Chop suey

Chop suey
Phồn thể雜碎
Giản thể杂碎
Bính âm Hán ngữzá suì
Việt bính tiếng Quảng Châuzaap6 seoi3
Nghĩa đen"đồ ăn thừa"
"món trộn lẫn"

Chop suey (/ˈɒpˈsi/) là một món ăn trong ẩm thực Mỹ gốc Hoa và các dạng ẩm thực Trung Quốc khác ở hải ngoại, bao gồm thịt (thường là thịt gà, cá, bò, tôm, hoặc lợn) và trứng, nấu nhanh với các loại rau như giá đỗ, cải bắp và cần tây trong một loại sốt sệt từ bột. Nó thường được phục vụ với cơm, nhưng có thể trở thành món chow mein kiểu Mỹ gốc Hoa khi thêm mỳ xào.

Chop suey đã trở thành một phần nổi bật của ẩm thực Mỹ gốc Hoa, ẩm thực Philippines, ẩm thực Canada gốc Hoa, ẩm thực Đức gốc Hoa, ẩm thực Ấn Độ gốc Hoa, và ẩm thực Polynesia. Trong ẩm thực Indonesia gốc Hoa, nó được gọi là cap cai (雜菜, "rau trộn") và chủ yếu bao gồm rau quả.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Chop suey được chế biến từ thịt gà với tỏi và đậu tuyết, phủ phía trên cơm chiên.

Chop suey được nhiều người tin là được phát minh bởi người Mỹ gốc Hoa tại Mỹ, nhưng nhà nhân chủng học E. N. Anderson, một học giả về thực phẩm Trung Quốc, truy nguyên nguồn gốc về tạp toái (杂碎, "thức ăn thừa linh tinh"), một món ăn phổ biến ở Đài Sơn, một huyện ở tỉnh Quảng Đông, quê hương của nhiều người Trung Quốc nhập cư vào Hoa Kỳ.[1][2] Bác sĩ người Hồng Kông Lí Thụ Phân cũng kể lại rằng ông biết món này ở Đài Sơn trong những năm 1890.[3]

Một danh sách dài những câu chuyện mâu thuẫn về nguồn gốc của món chop suey, theo lời của nhà lịch sử thực phẩm Alan Davidson, là "một ví dụ điển hình của thần thoại ẩm thực", và là điển hình của các loại thực phẩm phổ biến.[4]

Một trong những lời tường thuật cho rằng đó là phát minh của những đầu bếp người Mỹ gốc Hoa làm việc trên tuyến đường sắt xuyên lục địa trong thế kỷ XIX. Một câu chuyện khác cho rằng nó được tạo ra trong chuyến công du Hoa Kỳ năm 1896 của đại thần Nhà Thanh Lý Hồng Chương, bởi người đầu bếp trong đoàn tuỳ tùng, người đã cố gắng tạo nên một bữa ăn thích hợp cho cả khẩu vị Trung Quốc và Hoa Kỳ. Một câu chuyện khác kể rằng Lý Hồng Chương đi lang thang bước chân tới một nhà hàng Trung Quốc địa phương sau khi nhà bếp của khách sạn đã đóng cửa, và người đầu bếp của nhà hàng, cảm thấy xấu hổ khi không có món gì sẵn sàng phục vụ, chợt nảy ra ý tưởng chế biến một món ăn mới sử dụng những phần thức ăn thừa còn lại. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của nhà nghiên cứu Renqui Yu đã đưa ra kết luận rằng "không có bằng chứng nào có thể tìm thấy trong các hồ sơ lịch sử hiện có để củng cố cho câu chuyện Lý Hồng Chương đã thưởng thức món chop suey ở Hoa Kỳ." Lý Hồng Chương đã mang theo ba đầu bếp Trung Quốc đi cùng với ông, và sẽ không có nhu cầu phải ăn ở các nhà hàng địa phương hoặc phát minh ra món ăn mới trong bất kỳ trường hợp nào. Yu suy đoán rằng các chủ nhà hàng người Mỹ gốc Hoa thông minh đã lợi dụng việc quảng bá xung quanh chuyến công du của vị đại thần này để quảng cáo cho món chop suey như một món ăn yêu thích của Lý Hồng Chương.[5]

Phía bắc khu Grant ở Chinatown, San Francisco (1952).
Nhà hàng Far East Chop Suey ở Little Tokyo, Los Angeles
Các nhà hàng như thế này hiếm thấy hiện nay, nhưng đã từng là một khung cảnh phổ biến ở Hoa Kỳ. Trùng hợp thay, cả hai nhà hàng đều được đặt tên là Far East Café.

Một truyền thuyết khác kể rằng, trong những năm 1860, một đầu bếp nhà hàng Trung Quốc ở San Francisco đã buộc phải phục vụ một món bất kì cho những người thợ mỏ say xỉn sau giờ làm việc, khi ông không có thức ăn tươi sống. Để tránh bị đánh đập, người đầu bếp cho thức ăn thừa vào đảo trong chảo lớn, và phục vụ cho những người thợ mỏ, bất ngờ thay họ yêu thích nó và hỏi món này tên là gì—ông trả lời là "sui thái nhỏ" ("chopped sui").[6] Không có bằng chứng nào tỏ ra hợp lý cho bất kỳ câu chuyện nào trong số chúng.[7]

Chop suey xuất hiện trong một bài báo năm 1884 trên tờ Brooklyn Eagle, viết bởi Vương Thanh Phúc (Wong Chin Foo), mang tên "Chinese Cooking" ("Ẩm thực Trung Hoa"), mà ông ta nói rằng "có thể được gọi là 'món ăn quốc gia của Trung Quốc'." Một mô tả năm 1888 nói rằng nó là một "món ăn chủ yếu cho người Trung Quốc là chow chop svey [nguyên văn], một hỗn hợp gan và mề của gà, nấm, măng tre, lòng lợn, và giá đỗ hầm với gia vị."[8] Năm 1898, nó được mô tả là "Một món thịt lợn băm, với cần tây, hành, giá đỗ, vân vân."[9]

Trong chuyến đi của mình ở Hoa Kỳ, Lương Khải Siêu, một người gốc Quảng Đông đã viết vào năm 1903, rằng có tồn tại ở Hoa Kỳ một món ăn được gọi là chop suey được phục vụ phổ biến bởi các chủ nhà hàng Trung Quốc, nhưng người Trung Quốc địa phương không ăn chúng, bởi vì kỹ thuật nấu ăn "thực sự khủng khiếp".[10]

Trong các thời kỳ trước đó trong lịch sử Trung Quốc, "chop suey" hoặc "chap sui" trong tiếng Quảng Đông, và "za sui" trong tiếng Quan thoại, có ý nghĩa khác nhau về món nấu từ những phần nội tạng của động vật. Ví dụ, trong cuốn tiểu thuyết kinh điển Tây du ký (khoảng năm 1590), Tôn Ngộ Không đã nói với một con quái vật sư tử trong hồi 75: "Khi ta đi ngang qua Quảng Châu, ta đã mua một nồi za sui nấu chín – vì vậy, ta sẽ ăn gan ruột phèo phổi của nhà ngươi." Câu chuyện này có thể giống như "Chop Suey Kiang" được tìm thấy vào năm 1898 ở New York. Thuật ngữ "za sui" (杂碎) được tìm thấy trong các từ điển Trung-Anh mới hơn với cả hai ý nghĩa được liệt kê: nội tạng bị nấu chín, và chop suey theo nghĩa phương Tây.

Trong văn hoá đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhạc sĩ jazz Louis Armstrong đã thu âm ca khúc tên là "Cornet Chop Suey" vào khoảng năm 1925 hoặc 1926.[11]
  • Ý tưởng về chop suey đã được phát triển thành một chủ đề trong vở nhạc kịch năm 1958 Flower Drum Song.
  • Trong phần truyện tranh Pogo, chú cá sấu Albert có một bài hát lặp đi lặp lại bắt đầu bằng "I was eatin' some chop suey / With a lady in St. Louie" (Tôi đang ăn một chút chop suey / Với một quý bà ở St. Louie)
  • Năm 2001, ban nhạc alternative metal người Mỹ gốc Armenia System Of A Down đã ra mắt bài hát mang tên "Chop Suey!"
  • Ramones có một bài hát mang tên "Chop Suey" được làm nhạc nền cho bộ phim Get Crazy

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ E. N. Anderson, The Food of China, Yale University Press, 1990, ISBN 0300047398, p. 216
  2. ^ E. N. Anderson, "Guangzhou (Canton) Cuisine", in Solomon H. Katz. Encyclopedia of Food and Culture. (New York: Scribner's, 2003; Vol I ISBN 0684805685), p. 392.
  3. ^ E. N. Anderson Jr. and Marja L. Anderson, "Modern China: South" in K. C. Chang, Food in Chinese Culture: Anthropological and Historical Perspectives, Yale, 1977. p. 355.
  4. ^ Alan Davidson. The Oxford Companion to Food. (Oxford: Oxford University Press, 1999; ISBN 0192115790), p. 182.
  5. ^ "Chop Suey: From Chinese Food to Chinese American Food", Chinese America: History and Perspectives 87 (1987): 91–93
  6. ^ Joseph R. Conlin, Bacon, Beans and Galantines: Food and Foodways on the Western Mining Frontier, University of Nevada Press: Reno 1986, pp. 192–3
  7. ^ Madeline Y. Hsu, "From Chop Suey to Mandarin Cuisine: Fine Dining and the Refashioning of Chinese Ethnicity During the Cold War Era," trong Sucheng Chan, Madeline Yuan-yin Hsu, eds., Chinese Americans and the Politics of Race and Culture (Philadelphia: Temple University Press, 2008): 173–193. full text in PDF Lưu trữ 2011-07-06 tại Wayback Machine
  8. ^ Current Literature, October 1888, p. 318, as quoted in the Oxford English Dictionary, Second Edition, 1989.
  9. ^ Louis Joseph Beck, New York's Chinatown: An Historical Presentation of Its People and Places, p. 50 full text at Google Books
  10. ^ Liang, Q. (1903) 新大陆游记 (Tân đại lục du kí). Bắc Kinh: Social Sciences Documentary Press (reprint 2007). ISBN 7-80230-471-7. "然其所谓杂碎者,烹饪殊劣,中国人从无就食者。"
  11. ^ Cornet Chop Suey YouTube

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • E. N. Anderson, The Food of China, Yale University Press, 1988.
  • Chen, Yong (2014). Chop Suey, USA: The Story of Chinese Food in America. New York: Columbia University Press. ISBN 9780231168922.
  • Andrew Coe, Chop Suey: A Cultural History of Chinese Food in the United States, 2009. ISBN 0-19-533107-9.
  • Alan Davidson, The Oxford Companion to Food, 1999.
  • Monica Eng, "Chop Suey or Hooey?", orig. Chicago Tribune, ngày 4 tháng 1 năm 2006, online rpr. Honolulu Advertiser, [1]
  • Charles Hayford, "Who's Afraid of Chop Suey?", Education About Asia 16.3 Winter 20110 [2]
  • Liu, Haiming (ngày 16 tháng 2 năm 2009). “Chop Suey as Imagined Authentic Chinese Food: The Culinary Identity of Chinese Restaurants in the United States” (PDF). Journal of Transnational American Studies. 1 (1). ISSN 1940-0764.
  • Crow, Carl (tháng 9 năm 1937). “Sharks' fins and ancient eggs”. Harper's. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2018.Bản mẫu:Subreq
Cookbooks with recipes for chop suey and accounts of Chinese American cuisine
  • Hom, Ken. Easy Family Recipes from a Chinese American Childhood. New York: Alfred A. Knopf, 1997.
  • Yin-Fei Lo, Eileen. The Chinese Kitchen: Recipes, Techniques and Ingredients, History, and Memories from America’s Leading Authority on Chinese Cooking. New York: William Morrow, 1999.

A recipe of a variant using Mexican-style beans and rice was published in an NPR article: Chatterjee, Rhitu (ngày 3 tháng 8 năm 2017). “A Classic Chinese-American Dish Takes On A Mexican Flair”. NPR.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt chương 220 - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 220 - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là hình ảnh Ngục môn cương, kèm theo là bảng thông tin người chơi "GETO SUGURU" sở hữu 309 điểm
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Zesshi Zetsumei (絶 死 絶命) là người giữ chức vị đặc biệt trong tổ chức Hắc Thánh Kinh.
Se7en (1995) : Bạn là ai là do bạn lựa chọn
Se7en (1995) : Bạn là ai là do bạn lựa chọn
Se7en không chỉ đỉnh vì có một plot cực bất ngờ mà còn là một plot đầy ám ảnh.
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Vì sao có thể khẳng định rằng xu hướng chuyển dịch năng lượng luôn là tất yếu trong quá trình phát triển của loài người