Mạn đàm về người man di hiện đại

Mạn đàm về người man di hiện đại
Đạo diễnTrần Văn Thủy
Kịch bảnNguyễn Lân Bình
Sản xuấtNguyễn Lân Bình
Quay phimNguyễn Sỹ Bằng
Công chiếu
2007
Thời lượng
215 phút (4 tập)
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt

Mạn đàm về người man di hiện đại (tiếng Pháp: Digressions sur un Barbare Morderne[1]) là một loạt phim tài liệu dài 4 tập nói về học giả Nguyễn Văn Vĩnh, do Trần Văn Thủy làm đạo diễn. Phim được sản xuất bởi Nguyễn Lân Bình, cháu nội Nguyễn Văn Vĩnh, và công chiếu lần đầu vào năm 2007 nhân kỉ niệm 125 năm ngày sinh của ông.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim tường thuật lại cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh cũng như làm sáng tỏ nhiều điều còn chưa rõ về ông, với điểm nhìn được khai thác từ hai phía: nội bộ gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh và góc nhìn của người đời.[2][3]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2006, cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh là Nguyễn Lân Bình – một công chức Bộ Ngoại giao – đã thay mặt dòng họ lên kế hoạch viết kịch bản và thực hiện một bộ phim đào sâu vào cuộc đời và sự nghiệp ông mình.[4] Phần lớn kinh phí dự án đều xuất phát từ Nguyễn Lân Bình cùng một số tiền quyên góp nhỏ của những người khác trong gia tộc. Tuy nhiên trong quá trình làm phim ông vẫn phải chạy vạy nhiều nơi để duy trì công việc, thậm chí thế chấp cả căn nhà đang ở.[5] Đạo diễn Trần Văn Thủy và nhà quay phim Nguyễn Sỹ Bằng đã lần lượt được mời đảm nhận vai trò chỉ đạo và ghi hình tác phẩm nhưng không thông qua giấy tờ cụ thể mà là "đặt hàng miệng".[6][7]

Những thước phim đầu tiên được ghi hình tại một quãng sông Sê Pôn, Lào – nơi Nguyễn Văn Vĩnh qua đời.[6] Trong vòng 1 năm, đoàn phim đã đi qua vô số địa điểm khác nhau từ Bắc, Trung, Nam Việt Nam[8] đến Lào, Pháp... để thu thập khung cảnh và tìm kiếm tư liệu.[6] Nhiều bức tranh nghệ thuật cũng được Trần Văn Thủy sử dụng làm minh họa phim, trong đó có bức Cậu bé kéo quạt trường Yên Phụ Nguyễn Văn Vĩnh - 1890 của họa sĩ trẻ Duy Minh.[9]

Bộ phim, dài 4 tập với tổng thời lượng là 215 phút,[4] sau khi dựng xong đã được Trần Văn Thủy cũng Nguyễn Lân Bình đem cho nhiều thành viên trong gia tộc xem và góp ý, chỉ ra những điểm chưa ổn trong phim. Cuối cùng, cuốn phim đã chính thức công chiếu vào dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Nguyễn Văn Vĩnh, 100 năm phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và 100 năm Đăng Cổ Tùng Báo (tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Bắc Kỳ).[7]

Tiếp nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy ban đầu chỉ được sản xuất nhằm chiếu trong nội bộ gia tộc, bộ phim đã sớm thu hút sự chú ý từ các cơ quan, báo chí, đại học lớn tại Việt Nam rồi lan ra quốc tế.[6] Chỉ trong vòng một năm sau khi ra đời, phim đã chiếu lại hơn 20 lần cho toàn bộ gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh, các bạn bè, đồng nghiệp cũng như các cơ quan, viện văn học, các trường đại học cả ở trong và ngoài nước.[4] Tác phẩm sau đó được chiếu rộng rãi tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội[10]Thành phố Hồ Chí Minh; sự kiện chiếu phim ở Hà Nội được mô tả là "quá đông người" đến xem.[6][11]

Các buổi chiếu phim này đều ghi nhận ăn khách về lượng người xem và nhìn chung nhận về nhiều phản ứng tích cực từ dư luận,[12][13] được đánh giả là "vượt ngưỡng rất xa khỏi tư liệu gia tộc".[14] Vào ngày 20 tháng 3 năm 2008, Mạn đàm về người man di hiện đại đã trình chiếu tại thành phố Montpellier, Pháp, theo lời mời từ hội đồng thành phố cũng như viện đại học Pháp nhân ngày Quốc tế sử dụng tiếng Pháp. Bản phim Pháp được rút gọn từ 215 phút xuống còn 59 phút để phù hợp với nội dung chương trình.[4]

Phê bình chuyên môn

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim đa phần nhận được đánh giá phê bình tích cực từ giới tri thức, các nhà sử học chuyên môn. Viết cho báo Tuổi Trẻ, cây bút Nguyễn Thị Minh Thái đã ghi nhận sự thành công của bộ đôi tác giả Nguyễn Lân Bình – Trần Văn Thủy khi không "bắt đầu bằng toan tính nghệ thuật" nhưng đã khắc họa nên chân dung Nguyễn Văn Vĩnh theo "kết cấu vòng tròn của một phim đích đáng là phim "chân dung nghệ thuật", sang trọng và tinh tế".[4] Theo nhà sử học Phan Huy Lê, ông nhận định đây là bộ phim tài liệu lịch sử đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện mà không có sự hỗ trợ từ tổ chức hay cá nhân nào nhưng vẫn "đạt được sự cuốn hút tuyệt đối đến phút chót!". Tuy nhiên, trong một bài phê bình, giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm bên cạnh dành lời khen ngợi cũng chỉ ra những điểm cần phải cải thiện với bộ phim:[15]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “«Mạn đàm về Người Man di hiện đại»”. Hanoi Grapevine. 9 tháng 4 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Vũ Viết Tuân (26 tháng 12 năm 2017). “Nguyễn Văn Vĩnh là ai? Câu hỏi thảng thốt đến đau lòng!”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ VANCHIEN. “Một góc nhìn mới về học giả Nguyễn Văn Vĩnh”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ a b c d e Nguyễn Thị Minh Thái (13 tháng 7 năm 2008). “Mạn đàm về người man di hiện đại”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ Nguyễn Thiêm (4 tháng 2 năm 2008). “Chuyện về một hậu duệ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ a b c d e Nguyễn Thị Minh Thái (19 tháng 4 năm 2009). “Làm phim về học giả Nguyễn Văn Vĩnh: Công trình kể biết mấy mươi…”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ a b Bùi Dũng (7 tháng 9 năm 2008). “Mạn đàm về người man di hiện đại (Phần 2)”. Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ Lê Phú Khải (20 tháng 10 năm 2007). “Uống bia cũng phải uống cho tử tế!”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ Di Linh (10 tháng 5 năm 2007). “Làm phim, vẽ tranh về học giả Nguyễn Văn Vĩnh”. Tuổi Trẻ. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ Tường Vy (12 tháng 4 năm 2009). “TIN VẮN VẮN HÓA: Ngày 13-4-2009”. Đại biểu nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  11. ^ Anh Vũ (24 tháng 8 năm 2009). “Giới thiệu bộ phim tài liệu về Nguyễn Văn Vĩnh "Mạn đàm về người man di hiện đại". Đài phát thanh quốc tế Pháp. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  12. ^ Anh Vũ (24 tháng 8 năm 2009). “Giới thiệu bộ phim tài liệu về Nguyễn Văn Vĩnh "Mạn đàm về người man di hiện đại". Đài phát thanh quốc tế Pháp. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  13. ^ Bùi Dũng (23 tháng 10 năm 2008). “Mạn đàm về người man di hiện đại (Phần 1)”. Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
  14. ^ Nguyễn Thị Minh Thái (19 tháng 4 năm 2009). “Làm phim về học giả Nguyễn Văn Vĩnh: Công trình kể biết mấy mươi…”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  15. ^ Anh Vũ (17 tháng 4 năm 2009). “Chân dung thật của học giả Nguyễn Văn Vĩnh”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?
Yoimiya tệ hơn các bạn nghĩ - Genshin Impact
Yoimiya tệ hơn các bạn nghĩ - Genshin Impact
Để cân đo đong đếm ra 1 char 5* dps mà hệ hỏa thì yoi có thua thiệt
Trạng thái tốt nhất của một sinh viên đại học là gì?
Trạng thái tốt nhất của một sinh viên đại học là gì?
Ai cũng có một thời sinh viên thật đẹp và những điều gì sẽ làm trạng thái của bạn trở lên hoàn hảo
Nhân vật Sae Chabashira - Classroom of the Elite
Nhân vật Sae Chabashira - Classroom of the Elite
Sae Chabashira (茶ちゃ柱ばしら 佐さ枝え, Chabashira Sae) là giáo viên môn lịch sử Nhật Bản và cũng chính là giáo viên chủ nhiệm của Lớp 1-D.