Chuyện nghề của Thủy

Chuyện nghề của Thủy
Bìa sách năm 2013
Thông tin sách
Tác giảTrần Văn Thủy
Lê Thanh Dũng
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt
Chủ đềTự truyện
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Hội nhà văn
Công ty sách Phương Nam
Ngày phát hành20 tháng 5 năm 2013
Số trang474
ISBN8932000122647
Số OCLC901003615

Chuyện nghề của Thủy là một cuốn tự truyện của đạo diễn Trần Văn Thủy và Lê Thanh Dũng, xuất bản lần đầu năm 2013 bởi Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty sách Phương Nam.[1] Tại thời điểm ra mắt, tác phẩm đã trở thành cuốn sách bán chạy cũng như nhận về nhiều phản hồi tích cực từ độc giả. Bản chuyển ngữ tiếng Anh của sách sau đó ra mắt tại Mỹ vào năm 2016.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách gồm 29 chương, là lời thuật lại của Trần Văn Thủy về quãng đời làm phim của ông, từ ấn tượng ban đầu với phim ảnh thuở nhỏ đến những ngày hoạt động gian khó trong chiến tranh để làm phim tài liệu; những khó khăn, ngăn trở bởi chính quyền trong quá trình làm hai bộ phim tài liệu nổi tiếng Hà Nội trong mắt aiChuyện tử tế cùng những dự án phim ảnh quốc tế của ông; các buổi hội thảo lớn về tác phẩm của đạo diễn và sự công nhận dành cho Trần Văn Thủy. Một số chương còn lại được viết bởi Lê Thanh Dũng – người ghi chép lại câu chuyện của Trần Văn Thủy thành sách – tâm sự về cuộc đời bạn mình.[2][3] Một số chương của cuốn Nếu đi hết biển cũng được đưa vào sách.

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012, hai học giả người Mỹ Michael Ronov và Dean Wilson[a] đã sang Việt Nam để phỏng vấn Trần Văn Thủy trong nửa năm rồi viết thành một luận văn dài với tựa đề "Tran Van Thuy's Story of Kindness: Spirituality and Political Discourse".[b][5] Sau khi được bạn thân là Tiến sĩ khoa học Lê Thanh Dũng gợi ý viết một cuốn tự truyện về mình, Trần Văn Thủy đã tận dụng các cuộn băng ghi âm từ cuộc phỏng vấn trước đó để tập hợp thông tin lại thành nội dung hoàn chỉnh, cùng với Lê Thanh Dũng suốt 10 tháng.[6][7]

Ngoài những điều đã kể với hai nhà nghiên cứu, một số thông tin chưa nêu cũng được bổ sung vào sách. Trần Văn Thủy kể lại cho Lê Thanh Dũng để bạn tự viết theo cảm nhận cá nhân, nhưng đa phần vẫn là đạo diễn tự chấp bút vì là "người trong cuộc".[7] Bên cạnh vai trò sắp xếp nội dung và đảm trách một số chương trong truyện, Lê Thanh Dũng cũng đánh máy những trang viết chữ của Trần Văn Thủy lên máy tính.[8] Theo lời của Trần Văn Thủy, ông viết cuốn sách này như một sự "tri ân những bậc cao niên, đồng nghiệp, khán giả, bằng hữu trong và ngoài nước – những người đã tin cậy, nâng đỡ và khích lệ tôi trong suốt cuộc đời làm nghề".[7]

Xuất bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản thảo đầu tiên của sách rất dài, nhưng sau đó Trần Văn Thủy đã cân nhắc loại bỏ 50% nội dung ban đầu, như những đoạn nói về ký ức với tướng Trần Độ, để người đọc dễ tiếp cận hơn.[7] Bản thảo cuối cùng dừng lại ở con số 474 trang.[8][9] Trần Văn Thủy và Lê Thanh Dũng cùng nhau bàn việc đặt tiêu đề cho cuốn tự truyện, sau cùng thống nhất chọn tên Chuyện nghề của Thủy. Trong quá trình in ấn sách, Trần Văn Thủy được Công ty sách Phương Nam hỗ trợ rất nhiều ở phương diện xuất bản và quảng bá sách. Dù lo sợ tác phẩm sẽ không được phép xuất bản và có thể bị cắt gọt, nhưng đến cuối cùng bản thảo của ông vẫn được giữ nguyên từ đầu đến cuối.[8]

Cuốn sách đã chính thức phát hành vào ngày 20 tháng 5 năm 2013.[10] Cái tên Lê Thanh Dũng ở mục tác giả được đặt lên trên Trần Văn Thủy, mà theo đạo diễn là vì nếu "không có anh Lê Thanh Dũng thì không có cuốn sách này".[7][8]

Nhiều buổi giới thiệu Chuyện nghề của Thủy sau đó đã được lên kế hoạch tổ chức trên khắp Việt Nam,[11] đi qua lần lượt 5 tỉnh, thành phố lớn lần lượt gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội.[12] Các buổi ra mắt này đều diễn ra trong tháng 6 và đã thu hút rất đông khán giả – chủ yếu là những người lớn tuổi – có mặt để bày tỏ sự ủng hộ đối với Trần Văn Thủy.[6][13] Một số chương trong truyện cũng được trích đăng lên báo Tuổi Trẻ.[14]

Tiếp nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Chuyện nghề của Thủy thể hiện quan điểm, sứ mệnh làm nghệ thuật của một nhà làm phim tài hoa, chính trực, dũng cảm giữa một bối cảnh xã hội, chính trị và văn hóa còn đầy khuất tất, mờ ám, nhiều lý tưởng, đạo lý tốt đẹp bị bán rẻ và suy thoái. Một tác phẩm đầy khí chất trí thức.

Tạp chí Người đô thị, nhận xét về cuốn sách[15]

Cuốn sách đã nhận về nhiều phản hồi tích cực từ cả người đọc lẫn giới phê bình chuyên môn.[6][16][17] Tác phẩm ngay khi ra đời đã lập tức trở thành quyển sách bán chạy, tuy chỉ mới in 1000 bản đầu tiên và trước đó nhà phát hành có tính đến nguy cơ bị lỗ.[18][19] Cuốn sách được ghi nhận "để lại dấu ấn" trong người đọc và vẫn được tái bản đều đặn tới công chúng,[15][20] tính đến năm 2015 đã lập kỷ lục tái bản tổng cộng 7 lần.[21] Nhà văn Võ Thị Hảo nhìn nhận sự thành công của cuốn sách cho thấy "độc giả vẫn khao khát sự thật, và rõ ràng, sự tử tế vẫn đánh thức được lương tri".[6]

Theo tờ Phụ nữ thủ đô, sức hấp dẫn lớn nhất của cuốn tự truyện mà hiếm có tác phẩm cùng thể loại nào đạt được là nhờ kết cấu của truyện cũng như những câu chuyện ít biết trong sự nghiệp làm phim của Trần Văn Thủy.[22] Báo Sài Gòn Giải Phóng chỉ ra rằng những phản ứng của tác giả và sự chiêm nghiệm về khó khăn là các yếu tố góp phần tạo nên sức hút cho tự truyện.[23]

Trong năm 2013, Chuyện nghề của Thủy đã được trao giải "Phát hiện mới" tại giải Sách hay tổ chức bởi Viện Giáo Dục IRED.[24][25] Sách sau đó được mua bản quyền chuyển ngữ sang tiếng Anh.[26] Giáo sư, cựu chiến binh người Mỹ Eric Henry cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy đã biên dịch sách và Wayne Karlin đặt tên là In Whose Eyes. Sách do Đại học Massachusetts [en] xuất bản năm 2016.[27][28] Theo thời báo Nikkei Asia, đây là cuốn tự truyện đầu tiên của một đạo diễn Việt Nam xuất bản ở tiếng Anh.[29] Đến năm 2023, sách đã được tái phát hành bởi Phanbook, đúng 10 năm sau lần đầu ra đời.[30][31]

Vào tháng 8 năm 2013, nhiều báo chí đưa tin Chuyện nghề của Thủy bị in lậu và tuồn ra bán với số lượng lớn trên thị trường.[32] Những cuốn sách có chất lượng giấy kém; hình ảnh nát, nhòe; đóng sách sơ sài đã được trưng bày cả trong phố sách Đinh Lễ, Hoàn Kiếm với giá 100.000 đồng một cuốn. Việc nhiều sách giả được bày bán đã khiến bản sách thật không tiêu thụ được và làm Công ty Phương Nam thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đồng.[33][34] Phía Phương Nam sau đó đã gửi văn bản cho các cơ quan chức năng để điều tra và xác minh những cá nhân, tổ chức đứng sau vụ việc này.[35]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử Kết quả Tham khảo
2013 Giải Sách hay 2013 Phát hiện mới Chuyện nghề của Thủy Đoạt giải [24][25][36]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Micheal Renov là giáo sư, Hiệu phó Trường Điện ảnh North California còn Dean Wilson là tiến sĩ.[4]
  2. ^ Tạm dịch: "Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thủy: Luận về tâm linh và chính trị".[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ M.N (29 tháng 4 năm 2013). “Chuyện nghề của Thủy”. Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ Hoàng Nhung (16 tháng 6 năm 2013). "Chuyện nghề của Thủy" lần tìm về "quê hương". Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ Hồ Hương Giang (2 tháng 6 năm 2013). “Cuốn sách gây chú ý của đạo diễn "Chuyện tử tế". VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ a b Trần Văn Thủy & Lê Thanh Dũng 2013, tr. 19.
  5. ^ PV (26 tháng 9 năm 2023). “Tái ra mắt cuốn sách về đạo diễn phim 'Chuyện tử tế'. Người Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ a b c d Kỳ Thư, Mi Ly (21 tháng 6 năm 2013). “Đạo diễn Trần Văn Thủy: 'Không hối tiếc khi nói lên sự thật'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ a b c d e Việt Văn (28 tháng 5 năm 2013). “Nói thật là văn minh!”. Lao Động (119). tr. 5. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024 – qua Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  8. ^ a b c d Mặc Lâm (22 tháng 6 năm 2013). “Trần Văn Thủy và "Chuyện nghề của Thủy". Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ Lê Tâm (19 tháng 6 năm 2013). "Chuyện nghề của Thủy" - một hành trình tử tế”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ Như Hà (24 tháng 5 năm 2013). “Ra sách về Trần Văn Thủy: Chuyện nghề của đạo diễn 'tử tế'. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ Hồng Diệu (26 tháng 5 năm 2013). “Trần Văn Thủy - một 'chuyện tử tế' khác”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ Phương Thúy (19 tháng 6 năm 2013). “Đạo diễn Trần Văn Thủy kể tiếp "Chuyện tử tế". Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ Song Ngư (15 tháng 6 năm 2013). 'Chuyện nghề của Thủy' ra mắt xuyên Việt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  14. ^ Xem các nguồn:
  15. ^ a b PV (26 tháng 9 năm 2023). “Tái ra mắt cuốn sách về đạo diễn phim 'Chuyện tử tế'. Người đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  16. ^ Đào Mai Trang (15 tháng 8 năm 2013). “Chuyện tử tế về bản ngã người Việt”. Văn hóa Nghệ thuật. ISSN 0866-8655. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  17. ^ Hồng Diệu (26 tháng 5 năm 2013). “Trần Văn Thủy - một 'chuyện tử tế' khác”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  18. ^ Hồ Hương Giang (20 tháng 6 năm 2013). “Đạo diễn "Chuyện tử tế" trải lòng”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  19. ^ Karlin 2014, tr. 1.
  20. ^ Quang Minh (6 tháng 7 năm 2018). “Ðừng coi đó là phương tiện "đánh bóng tên tuổi". Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  21. ^ Mai Phương (12 tháng 10 năm 2015). “Đạo diễn "Chuyện tử tế" kể chuyện nghề bằng sách”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  22. ^ Trần Hoàng Hoàng (14 tháng 6 năm 2013). “Đạo diễn Trần Văn Thủy - Tài hoa và cá tính”. Phụ nữ thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  23. ^ Tường Vy (14 tháng 8 năm 2013). “Sức hút từ tự truyện”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  24. ^ a b Minh Quân; Tuyết Trinh; Trí Thể (12 tháng 3 năm 2014). “Chuyện nghề của Thủy”. Sách hay. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  25. ^ a b V.T. (23 tháng 9 năm 2013). “Giải thưởng Sách hay 2013”. Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  26. ^ Bích Vân; Trần Thanh Giang; Nguyễn Đình Toán (18 tháng 7 năm 2014). “Đạo diễn Trần Văn Thủy - những thước phim, những cuộc đời”. Báo ảnh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  27. ^ “In Whose Eyes”. Project MUSE (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  28. ^ Nguyễn Phan Quế Mai (20 tháng 10 năm 2019). “Người buông súng để cầm bút”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  29. ^ Sweet, Matthew (18 tháng 12 năm 2019). “Vietnamese cinema offers fresh perspectives on wartime history” [Điện ảnh Việt Nam mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử thời chiến]. Nikkei Asia (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  30. ^ Minh Anh (7 tháng 10 năm 2023). “Thế giới nhân sinh trong "Chuyện nghề của Thủy". Người Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  31. ^ Hạ Đan (1 tháng 10 năm 2023). 'Chuyện nghề của Thủy' còn vài điều chưa kể”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  32. ^ Nhật Hồ (27 tháng 12 năm 2015). “Tràn lan tình trạng in bán sách lậu”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  33. ^ Lam Điền (31 tháng 7 năm 2013). “Chuyện nghề của Thủy bị in lậu”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  34. ^ Thất Sơn (31 tháng 7 năm 2013). 'Chuyện nghề của Thủy' bị in lậu”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  35. ^ N.H (2 tháng 8 năm 2013). “Thêm một đơn vị làm sách lên tiếng vì bị in”. PetroTimes. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  36. ^ Công Quang (23 tháng 9 năm 2013). “Những cuốn sách hay góp phần lan tỏa tri thức trong năm 2013”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Trong phần lore của Xích Nhiêm Long (Red Loong), có kể rất chi tiết về số phận vừa bi vừa hài và đầy tính châm biếm của chú Rồng này.
Ngày đầu tiên đi học ở Đức diễn ra như thế nào?
Ngày đầu tiên đi học ở Đức diễn ra như thế nào?
Ngay cả những cha mẹ không được tặng túi quà khi còn nhỏ cũng sẽ tặng lại túi quà cho con cái của họ.
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
Dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, hay đã bước vào đời, hy vọng rằng 24 tập phim sẽ phần nào truyền thêm động lực, giúp bạn có thêm can đảm mà theo đuổi ước mơ, giống như Chu Tư Việt và Đinh Tiễn vậy
Tổ chức SWORD trong One Piece - Garp có phải là một thành viên
Tổ chức SWORD trong One Piece - Garp có phải là một thành viên
Qua chương 1080 thì ta biết thêm được về SWORD, về cơ bản thì họ là đội biệt kích đặc biệt gồm những Hải Quân đã từ bỏ Quân Tịch nhưng vẫn hoạt động với vai trò là 1 Hải Quân