Chiến tranh Liên minh thứ Năm

Liên minh thứ năm
Một phần của Chiến tranh Napoléon

Napoléon Bonaparte tại Wagram, tranh của Horace Vernet
Thời gian10 tháng 414 tháng 10 năm 1809
Địa điểm
Kết quả

Pháp chiến thắng

Thay đổi
lãnh thổ

Đế chế Pháp sáp nhập Các tỉnh Illyria
Bavaria sáp nhập TyrolSalzburg
Tây Galicia bị sáp nhập vào Công quốc Warsaw

Đế quốc Nga sáp nhập Ternopil
Tham chiến

 Áo Đế quốc Áo

Đế chế Pháp
Bản mẫu:Country data Flag of the Duchy of Warsaw.svg Công quốc Warsaw
 [[|]] Liên bang sông Rhine

Vương quốc Ý (Napoléon) Vương quốc Ý
Vương quốc Napoli
Thụy Sĩ Liên bang Thụy Sĩ

Hà Lan Holland
Chỉ huy và lãnh đạo

Đế quốc Áo (1804–1867) Archduke Charles Đế quốc Áo (1804–1867) Archduke John
Công tước Frederick William
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Lord Chatham

Andreas Hofer

Napoléon I
Maximilian I
Vương quốc Ý (Napoléon) Hoàng tử Eugène
Józef Poniatowski

Frederick Augustus I
Lực lượng
340.000 người Áo,[1]
40.000 người Anh[2]
275.000[3]
Thương vong và tổn thất
100.000+ 100.000+

Liên minh thứ năm chỉ gồm có Vương quốc AnhÁo, chống lại Đế quốc Pháp cùng các đồng minh là Vương quốc Ý, Bayern, Sachsen, Hà Lan, Napoli, Liên bang sông Rhine, Công quốc Warszawa.

Cuộc chiến giữa 2 phe diễn ra ở Trung Âu, Hà Lan, Ý và chỉ kéo dài từ 14 tháng 4 tới 14 tháng 10 năm 1809.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2.5.1808, dân Tây Ban Nha nổi dậy chống sự chiếm đóng của Đế quốc Pháp với sự hỗ trợ của Vương quốc Anh, và Bồ Đào Nha tiếp tục buôn bán với Vương quốc Anh, bất chấp lệnh phong tỏa lục địa (Blocus continental) của Pháp. Quân Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Pierre Dupont de l'Étang bị thua trận Bailén (1) (Tây Ban Nha) từ 18 tới 22.7.1808, khiến hoàng đế Napoléon Bonaparte phải chuyển quân sang Tây Ban Nha. Quân Pháp dễ dàng đánh bại quân Tây Ban Nha và quân Anh. Tuy nhiên cuộc kháng chiến của dân Tây Ban Nha tiếp tục kéo dài tới khi toàn thắng quân Pháp năm 1814, đuổi Joseph Bonaparte (anh của Napoléon Bonaparte) về nước và Fernando VII lên làm vua.

Nước Áo - lần trước không tham gia Liên minh thứ tư - nay thấy có cơ hội lấy lại quyền lực của mình sau khi bị thua trận Austerlitz (2) nên liên minh với Anh để chống Pháp.

Diễn tiến các trận chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc đầu, Áo thắng vài trận vì quân Pháp dưới quyền chỉ huy của thống chế Davout ít và quá yếu. Áo cũng tấn công Công quốc Warszawa, nhưng bị quân Ba Lan đánh bại trong trận Raszyn (3) (Ba Lan) ngày 19.4.1809.

Napoléon chỉ huy quân Pháp phản công Áo và thắng vài trận nhỏ, tới trận Aspern-Essling (4) (Áo) từ 20 tới 22.5.1809 thì Napoléon bị thua chiến thuật. Tuy nhiên Đại quận công Karl chỉ huy quân Áo đã mắc sai lầm khi không truy kích quân Pháp. Sau đó Napoléon vây hãm Viên từ tháng 7 năm 1809 và chiến thắng quyết định trong trận Wagram (5) ngày 5 - 6.7.1809, buộc Áo phải xin đình chiến và ký Hòa ước Schönbrunn (6) ngày 14.10.1809.

Vương quốc Anh vẫn chống Pháp và có vài trận thắng trên biển. Trên lục địa châu Âu, Anh chỉ hỗ trợ cuộc chiến trên bán đảo Iberia và gửi một đoàn quân viễn chinh tới Walcheren gồm 40.000 người (7) (vùng Zeeland, Hà Lan) từ 30.7 tới 10.12.1809 để tấn công căn cứ hải quân Antwerpen của Pháp và để chia cắt lực lượng Pháp nhằm giúp Áo (mới thua trận Wagram), nhưng cuối cùng Anh phải rút lui.

Hậu quả của cuộc chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi ký Hòa ước Schönbrunn, Áo chịu nhiều thiệt thòi, phải nhường vùng TyrolSalsburg cho Vương quốc Bayern, một phần Ba Lan cho Công quốc Warszawa, vùng Trieste (Ý) và Dalmatia (nay thuộc Croatia) cho Pháp và phải bồi thường một số tiền lớn chiến phí cho Pháp.

Năm 1810, Đế quốc Pháp mở rộng tới mức tối đa. Ngoài Pháp, Napoléon cũng là vua Vương quốc Ý, người lãnh đạo Liên bang Thụy Sĩ, Liên bang sông Rhine, viên đại sứ của Napoléon điều khiển không chính thức Công quốc Warszawa (nay là Ba Lan). Các đồng minh của Napoléon là Vương quốc Tây Ban Nha (do người anh Joseph Bonaparte làm vua), Vương quốc Wesphalen (do em út Jérôme Bonaparte cai trị), Vương quốc Napoli (do em rể là thống chế Joachim Murat làm vua), Công quốc LuccaPiombio (Ý) (do em rể Félix Baciocchi cai trị), cùng các nước cựu thù là Phổ và Áo. Cùng năm, Napoléon kết hôn với công chúa Áo Marie-Louise để liên minh lâu dài với Áo và để có con thừa kế, mà người vợ trước - Joséphine de Beauharnais - không có.

Các trận chiến giữa phe Pháp và Liên minh thứ năm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chandler trg 673. Nước Áo điều khoảng 100.000 quân tiến đánh Ý, 40.000 phòng giữ Galicia, và 200.00 cùng 500 khẩu đại bác, tổ chức thành 6 tuyến cùng 2 quân đoàn dự bị, quanh khu vực thung lũng Danube cho chiến dịch chính.
  2. ^ The British Expeditionary Force to Walcheren: 1809 The Napoleon Series, Cập nhật ngày 5 tháng 9 năm 2006.
  3. ^ David G. Chandler, The Campaigns of Napoleon. trg 670.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tây Du Hắc Tích – Nhị Lang Thần và tầm vóc câu chuyện Game Science muốn kể
Tây Du Hắc Tích – Nhị Lang Thần và tầm vóc câu chuyện Game Science muốn kể
Với những ai đã hoàn thành xong trò chơi, hẳn sẽ khá ngạc nhiên về cái kết ẩn được giấu kỹ, theo đó hóa ra người mà chúng ta tưởng là Phản diện lại là một trong những Chính diện ngầm
Những bài học kinh doanh rút ra từ Itaewon Class
Những bài học kinh doanh rút ra từ Itaewon Class
Đối với mình, điểm đặc sắc nhất phim chính là cuộc chiến kinh doanh giữa quán nhậu nhỏ bé DanBam và doanh nghiệp lớn đầy quyền lực Jangga
Review phim “No Time to Die”- bom tấn không thể bỏ lỡ
Review phim “No Time to Die”- bom tấn không thể bỏ lỡ
Sự trở lại của James Bond một lần nữa xứng đáng vị thế đứng đầu về phim hành động cũng như thần thái và phong độ của nam tài tử Daniel Craig là bất tử
Hướng dẫn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma - Genshin Impact
Hướng dẫn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma - Genshin Impact
trong bài viết dưới đây mình sẽ hướng các bạn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma