Chi đội Bắc Bắc Nam tiến

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Việt NamHồ Chí Minh, nhiều tỉnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã lập "Phòng Nam Bộ" ghi tên những người tình nguyện vào Nam chiến đấu. Trong số các chi đội Nam tiến (gồm chi đội Nam Long, chi đội Vi Dân, chi đội Thu Sơn …), chi đội Bắc Bắc là một trong những chi đội được lệnh đã kịp thời hành quân vào Nam cùng lực lượng tại chỗ đánh ngăn chặn quân Pháp ở mặt trận Nha Trang, Khánh Hòa những tháng đầu năm 1946

Hoàn cảnh ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Nam tiến 1.jpg
Hành quân Nam tiến bằng đường thủy

Trước âm mưu và nguy cơ chiến tranh xâm lược của nhiều thế lực - quân Tưởng ở phía Bắc; quân Anh, Nhật, Pháp ở phía Nam - Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tập trung mũi nhọn vào đối phương chủ yếu là quân Pháp. Quân Pháp đang âm mưu dựa vào thế quân Anh gấp rút chuẩn bị kế hoạch đánh chiếm Nam Bộ, thành lập chính phủ "Nam Kỳ tự trị", từ đó làm bàn đạp mở rộng đánh ra Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quân và dân cả nước: "Hỡi đồng bào! Hiện một số quân Pháp đã lọt vào nước ta. Đồng bào hãy đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu".[1] Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp được sự giúp đỡ của quân Anh bất ngờ nổ súng đánh chiếm một số công sở của chính quyền cộng sản ở thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2 tại Việt Nam. Sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ họp khẩn cấp ở ngôi nhà số 269 đường Cây Mai (nay là đường Hàm Nghi) quyết định phát động toàn lực chống quân Pháp và gửi điện gấp ra Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo:

Chúng tôi đã:
  1. Lập ủy ban kháng chiến để lo việc quân sự.
  2. Hạ lệnh tổng đình công và bất hợp tác với Pháp.
  3. Truyền đi lục tỉnh thi hành kế hoạch phá hoại đường giao thông tiếp tế bao vây quân địch [2]

Sau khi nhận được điện lúc 20 giờ 30 phút ngày 23 tháng 9 năm 1945 do Trung tâm thu tín Trung ương (BCR) ở Hà Nội nhận được của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Hồ Chí Minh triệu tập một cuộc họp khẩn cấp gồm thường vụ Trung ương Đảng, Chính phủ ở Bắc Bộ phủ, nhất trí hoàn toàn với quyết tâm kháng chiến của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ. Hội nghị hạ quyết tâm tiến hành kháng chiến chống người Pháp xâm lược và kêu gọi các địa phương trong cả nước chi viện sức người sức của cho Nam Bộ và quyết định thành lập ngay các đơn vị vũ trang cấp tốc hành quân vào Nam chiến đấu.

Sáng ngày 24 tháng 9 năm 1945, tại cơ quan Bộ Tổng tham mưu số nhà 16 đường Ri ki ê (nay là số 18 phố Nguyễn Du, Hà Nội), ông Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng triệu tập cơ quan truyền đạt chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức gấp các đơn vị Nam tiến tăng cường ngay cho Nam Bộ kháng chiến. Ngày 26 tháng 9 năm 1945, thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam:

Cũng như một số địa phương khác, tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Yên đã tổ chức được chi đội mang tên Bắc Bắc Quảng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo và cử ông Lư Giang, ông Từ Vân, ông Lê Văn Lương chỉ huy, chi đội Bắc Bắc Quảng thường được gọi là: Chi đội Bắc Bắc nam tiến. Mặc dù trang bị vũ khí còn thô sơ, trang phục chưa thống nhất (trang phục tự lo) nhưng Chi đội Bắc Bắc Quảng đã nhanh chóng có kỷ luật và tác phong người lính để có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao bởi vì họ đều là những người tình nguyện.

Hành quân

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Nam tiến 2.jpg
Hành quân Nam tiến bằng tàu hỏa, 1946

Ngày 10 tháng 1 năm 1946, sau cuộc mít tinh tiễn đưa bộ đội lên đường vào Nam đánh giặc do tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức tại thị trấn Lục Nam, mọi người xuống ba con tàu mang tên Trần Hưng Đạo, Khánh DưKý Con hành quân bằng đường thủy xuôi dòng sông Lục Nam xuống Phả Lại. Trên đường đi đoàn còn nhận thêm một số chiến sĩ tình nguyện. Đêm hôm đó đoàn quân ghé vào đền Kiếp Bạc tổ chức một cuộc mít tinh tuyên thệ với lời thề không thắng giặc, quyết không trở về quê hương.

Tàu tiếp tục xuôi dòng sông qua đêm và sáng ngày 11 tháng 1 năm 1946 đến Phả Lại. Tại đây đoàn tiếp nhận số quân do ông Từ Vân phụ trách gồm những người quê ở Bắc Ninh đi ô tô từ Bắc Ninh đến Phả Lại, sáp nhập vào cùng hành quân tiếp xuống Nam Định.

Tại Nam Định, bộ phận Nam tiến của Quảng Yên, do ông Lê Hữu Quán phụ trách đã đến Nam Định theo kế hoạch. Đến đây Chi đội Bắc Bắc Quảng đã tập hợp đủ lực lượng và chuyển đến đóng quân tại ngoại ô thành phố Nam Định.

Ông Hoàng Văn Thái, đại diện Bộ Quốc phòng về Nam Định trực tiếp chỉ đạo chi đội ổn định tổ chức biên chế. Chi đội Bắc Bắc Quảng gồm bốn trung đội (tương đương bốn đại đội hiện nay), trong đó có một trung đội Bắc Giang, hai trung đội Bắc Ninh và một trung đội Quảng Yên, Đông TriềuHải Phòng. Quân số Khoảng hơn 1000 người, biên chế theo hình thức "tứ tứ chế", nghĩa là một trung đội (tương đương đại đội hiện nay) có bốn phân đội (tương đương 4 trung đội hiện nay), mỗi phân đội có 4 tiểu đội. Ngoài ra, trong biên chế còn có tiểu đội trinh sát còn gọi là "Thập nhân toàn" và một phân đội hậu cần. Cũng trong thời gian ở Nam Định, chi đội nhận được bức điện của Hồ Chí Minh như sau:

Sau vài ngày dừng chân tại Nam Định chấn chỉnh tổ chức, ổn định biên chế, sáng ngày 18 thánh 1 năm 1946, toàn chi đội Bắc Bắc Quảng sau khi giễu hành qua các đường phố ở Nam Định đã lên tàu thẳng hướng vào Nam.

Đến Ninh Bình, do cầu bị hỏng, đoàn quân Nam tiến phải dừng đợi ở đây. Quần chúng nhân dân biết tin liền mang quà bánh lương thực ra tặng. Sau đó họ họp mít tinh, động viên bộ đội lên đường. Tại cuộc mít tinh, Mặt trận Việt Minh tỉnh Ninh Bình đã tặng chi đội một lá cờ thêu bốn dòng chữ vàng:

Sau đó đoàn quân tiếp tục lên tàu đi tiếp đến Quảng Trị, Huế đến Đà Nẵng và dừng lại ở Tam Kỳ. Nơi đây là vĩ tuyến 16, phạm vi phân chia giữa quân Tưởng và quân Anh giải giáp quân Nhật. Từ vĩ tuyến 16 trở ra do quân Tưởng đảm nhiệm và từ vĩ tuyến 16 trở vào do quân Anh phụ trách. Nên Từ Tam Kỳ chi đội hành quân bí mật, tàu đều chạy về đêm. Đến ngày 20 tháng 1 năm 1946 khi tàu dừng ở Quảng Ngãi mọi người mới biết có ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch ủy ban kháng chiến miền Nam đi cùng chi đội.

Đến ngày 21 tháng 1 năm 1946, Ban chỉ huy chi đội đến gặp ông Nguyễn Sơn nhận nhiệm vụ mới. Ông Nguyễn Sơn cho biết quân Pháp đã chiếm thị xã Phan Thiết và một bộ phận đã đổ bộ chiếm Nha Trang; đồng thời đang chuẩn bị đánh từ Phan Thiết ra Nha Trang. Mặt khác còn chuẩn bị chiếm Buôn Ma Thuột từ đó làm bàn đạp đánh xuống đường 21 cùng với lực lượng ở Nha Trang đánh lên Ninh Hòa, cắt đứt đường xe lửa từ miền trung vào Nam Bộ. Trước tình hình đó chi đội Bắc Bắc Quảng không vào Nam Bộ như kế hoạch nữa, mà dừng lại ở miền Nam Trung Bộ. Về lực lượng, bộ phận Quảng Yên, do ông Lê Hữu Quán phụ trách, tách ra lên phòng thủ mặt trận Buôn Ma Thuột, đại bộ phận lực lượng ở lại chiến đấu trên mặt trận Nha Trang.

Ngày 22 tháng 1 năm 1946, tại Quảng Ngãi, chi đội gặp ông Võ Nguyên Giáp, bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Quân ủy hội, trên đường vào kiểm tra tình hình, phổ biến phương châm chiến đấu và những dự kiến tình hình địch ta. Đêm 22 tháng 1 năm 1946 tại thị xã Quảng Ngãi tổ chức cuộc mít tinh có ông Võ Nguyên Giáp dự và phát biểu động viên chi đội sau đó ông đi ô tô vào Nha Trang còn toàn chi đội vẫn hành quân bằng xe lửa.

Đêm 23 tháng 1 năm 1946, tại Ninh Hòa ông Võ Nguyên Giáp đã truyền đạt tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh cho toàn chi đội. Đó là những tư tưởng chỉ đạo mà sau này mọi người trong chi đội đã nhận thức sâu sắc và đứng vững trước mọi thử thách khó khăn gian khổ. Sau đó, theo kế hoạch, trung đội Quảng Yên do ông Lê Hữu Quán phụ trách tách khỏi chi đội Bắc Bắc hành quân lên Buôn Ma Thuật.

Ngày 24 tháng 1 năm 1946, chi đội tiếp tục hành quân đến ga Lương Sơn thì dừng lại xuống tàu hành quân bộ, băng rừng qua đèo Rù Rì, đường Đắc Lộc tiến về thị xã Khánh Hòa. Sáng ngày 25 tháng 1 thì đến thôn Đại Điền và sau đó hành quân đến công đường tri phủ Diên Khánh rồi đóng quân tại đó, phía trước mặt khoảng 15 km là thị xã Nha Trang.

Cùng với các đơn vị Nam tiến từ các địa phương miền Bắc vào, chi đội Bắc Bắc Nam tiến là một trong những đơn vị vừa hành quân vừa bổ sung chấn chỉnh tổ chức biên chế và chỉ sau 15 ngày đã có mặt tại Khánh Hòa, một địa bàn quan trọng ở Nam Trung Bộ.

Tham gia chiến đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Kế hoạch của quân viễn chinh Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh đối với Nha Trang và các tỉnh Nam Trung Bộ, nhưng quân Pháp đã gấp rút tăng cường lực lượng. Đầu tháng 1 năm 1946, sau khi có quân tăng cường và bước đầu chiếm được các tỉnh Nam Bộ, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp tập trung binh lực, mở cuộc hành quân Gaur do Le clerc chỉ huy nhằm tiếp tục đánh chiếm các tỉnh Nam Trung Bộ.

Quân Pháp có một tiểu đoàn ở Đà Lạt, một tiểu đoàn ở Nha Trang, một tiểu đoàn ở Phan Thiết, một tiểu đoàn ở Phan Rang; hai trung đoàn cơ giới, hai đại đội pháo binh; sáu tiểu đoàn bộ binh tổng cộng 15000 quân tập trung đánh theo hai hướng chính.

Hướng thứ nhất, xuất phát từ Biên Hoà đánh lên Di Linh, Đà Lạt, sau đó tiến xuống Nha Trang, Phan RangPhan Thiết

Hướng thứ hai, xuất phát từ Buôn Ma Thuột, theo quốc lộ 21 đánh chiếm Ninh Hoà, phối hợp với quân từ Phan Rang ra giải vây cho Nha Trang. Sau đó hợp lại cùng tấn công Vạn Giã, rồi vượt Đèo Cả đánh chiếm Phú Yên

Để phối hợp với hai cánh quân trên Lơ Cléc tổ chức thêm một cánh quân thứ yếu từ tây bắc Cam Pu Chia theo đường 19 đánh vào Plây Cu và vùng lân cận, sau đó đánh xuống Phan Rang, Phan Thiết.

Như vậy quân Pháp đã dùng lối đánh tấn công mạnh ở chính diện, phối hợp lực lượng vu hồi đánh vào sau lưng và cạnh sườn, kết hợp với hoả lực ở ngoài biển, mặt đất, trên không mạnh hơn lực lượng phòng thủ nhiều lần. Những phòng tuyến kiên cố khó lòng trụ lại được lâu dài trước sức tiến công mạnh mẽ đó.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1984, trang 9
  2. ^ Tuyên cáo quốc dân của ủy ban nhân dân Nam Bộ, Báo Cứu Quốc, số 54, ngày 29 tháng 9 năm 1945
  3. ^ Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, trang 27
  4. ^ Phong trào Nam tiến (1945-1946), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997, trang 74-75
  5. ^ Chi đội Bắc Bắc Nam tiến, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2003, trang, 40

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Trong khung cảnh lầm than và cái ch.ết vì sự nghèo đói , một đế chế mang tên “Mặt Nạ Đồng” xuất hiện, tự dưng là những đứa con của Hoa Thần
Nhân vật Kei Karuizawa - Classroom of the Elite
Nhân vật Kei Karuizawa - Classroom of the Elite
Đến cuối cùng, kể cả khi mình đã nhập học ở ngôi trường này. Vẫn không có gì thay đổi cả. Không, có lẽ là vì ngay từ ban đầu mình đã không có ý định thay đổi bất kì điều gì rồi. Mọi chuyện vẫn giống như ngày trước, bất kể mọi chuyện. Lý do thì cũng đơn giản thôi. ... Bởi vì, bản thân mình muốn thế.
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Vì sao có thể khẳng định rằng xu hướng chuyển dịch năng lượng luôn là tất yếu trong quá trình phát triển của loài người
[Zhihu] Điều gì khiến bạn từ bỏ một mối quan hệ
[Zhihu] Điều gì khiến bạn từ bỏ một mối quan hệ
Khi nào ta nên từ bỏ một mối quan hệ