Chi Côm

Chi Côm
Elaeocarpus sylvestris, cành và quả
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Oxalidales
Họ (familia)Elaeocarpaceae
Chi (genus)Elaeocarpus
L., 1753
Loài điển hình
Elaeocarpus serratus
L., 1753
Các loài
Khoảng 350-485, xem bài
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
  • Acronodia Blume, 1825
  • Acrozus Spreng., 1827
  • Adenodus Lour., 1790
  • Ayparia Raf., 1838
  • Beythea Endl., 1840
  • Cerea Thouars, 1805
  • Craspedum Lour., 1790
  • Dicera J.R.Forst. & G.Forst., 1776
  • Ganitrus Gaertn., 1791
  • Lochneria Scop., 1777
  • Misipus Raf., 1838
  • Monocera Jack, 1820 nom. illeg. hom.[1]
  • Perinka Raf., 1838
  • Perinkara Adans., 1763
  • Skidanthera Raf., 1838

Chi Côm (danh pháp khoa học: Elaeocarpus) là một chi gồm các loài cây thường xanh và cây bụi ở nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có khoảng 350-485 loài (tùy hệ thống phân loại) trong chi này,[2][3] phân bố từ Madagascar ở phía tây qua Ấn Độ, Đông Nam Á, Malaysia, nam Trung Hoa, và Nhật Bản, qua Úc đến New Zealand, Fiji, và Hawaii ở phía đông. Các đảo BorneoNew Guinea có mật độ loài lớn nhất của chi này. Các loài cây này có quả giống viên trân châu nhiều màu sắc. Nhiều loài bị đe dọa, đặc biệt là bởi mất nơi sống.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Elaeocarpus có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là ‘quả ô liu’ hay 'với quả giống như quả ô liu'.[4]

Quả của Elaeocarpus ganitrus.

Cây gỗ hoặc hiếm khi là cây bụi. Lá mọc so le hoặc mọc vòng; các lá kèm thẳng hoặc hiếm khi giống lá, sớm rụng, hiếm khi bền; cuống lá thường dài và phồng ở cả hai đầu; mép phiến lá có răng cưa hoặc nguyên, gân lá lông chim. Cụm hoa mọc ở nách lá, dạng cành hoa. Hoa lưỡng tính, mẫu 4 hoặc 5. Lá đài 4 hoặc 5 mảnh, phía xa trục thường có lông tơ. Cánh hoa 4 hoặc 5, màu trắng, rời, mép có khía, hiếm khi nguyên hoặc có thùy. Nhị từ 8 đến nhiều; chỉ nhị ngắn; bao phấn 2 ngăn, mở từ các khe nứt trên đỉnh, có râu hoặc lông ở đỉnh. Đĩa mật thường 5-10 thùy có tuyến, hiếm khi hình tròn. Bầu nhụy thượng, 2-5(-7) ngăn; lá noãn 2-12 mỗi ngăn; vòi nhụy thẳng hoặc hình dùi. Quả là quả hạch, 1 (hoặc 5) ngăn; vỏ quả trong cứng, giống xương, bề mặt thường có lỗ khuyết. Hạt thường 1 mỗi ngăn, với nội nhũ mọng thịt; các lá mầm mỏng; phôi thẳng hoặc cong.[5]

Một đặc trưng đáng chú ý của chi này là các cụm hoa rủ, thường có diềm.[6]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khu vực DarjeelingSikkim, quả của một vài loài Elaeocarpus được gọi là bhadrasey và được dùng để làm các món dưa chua và tương chua cay. Hạt của Elaeocarpus ganitrus được dùng để làm rudraksha, một kiểu tràng hạt dùng trong đạo Hindu.

Một số loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Không Monocera Elliott, 1816 = Ctenium Panz., 1813-1814 thuộc họ Poaceae.
  2. ^ Elaeocarpaceae trong website của APG. Tra cứu ngày 19-5-2020.
  3. ^ Elaeocarpus trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 19-5-2020.
  4. ^ Gledhill David (2008). "The Names of Plants". Cambridge University Press. ISBN 9780521866453 (bìa cứng), ISBN 9780521685535 (bìa giấy). tr. 150.
  5. ^ Elaeocarpus (杜英属, đỗ anh chúc) trong e-flora. Tra cứu ngày 19-5-2020.
  6. ^ Hình ảnh hoa Elaeocarpus
  7. ^ “Kalia”. Native Hawaiian Plants. Cao đẳng Cộng đồng Kapiʻolani. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2009.
  8. ^ “Kalia”. Hawaiian Ethnobotany Database. Bernice P. Bishop Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2009.
  • Coode M. J. E., 2001. "Elaeocarpus in New Guinea - new taxa in the Debruynii subgroup of the Monocera group. Contributions to the Flora of Mt Jaya, V". Kew Bulletin, Kew, UK.
  • Red Data Book of Indian Plants. Botanical Survey of India.
  • Zmarzty Sue, 2001. "Revision of Elaeocarpus (Elaeocarpaceae) section Elaeocarpus in southern India and Sri Lanka". Kew Bulletin, Kew, UK.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan