Chim Phí bay về cội nguồn (phim)

Chim Phí bay về cội nguồn
Đạo diễnĐặng Lưu Việt Bảo
Tác giảThảo Phương
Sản xuấtXuân Hoa
Quay phimTrần Hùng
Dựng phimVăn Lang
Âm nhạcTrương Quý Hải
Hãng sản xuất
Phát hànhVTV3
Cục điện ảnh Việt Nam
Công chiếu
2004
Thời lượng
98 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Chim Phí bay về cội nguồnbộ phim video do hãng phim Giải Phóng sản xuất năm 2004 theo đơn đặt hàng của Cục Điện ảnh Việt Nam.[1] Bộ phim được đạo diễn bởi Đặng Lưu Việt Bảo, kịch bản của nhà thơ Thảo Phương.[2]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh chàng Y'Prao trở về làng với cương vị bác sĩ, anh được gặp lại bạn gái thuở nhỏ là H'Linh, tình cảm của hai người cũng như việc chữa bệnh giúp dân làng của Y'Prao vấp phải sự cản trở của H'Len và các hủ tục.

Vai diễn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Y Kim vai Y'Prao
  • H'Beya Hđớk vai H'Linh
  • Amazốp vai Ama H'Len
  • H'Rôn H'Đớk vai Mẹ H'linh
  • Ama Đê vai Già làng
  • Nary Niếkđam vạ Ma Lai H'Djai
  • Y Thân vai Y'Na
  • Ama Huệ vai Trưởng buôn
  • Ấm Pur vai Thầy cúng
  • H'Hoen vai H'Năng
  • Văn Cảnh vai Lai
  • H'Bỉa Kpơr vai Mẹ Y'Na
  • H'Lan Khiêm vai Y'Toan
  • Y Phong vai Y'Dham
  • Ngọc Huy vai Việt
  • Y Khêm Niếkđam vai Y'Prao lúc nhỏ
  • H'Ra Hra vai H'Linh lúc nhỏ
  • H'Mdi H'Đớk vai Mẹ H'Linh lúc nhỏ
  • Y Em Vu vai Y'Sang
  • Ngọc Trang vai Bố nuôi Y'Prao
  • Ấm Toan Knul vai Đại diện nhà H'Linh
  • Đoàn Ngọc Trang vai Đại diện nhà Y'Na
  • H'Len, H'Vụ, H'Huệ, H'Ni vai Bạn H'Linh
  • H'Ruinie, Thanh Thúy, H'Gen Eban vai Y tá

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim nằm trong chương trình Sản xuất phim phục vụ đồng bào các dân tộc và miền núi của Cục điện ảnh Việt Nam và do Hãng phim Giải Phóng nhận trách nhiệm sản xuất.[3]

Ý tưởng, kịch bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1993, nhà thơ - nhà biên kịch Thảo Phương đọc được một bài báo về hủ tục của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, bà soạn đề cương kịch bản nộp lên lãnh đạo Hãng phim Giải Phóng. Phải đến năm 2003, kịch bản mới được hãng thông qua, Chim Phí bay về cội nguồn được thay đổi từ kịch bản cho dòng phim điện ảnh sang phim video.[4]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 10 tháng 6 năm 2004, đoàn làm phim của Hãng phim Giải Phóng đến một số địa phương thuộc tỉnh Đắk Lắk để tìm cảnh quay và tuyển diễn viên.[2]

Bộ phim được bấm máy từ ngày 16 tháng 5 năm 2004.

Các diễn viên trong phim đều là người dân bản địa, không có kinh nghiệm diễn xuất. Diễn viên Y Kim đóng vai bác sĩ Y'Prao và cũng là người thể hiện ca khúc Chim Phí bay về cội nguồn trong phim.[5]

Phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim được Cục điện ảnh Việt Nam phát hành dưới hình thức chiếu lưu động, đồng thời phát sóng trên chương trình Điện ảnh chiều thứ bảy của trên kênh VTV3.[6]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Sự kiện Hạng mục / đề cử Kết quả Nhận giải Chú thích
2004 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 Phim video xuất sắc Bông sen Bạc (bộ phim) [4][7]
Kịch bản xuất sắc (phim video) Đoạt giải Thảo Phương

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ T.K (ngày 19 tháng 12 năm 2005). ""Sau những mùa trăng" và "Trên đỉnh Nênh Zang"- phim hay về đề tài dân tộc thiểu số". Báo Tổ Quốc. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ a b T.Nguyên (ngày 11 tháng 5 năm 2004). "Phim Chim Phí bay về cội nguồn sẽ khởi quay ngày 16-5". Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ Anh Thu (ngày 9 tháng 7 năm 2004). "Sản xuất phim phục vụ đồng bào các dân tộc và miền núi". Hà Nội mới. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ a b Mai Trường (ngày 20 tháng 11 năm 2004). "TÔI NỢ NGHĨA TÌNH VỚI NGƯỜI DÂN TÂY NGUYÊN". Báo Bà Rịa Vũng Tàu. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ Lê Ngọc Minh (ngày 11 tháng 11 năm 2004). ""Chim phí bay về cội nguồn"- bộ phim xúc động về đồng bào Tây Nguyên". Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2023.
  6. ^ Nguyễn Chương (ngày 2 tháng 11 năm 2004). "Trước thềm LHP toàn quốc lần 14: Nghĩ thêm về phim video..." Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2023.
  7. ^ H.T (ngày 19 tháng 11 năm 2004). ""Chim phí bay về cội nguồn"". BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Doctor John - “Vì là con người, nên nỗi đau là có thật”
Review Doctor John - “Vì là con người, nên nỗi đau là có thật”
“Doctor John” là bộ phim xoay quanh nỗi đau, mất mát và cái chết. Một bác sĩ mắc chứng CIPA và không thể cảm nhận được đau đớn nhưng lại là người làm công việc giảm đau cho người khác
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
Trong các bài trước chúng ta đã biết rằng vào thời kì Cờ vua Lãng mạn, cờ vua được coi như một công cụ giáo dục không thể chối cãi
Review phim: Chúng ta cùng nhau rung chuyển mặt trời
Review phim: Chúng ta cùng nhau rung chuyển mặt trời
Cô gái gửi video vào nhóm bệnh nhân ungthu muốn tìm một "đối tác kết hôn" có thể hiến thận cho mình sau khi chet, bù lại sẽ giúp đối phương chăm sóc người nhà.
Một chút đọng lại về
Một chút đọng lại về " Chiến binh cầu vồng"
Nội dung cuốn sách là cuộc sống hàng ngày, cuộc đấu tranh sinh tồn cho giáo dục của ngôi trường tiểu học làng Muhammadiyah với thầy hiệu trưởng Harfan