Chi Ngũ gia (danh pháp khoa học: Eleutherococcus, đồng nghĩa: Acanthopanax) là chi thực vật có hoa trong họ Araliaceae,[1] chứa 38 loài[2] cây bụi và cây gỗ có gai. Chúng là bản địa khu vực Đông Á, từ đông nam Siberia và Nhật Bản tới Philippines và Việt Nam.[2] Trong số này 18 loài đến từ Trung Quốc, từ khu vực miền trung đến miền tây quốc gia này.[2]
Từ "Eleutherococcus" từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "quả mọng tự do". Từ "Acanthopanax" có nghĩa là "sâm gai".[3]
Danh pháp khoa học trong thực vật học có lịch sử ngoằn nghèo. Acanthopanax từng được sử dụng tại Trung Quốc như là tên gọi khoa học chính xác cho chi này cho tới gần đây, trong khi tại phương Tây người ta sử dụng danh pháp Eleutherococcus như là tên gọi chính thức.[4]
Tên gọi ngũ gia bì (tiếng Trung: 五加皮; bính âm: wǔjiāpí; Wade–Giles: wuchiapi) theo Trung dược học[4] có thể gán cho một loạt các loài trong chi này,[5] nhưng hiện nay tại Trung Quốc chúng được gọi chung là ngũ gia (五加, wujia), đặc biệt là E. gracilistylus, và theo một nguồn thì ngũ gia sinh dược thật sự là thu hái từ loài này, còn E. sessiliflorus chỉ là nguồn thay thế.[4]
Tên gọi trong tiếng Nhật ukogi (ウコギ, 五加(木),ukogi?) vay mượn trực tiếp từ tên gọi tiếng Trung, và được áp dụng cho nhiều loài trong chi này.[6] Sách thảo mộc học thế kỷ 10 là Bản thảo hòa danh (本草和名) giới thiệu ngũ gia Trung Quốc như là một loại cây được gọi là mukogi (牟古岐, mâu cổ kỳ), đặc biệt là nói tới E. sieboldianus (tên Nhật: hime-ukogi).[7]
Eleutherococcus divaricatus, tiếng Nhật:keyama-ukogi (ケヤマウコギ,keyama-ukogi?), oni-ukogi. Tìm thấy ở miền trung và nam Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Trung Hoa đại lục, với nhiều hoa sắp xếp thành chùm hoa hình nón[8]
Eleutherococcus spinosus (L. f.) S.Y. Hu, tiếng Nhật:yama-ukogi (ヤマウコギ,yama-ukogi?), mọc nhiều tại Honshu và Shikoku, với hoa trắng mọc thành cụm hình cầu[13]
E. spinosus f. espinosus, tiếng Nhật:togenashi-ukogi (トゲナシウコギ,"thornless~"?)
E. spinosus var. japonicus, tiếng Nhật:oka-ukogi (オカウコギ,"land~"?), tsukushi-ukogi, maruba-ukogi. Mọc tại khu vực đồi núi thuộc vùng Kanto, Tokai, bán đảo Kii.[14]
E. spinosus var. japonicus f. ionanthus, tiếng Nhật:kurobanayama-ukogi (クロバナヤマウコギ,"land~"?)
E. spinosus var. nikaianus, tiếng Nhật:urage-ukogi (ウラゲウコギ,urage-ukogi?), tìm thấy tại Honshu, Shikoku, Kyushu với hoa màu lục vàng và quả màu tía đen.[15]
^ abcTumiłowicz, Jerzy; Banaszczak, Piotr (2006), “Woody species of Araliaceae at the Rogów Arboretum”(PDF), Rocznik Dendrologiczny, 54: 35–50, Bản gốc(pdf) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016, truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2018Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp)
^京都府レッドデータブック(Sách đỏ tỉnh Kyoto) (2009). ケヤマウコギ(オニウコギ) (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.
^愛媛県レッドデータブック(Sách đỏ tỉnh Ehime) (2009). 高等植物 - ウラジロウコギ (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.
^NAGY 植物図鑑. エゾウコギ (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.