvation Army uses The Dress in ad targeting violence against women”. CBC News. 6 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  60. ^ “There is now Gay Erotica about #TheDress in the world”. Cosmopolitan (bằng tiếng Anh). 2 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  61. ^ “That Infamous Color-Changing Dress Is Getting A New Life... In Gay Erotica”. HuffPost (bằng tiếng Anh). 3 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chuỗi phim Halloween: 10 bộ phim tuyển tập kinh dị hay có thể bạn đã bỏ lỡ
Chuỗi phim Halloween: 10 bộ phim tuyển tập kinh dị hay có thể bạn đã bỏ lỡ
Hãy cùng khởi động cho mùa lễ hội Halloween với list phim kinh dị dạng tuyển tập. Mỗi bộ phim sẽ bao gồm những mẩu chuyện ngắn đầy rùng rợn
YG chính thức phủ nhận tin đồn hẹn hò giữa Rosé và Kang Dong Won
YG chính thức phủ nhận tin đồn hẹn hò giữa Rosé và Kang Dong Won
Trước đó chúng tôi đã thông báo rằng đây là chuyện đời tư của nghệ sĩ nên rất khó xác nhận. Tuy nhiên vì có nhiều suy đoán vô căn cứ nên chúng tôi thông báo lại 1 lần nữa
Trùng trụ Kochou Shinobu trong Kimetsu no Yaiba
Trùng trụ Kochou Shinobu trong Kimetsu no Yaiba
Kochou Shinobu「胡蝶 しのぶ Kochō Shinobu」là một Thợ Săn Quỷ, cô cũng là Trùng Trụ của Sát Quỷ Đội.
Một số về cuộc chiến tại cổ quốc Genshin Impact
Một số về cuộc chiến tại cổ quốc Genshin Impact
Vào 500 năm trước, nhà giả kim học thiên tài biệt danh "Gold" đã mất kiểm soát bởi tham vọng