Nguyên soái

Nguyên soái, hay Thống chế, là danh xưng Việt ngữ dành chỉ quân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội của một số quốc gia. Trong nhiều trường hợp, cấp bậc này được xem là tương đương với quân hàm Thống tướng trong quân đội của một số quốc gia theo hệ thống cấp bậc quân sự Mỹ, dù nguyên nghĩa của chúng không thực sự đồng nhất. Thông thường, quân hàm Nguyên soái, Thống chế và Thống tướng đều được xếp trên quân hàm Đại tướng (4 sao), nên còn được gọi là Tướng 5 sao.

Nguồn gốc lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời đầu Trung Cổ, các vua Pháp thường trao quyền chỉ huy quân sự của hải lục quân và cảnh sát, cho một viên chức gọi là Connétable (tiếng Anh: Constable); người này thường thuộc giới quý tộc hoàng thân. Về ngữ nghĩa từ nguyên thì "connétable" có gốc từ "comes stabuli" tiếng Latin, là người phụ trách chăm sóc ngựa (quản mã) cho lãnh chúa, cùng là người thân tín. Giúp việc cho connétable là các viên chức chuyên môn, được gọi chung là các maréchal (tiếng Anh: marshal), mà quan trọng nhất là phụ tá chỉ huy quân sự được gọi là Maréchal de camp (tiếng Anh: Field marshal).

Chức vụ Connétable sau càng rộng quyền phát triển dần theo quy mô quân đội; trong 600 năm, viên chức này nắm vai trò quan trọng trong chính quyền Pháp. Để thay đổi cán cân quyền lực, năm 1627, Hồng y Richelieu bất ngờ ra quyết định bãi bỏ chức vụ Connétable trong quân đội, giao quyền chỉ huy lại cho viên chức phụ tá là Maréchal de France. Kể từ đó, chức vụ này trở thành danh xưng của cấp bậc quân sự cao nhất của các quốc gia châu Âu.

Nguyên soái hay Thống chế?

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu như trong các ngôn ngữ châu Âu, thuật ngữ này hầu như thống nhất: Maréchal (Pháp), Marshal (Anh), Маршал (Nga), Marschall (Đức)... thì trong tiếng Việt, danh xưng Nguyên soáiThống chế lại không đồng nhất dù chúng thường được dùng để chuyển ngữ một cấp bậc duy nhất.

Trong lịch sử thời phong kiến của các quốc gia Đông Á, chức vụ Nguyên soái (元帥) với ý nghĩa thống soái tối cao của quân đội, do hoàng đế bổ nhiệm có tính thời vụ trong những chiến dịch lớn, quan trọng. Trong khi đó, chức vụ Thống chế (統制) chỉ thuần túy mang tính chất một chức vụ võ quan cao cấp trong triều đình. Dù 2 danh xưng này hoàn toàn không tương ứng nhưng cũng có thể thấy danh hiệu Nguyên soái cao hơn danh hiệu Thống chế.

Mãi đến năm 1872, lần đầu tiên cấp bậc Nguyên soái được thành lập trong hệ thống cấp bậc của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Danh xưng quân hàm này dù sau đó không tồn tại trong quân đội Nhật Bản kể từ sau năm 1945, nhưng nó vẫn được sử dụng tại các nước Đông Á khác như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa...

Không rõ danh xưng Thống chế được dùng trong tiếng Việt từ khi nào, và vì sao được xem là tương đồng với danh xưng Nguyên soái? Nhưng dù sao, một thông lệ không rõ ràng được dùng chuyển ngữ trong các tài liệu Việt Nam ở quốc nội như sau:

  • Thuật ngữ "Thống chế" được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự Field Marshal (Anh) hoặc Maréchal (Pháp) của các nước phương Tây;
  • Thuật ngữ "Nguyên soái" được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự Маршал (Marshal) của Liên Xô và các nước thuộc cộng đồng Xã hội chủ nghĩa trước kia.

Có lẽ đây là do sự ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh chăng? Điều này dẫn đến nhiều nhầm lẫn khi chuyển ngữ, đặc biệt như cấp bậc Wonsu của Hàn Quốc dịch nguyên nghĩa là Nguyên soái, chuyển ngữ lại là Thống chế, theo hệ thống cấp bậc thì lại dịch là Thống tướng. Tất nhiên, chẳng có cái nào sai nhưng cũng chỉ đúng tương đối.

Nhưng dù sao, thuật ngữ Nguyên soái là chính xác nhất khi dùng chuyển ngữ cho cấp bậc Marshal.

Một số cấp bậc "nguyên soái" trong lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Như đã nêu trên, Maréchal là những chuyên viên giúp việc cho các Connétable, do đó nảy sinh nhiều chức vụ maréchal với những vai trò khác nhau.

Trong lịch sử quân đội Pháp, ngoài chức vụ Maréchal de camp giúp việc cho Connétable trong việc chỉ huy quân đội, còn có các chức danh cấp thấp như Maréchal des logis, Maréchal ferrant, hoặc cấp cao như Maréchal général. Ngày nay chỉ còn mỗi cấp bậc Maréchal de France còn tồn tại và mang ý nghĩa là cấp bậc cao nhất trong quân đội.

Mặc dù xuất phát từ một gốc, cách dùng danh xưng này cũng có sự dị biệt giữa các quốc gia châu Âu. Nếu như người Anh chỉ dùng Field Marshal thì người Đức lại dùng Generalfeldmarschall, người Pháp và người Nga thì chỉ ngắn gọn là Maréchal (Pháp) hay Маршал (Nga).

Chức vụ Magister militum của Đế quốc La Mã cổ cũng được xem là tương đương với Nguyên soái hoặc Thống chế.[1][2]

Trong Không quân Anh, các cấp bậc từ Thiếu tướng đến Đại tướng đều có chữ Marshal: Air Vice-Marshal (nghĩa đen: Phó Thống chế Không quân, tương đương Thiếu tướng), Air Marshal (nghĩa đen: Thống chế Không quân, tương đương Trung tướng), Air Chief Marshal (nghĩa đen: Chánh Thống chế Không quân, tương đương Đại tướng). Thống chế Không quân thực sự của Anh là Marshal of the Royal Air Force (Thống chế Không quân Hoàng gia Anh).

Quân đội Liên Xô từng có bậc Nguyên soái binh chủng, tương đương với Đại tướng: Nguyên soái không quân (маршал авиации), Nguyên soái pháo binh (маршал артиллерии), Nguyên soái công binh (маршал инженерных войск), Nguyên soái bộ đội tăng thiết giáp (маршал бронетанковых войск), Nguyên soái bộ đội thông tin liên lạc (маршал войск связи). Trên cấp Nguyên soái quân binh chủng là cấp Nguyên soái Liên bang Xô Viết, được xem là cấp hàng cao nhất. Ngoài ra cao hơn cấp Nguyên soái Liên bang Xô Viết là cấp Đại nguyên soái Liên bang Xô Viết, tuy nhiên rất ít được dùng và chỉ có duy nhất Stalin được phong cấp này. Sau khi Liên Xô tan rã, hầu hết các cấp hàm này cũng bị bãi bỏ, ngoại trừ quân hàm Nguyên soái Liên bang Nga.

Trong quân đội Trung Hoa Dân Quốc không tồn tại quân hàm Nguyên soái dù chúng từng tồn tại với tư cách là một danh hiệu chức vụ thống lĩnh quân sự tối cao. Trong lịch sử Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chỉ có một lần đầu tiên và duy nhất phong quân hàm Nguyên soái (元帥) ngày 23 tháng 9 năm 1955 cho 10 quân nhân loại Khai quốc công thần là Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Trần Nghị, La Vinh Hoàn, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh TrănDiệp Kiếm Anh; quân hàm này tồn tại đến 1965 thì bị bãi bỏ hoàn toàn. Năm 1988, khi chế độ Quân hàm được khôi phục đã khẳng định rằng quân hàm Nguyên soái năm 1955 là có hiệu lực.

Hiện tại, hầu hết các quốc gia không còn sử dụng các quân hàm Nguyên soái, Thống chế hay Thống tướng như cấp bậc quân nhân hiện dịch và chỉ sử dụng chúng trong thời chiến. Ở một số ít quốc gia, chúng tồn tại như một cấp bậc chính trị quân sự (như Vương quốc Campuchia). Trường hợp ngoại lệ có lẽ là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, vừa tồn tại cấp bậc chính trị quân sự (Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên), vừa tồn tại cấp bậc quân sự hiện dịch (Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên).

Một số Nguyên soái/Thống chế tiêu biểu thời hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử đã có rất nhiều người mang cấp bậc Thống chế hay Nguyên soái này, một phần lớn là do địa vị chính trị hay quyền lực của những người này. Nhưng trong số các Thống chế của thế giới cũng có các nhà quân sự với nhiều thành tích nổi tiếng. Một vài người tiêu biểu trong thế kỷ 20:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Peter Heather, The Fall of the Roman Empire: A New History of Rome and the Barbarians, trang 100
  2. ^ Edward Foss, Biographia juridica. A biographical dictionary of the judges of England from the Conquest, trang 265
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
Trải qua thời thơ ấu không như bao đứa trẻ bình thường khác, một phần nào đó đã tác động không nhỏ đến cái nhìn của Mễ Mông
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Bối cảnh Summer Pocket được đặt vào mùa hè trên hòn đảo Torishirojima. Nhân vật chính của chúng ta, Takahara Hairi sống ở thành thị, nhưng vì một sự việc xảy ra nên anh mượn cớ cái chết gần đây của bà ngoại để đến hòn đảo này với lí do phụ giúp người dì dọn dẹp đồ cổ của người bà quá cố
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Những ngày cuối tháng 11 của 51 năm trước là thời điểm mà việc cuộc đàm phán cho hoà bình của Việt Nam đang diễn ra căng thẳng ở Paris, Pháp
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Con người tụ tập với nhau. Lời nguyền tụ tập với nhau. So sánh bản thân với nhau, khiến chúng trở nên yếu đuối và không phát triển