Cuộc chiến Đầu tiên tại Fallujah | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Iraq | |||||||
Một lính Thủy quân Lục chiến từ Sư đoàn Lính thủy Đánh bộ số 1 sử dụng một khẩu súng máy M240 ngoài biên giới thành phố Fallujah vào tháng 4 | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Hoa Kỳ Ba Lan (GROM) Academi |
Đảng Xã hội Arab Ba'ath al-Qaeda Tập tin:IAILogo.png Quân đội Hồi Giáo Iraq Mujahideen Người tình nguyện Chechen | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
James Mattis |
Omar Hadid (Thủ lĩnh Hồi Giáo) Abdullah al-Janabi (Người truyền đạo Hồi Giáo) | ||||||
Lực lượng | |||||||
2,200 | 3,600 | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
27 người | 184-228 người |
Cuộc chiến Đầu tiên tại Fallujah, còn được biết đến với tên Chiến dịch Quyết tâm Cảnh giác (Operation Vigilant Resolve) là một chiến dịch để tiêu diệt các thành phần độc đoán tại Fallujah và đưa những cá nhân có trách nhiệm trong việc giết bốn lính đánh thuê người Mỹ vào tháng 4 năm 2004 ra ánh sáng.
Chất xúc tác chính cho chiến dịch này là vụ giết và hủy hoại cơ thể của bốn lính đánh thuê người Mỹ, làm việc cho Công ty Quân sự Tư nhân Blackwater USA, ngay sau đó là vụ giết năm lính Mỹ vài ngày sau tại Habbaniyah.[1]
Cuộc chiến này xoay chiều triệt để dư luận thế giới trong vấn đề can thiệp của Hoa Kỳ tại Iraq.[2]
Fallujah nói chung đã hưởng lợi về mặt kinh tế dưới trướng Saddam Hussein với rất nhiều hộ dân được thuê với tư cách là nhân viên, sĩ quan quân đội và tình báo dưới chính phủ của y. Dù thế, có rất ít sự đồng cảm cho y sau khi chính quyền của y sụp đổ, chính quyền mà nhiều hộ dân cho rằng đang áp bức họ.[3] Thành phố là một trong những khu vực có truyền thống tôn giáo và văn hóa lớn nhất Iraq.[4]
Sau khi nội bộ của tư tưởng Ba'ath vào đầu 2003, người dân địa phương đã bầu cử một hội đồng thành phố đứng đầu là Taha Bidaywi Hamed, người đã bảo vệ thành phố khỏi sự kiểm soát của bọn cướp và tội phạm. Hội đồng thành phố và Hamed đều được xem xét là có thiện chí với người Mỹ, và sự thắng cử của họ ban đầu đã khiến Hoa Kỳ xác định rằng thành phố có lẽ sẽ không là một điểm nóng và không cần thiết phải gửi hàng loạt binh sĩ đến thành phố. Điều này dẫn đến việc Hoa Kỳ đã gửi đến thành phố khá ít lực lượng ngay từ ban đầu.[5]
Mặc dù Fallujah đã chứng kiến những vụ không kích rời rạc bởi lực lượng Hoa Kỳ, sự đối lập của quần chúng không trào lên cho đến khi 700 binh sĩ thuộc Sư đoàn Nhảy dù 82 lần đầu di chuyển đến thành phố vào ngày 23 tháng 4 năm 2003, và khoảng 150 binh sĩ của Đại đội Charlie đóng quân tại Trường Tiểu học Al-Qa'id. Ngày 28 tháng 4, một đám đông khoảng 200 người tập trung ở ngoài ngôi trường quá giờ giới nghiêm, yêu cầu người Mỹ rời khỏi tòa nhà và cho phép ngôi trường được hoạt động trở lại. Những người biểu tình ngày càng trở nên hung bạo đến nỗi lựu đạn khói không thể giải tán được đám đông.[6] Cuộc biểu tình leo thang cho đến khi lính Mỹ báo cáo có vài tay súng trong đám đông khai hỏa vào lực lượng Hoa Kỳ từ trong đám đông đang biểu tình và các binh sĩ từ Lục Quân Hoa Kỳ, Tiểu đoàn số 1 từ Trung đoàn Bộ binh Nhảy dù số 325 thuộc Sư đoàn Nhảy dù số 82 bắn trả, giết chết 17 người và làm bị thương 70 người trong đám đông. Không có bất kì thiệt hại nào về phía Lục Quân Hoa Kỳ và đồng minh trong vụ tai nạn. Lực lượng Hoa Kỳ báo cáo rằng vụ khai hỏa xảy ra trong khoảng 30-60 giây, trong khi có những nguồn tin khác báo cáo vụ việc diễn ra đến nửa giờ.[7]
Hai ngày sau, một cuộc biểu tình khác tại tổng hành dinh cũ của Đảng Ba'ath chỉ trích vụ bắn giết của người Mỹ thì đám đông cũng bị bắn bởi lực lượng Hoa Kỳ, lần này là Trung đoàn Kỵ binh Thiết giáp số 3, kết quả là có thêm ba người chết.[5][8] Sau cả hai vụ tai nạn, lực lượng liên minh khẳng định rằng họ đã không bắn vào người dân nếu những người biểu tình không bắn họ trước.
Những binh sĩ từ Sư đoàn Nhảy dù số 82 được thay thế bởi binh sĩ từ Trung đoàn Kỵ binh Thiết giáp số 3 và Đại đội B số 2/502 biệt danh "Nổi Loạn" thuộc Sư đoàn Nhảy dù số 101. Vào ngày 4 tháng 6, "Nổi Loạn" bị tấn công trong một cuộc tuần tra. "Nổi Loạn" bị một trái lựu đạn RPG bắn trúng khi đang cố gắng leo lên những chiếc xe bọc thép để đưa họ về căn cứ. Cuộc tấn công kết thúc với 6 người bị thương và một người bị giết. Binh Nhất Brandon Oberleitner bị giết khi quả đạn RPG va chạm với chiếc xe dẫn đầu mà anh đang ngồi bên trong. Cái chết của anh đánh dấu tổn thất duy nhất của Đại đội B trong đợt hành quân. Ngay sau vụ tấn công, Kỵ binh Thiết giáp số 3 bị ép phải xin hơn 1500 binh sĩ viện trợ để cố gắng chế ngự ổ chống cự tại Fallujah và tại thành phố láng giềng là al-Habbaniyya.[9]
Tháng 6, lực lượng Hoa Kỳ bắt đầu tịch thu hàng loạt xe gắn máy từ các hộ dân trong thành phố, tuyên bố rằng chúng được sử dụng trong hàng loạt các vụ tấn công đâm-và-chạy nhằm vào lực lượng liên minh.[10]
Ngày 30 tháng 6, một vụ nổ lớn xảy ra ở một nhà thờ hồi giáo, trong đó một vị lãnh tụ hồi giáo là Sheikh Laith Khalil và tám người khác bị giết. Trong khi đó, những người dân địa phương gán tội cho người Mỹ rằng họ đã bắn một quả tên lửa vào nhà thờ, trong khi đó, lực lượng người Mỹ cho rằng đó là một vụ nổ tai nạn bởi quân nổi dậy trong khi đang đặt một quả bom.[11]
Ngày 12 tháng 2 năm 2004, quân nổi dậy tấn công một đoàn xe đang chở Tướng John Abizaid, chỉ huy của lực lượng Hoa Kỳ ở Trung Đông và Thiếu tướng của Sư đoàn Nhảy dù số 82 Charles Swannack, bắn vào những chiếc xe bằng súng chống tăng RPG từ các mái nhà sau khi chúng có vẻ là đã xuyên thấu lực lượng bảo vệ của người Iraq.
Mười một ngày sau, quân nổi dậy đánh lừa cảnh sát Iraq bằng báo động giả ở ngoại ô thành phố trước khi tấn công đồng loạt ba trạm cảnh sát, văn phòng của thị trưởng và căn cứ dân phòng. Có ít nhất 17 sĩ quan cảnh sát bị giết [12] và có nhiều nhất 87 tù nhân trốn ngục.[13]
Trong khoảng thời gian này, Sư đoàn 82 đang tiến hành một cuộc "công kích chớp nhoáng" bình thường trong thành phố, trong đó đoàn xe bọc thép Humvee sẽ phá hủy rào cản đường và các lề đường có thể ẩn dấu thiết bị nổ tự chế (Improvised Explosive Device - IED) và quan sát các vụ khám nhà và trường học, thường xuyên xảy ra hư hỏng tài sản và dẫn đến các cuộc đụng độ với người dân địa phương.[4]
Tháng 3 năm 2004, Swannack ủy quyền kiểm soát quận Al-Anbar cho Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 1, chỉ huy bởi Trung tướng James Conway.
Vào đầu tháng 3 năm 2004, thành phố bắt đầu bị ảnh hưởng bởi các phe đối lập. Làn sóng bạo lực chống lại người Mỹ dẫn đến việc binh sĩ Mỹ bị rút hoàn toàn khỏi thành phố, với một số cuộc xâm nhập đơn lẻ cố gắng để giành và chiếm lại "một phần thành phố" được tiến hành. Điều này thường được thực hiện qua một hoặc hai tuyến tuần tra ở vòng ngoài của Căn cứ Quân sự Chiến tuyến Volturno, khu vực trước đây là cung điện của Qusay và Uday Hussein.
Ngày 32 tháng 3 năm 2004 - quân nổi dậy Iraq tại Fallujah phục kích một đoàn xe chứa bốn lính đánh thuê người Mỹ thuộc Công ty Quân sự Tư nhân Blackwater USA đang vận chuyển các thùng thực phẩm từ ESS.
Bốn lính đánh thuê vũ trang, Scott Helvenston, Jerko Zovko, Wesley Batalona và Michael Teague tất cả đều bị giết bởi đạn súng máy và một quả lựa đạn được ném qua cửa sổ của chiếc SUV. Một đám đông sau đó châm lửa đốt thân thể của họ và các thi thể sau đó bị lôi qua đường sau khi bị treo ngược trên một cây cầu bắc qua sông Euphrates.[14][15]
Hình ảnh về sự kiện được gửi đến các cơ quan truyền thông khắp thế giới, dẫn đến sự phẫn nộ của Hoa Kỳ, khiến cho chính phủ tuyên bố một cuộc "thanh trừng" sắp đến vào thành phố.
Kế hoạch dự định của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bao gồm tuần tra trên bộ, cố gắng giảm thiểu thiệt hại trong các cuộc tấn công, hỗ trợ nhân đạo và hợp tác sít sao với các thủ lĩnh người địa phương bị đình chỉ để tiến hành một chiến dịch quân sự với mục tiêu xóa bỏ các ổ nổi dậy tại Fallujah.
Ngày 1 tháng 4, Chuẩn tướng Mark Kimmitt, phó chỉ huy các chiến dịch quân sự của Lực lượng Hoa Kỳ tại Iraq hứa hẹn một câu trả lời "áp đảo" cho cái chết của các nhân viên Blackwater, tuyên bố "Chúng tôi sẽ thanh trừng thành phố đó." [16]
Ngày 3 tháng 4 năm 2004, Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 1 nhận một mệnh lệnh từ Lực lượng Đặc biệt Liên quân ra lệnh một chiến dịch tấn công vào Fallujah. Mệnh lệnh này đi ngược lại với mong muốn của các chỉ huy Thủy quân Lục chiến ở trận địa, mong muốn tiến hành các cuộc tấn công phẫu thuật và công kích chống lại những kẻ tình nghi tham gia vào cái chết của các nhân viên Blackwater.[17]
Vào tối ngày 4 tháng 4 năm 2004, Lực lượng người Mỹ bắt đầu một cuộc tiến công lớn nhằm "tái thiết trật tự tại Fallujah" bằng cách bao vây nó với khoảng 2000 binh sĩ.[14][16] Có ít nhất bốn ngôi nhà bị bắn trúng trong các cuộc không kích, và có các cuộc đấu súng rời rạc xuyên đêm.
Vào sáng ngày 5 tháng 4 năm 2004, dẫn đầu bởi Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 1, lực lượng Hoa Kỳ đã bao vây toàn bộ thành phố với kế hoạch nhằm giành lại thành phố. Binh sĩ Mỹ chặn tất cả con đường tiến và ra khỏi thành phố bằng các xe bọc thép Humvee và các cuộn dây kẽm gai. Họ cũng chiếm lấy một đài radio địa phương và phát tờ rơi yêu cầu người dân ở trong nhà và giúp lực lượng Hoa Kỳ xác định quân nổi dậy và tất cả những ai có liên quan đến cái chết của các lính đánh thuê.[18]
Ước tính có khoảng 12-24 nhóm phiến quân "nòng cốt" được trang bị súng chống tăng cá nhân RPG, súng máy, súng cối và vũ khí phòng không, một số trong đó là các vũ khí được cung cấp bởi các tay nội gián trong lực lượng cảnh sát Iraq. Ngày 6 tháng 4 năm 2004, các nguồn tin từ Quân đội Hoa Kỳ nói rằng: "Các lính Thủy quân Lục chiến có thể sẽ không nỗ lực giành sự kiểm soát tại trung tâm thành phố".[14]
Vào những ngày mở màn, các báo cáo ghi rằng có đến hơn ba phần dân số đã trốn khỏi thành phố.[19]
Cuộc công hãm bắt buộc hai bệnh viện chính của Fallujah là Bệnh viện Đa khoa Fallujah và Bệnh viện người Jordan, cả hai đều được mở cửa lần nữa trong lần ngừng bắn ngày 9 tháng 4 năm 2004.[20] Cũng vào ngày đó, cuộc viếng thăm cảng Jebel Ali của Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington (CVN-73) bị hủy bỏ, và chiếc George Washington cùng phi đội tiêm kích trên tàu cùng Phi đội Tàu sân bay số 7 được lệnh phải sẵn sàng trên Vịnh Persian khi cuộc chiến ngày càng leo thang giữa lực lượng liên minh và phe nổi dậy người Iraq quanh Fallujah.[21]
Cuộc tấn công dẫn đến các cuộc chiến khác nổ ra khắp vùng trung tâm Iraq và xuôi xuống hạ lưu dòng Euphrates với nhiều phần tử của phiến quân Iraq chớp cơ hội tiến hành hàng loạt chiến dịch đồng loạt chống lại lực lượng liên minh. Vào khoảng thời gian này đánh dấu sự hình thành và đi lên của các tổ chức khủng bố như Quân đội Mahdi, lực lượng dân quân của linh mục người Shiite Muqtada Al-Sadr đóng vai trò là nhóm phiên quân vũ trang chính, liên tục tham gia các hoạt động chống lại lực lượng liên minh người Mỹ. Sự kiện cũng mở đầu một làn sóng nổi dậy của người Sunni tại thành phố Ramadi. Trong khoảng thời gian này, một số người nước ngoài bị bắt bởi các nhóm phiến quân. Một số bị giết không thương tiếc, một số bị giữ là con tin trong nỗ lực đổi chác cho lợi thế về chính trị và quân sự. Một số phần tử của cảnh sát Iraq và lực lượng dân phòng Iraq cũng nhất thời chống lại lực lượng liên minh hay chỉ đơn giản là từ bỏ đồn gác.
Cuộc nổi loạn tại Fallujah kéo dài trong khi người Mỹ cố gắng thắt chặt vòng vây bao quanh thành phố. Không kích ném bom xuống các vị trí của quân phiến loạn khắp thành phố, máy bay vũ trang Lockheed AC-130 tấn công các mục tiêu bằng súng nòng quay Gatling và đại bác một vài lần. Xạ thủ Trinh sát trở thành thành phần chủ chốt trong chiến lược của Thủy quân Lục chiến, mỗi binh sĩ có trung bình đến 31 lần giết trong chiến trận. Trong khi đó Biệt đội Chiến dịch Tâm lý (Tactical Psychology Operations Team - PSYOP) từ Phân ngũ Chiến dịch Tâm lý 910 [22] cố gắng lừa những kẻ phiến loạn ra ngoài bằng cách đọc những bài diễn văn nhằm chọc giận các tay súng và cùng lúc đó bật ầm ĩ các bản nhạc rock của nhóm AC/DC và Metallica cùng các nhóm nhạc rock khác qua các loa phát thanh.[23]
Sau ba ngày chiến đấu, ước tính Hoa Kỳ đã giành được khoảng 25% thành phố, cho dù có ý kiến cho rằng phe nổi dậy đã mất một số địa điểm phòng thủ chính yếu.
Bởi vì các cuộc tấn công của người Mỹ gây ra các hậu quả cho cả dân thường lẫn phiến quân Iraq, lực lượng liên minh đối mặt với các chỉ trích từ Hội động Chính phủ Iraq, nơi chính trị gia Adnan Pachachi nói: "những chiến dịch trên bởi người Mỹ là hoàn toàn bất hợp pháp và không thể chấp nhận được." [24]
Phóng viên Ahmed Mansur của tờ Al-Jazeera và người quay phim Laith Mushtaq, là hai nhà báo duy nhất không bị ghép với duy nhất một đơn vị quân đội cố định mà được tự do phỏng vấn theo ý muốn, họ bắt đầu hoạt động và viết về cuộc xung đội từ ngày 3 tháng 4 năm 2004. Báo cáo từ một nguồn vô danh cho hay Hoa Kỳ yêu cầu hai nhà báo phải rời khỏi thành phố, như là một điều kiện cho đợt ngừng bắn.[25]
Vào buổi chiều ngày 9 tháng 4 năm 2004, dưới sức ép từ chính quyền Iraq, Paul Bremer thông báo rằng lực lượng Hoa Kỳ sẽ đơn phương thực hiện một đợt ngừng bắn, nêu rằng họ muốn bắt đầu thương lượt với chính quyền Iraq, quân nổi dậy và người phát ngôn của thành phố, đồng thời cho phép lương thực cùng hàng tiếp tế của chính phủ được đem đến cho người dân.[14]
Kết quả là, những lô hàng tiếp tế bị giữ lại bởi cuộc chiến và các tuyến đường bị vây hãm cuối cùng cũng được đưa vào thành phố, phần lớn lượng hàng hóa trong đoàn xe được tổ chức bởi những doanh nhân, người dân và linh mục tại thủ đô Baghdad như là một cuộc hợp tác giữa hai tộc người là Shi'a và Sunni. Một vài phần của lực lượng Hoa Kỳ sử dụng thời gian ngừng bắn để chiếm hữu và thu nhặt các vật phẩm bị bỏ lại tại những căn nhà hoang, đồng thời biến chúng thành những đồn trú [26] trong khi đó một số phần trong lực lượng nổi dậy cũng làm y thế.[27]
Tại thời điểm nay, ước tính đã có 600 người Iraq bị giết, ít nhất phân nửa là người vô tội hay không tác chiến.[27] Mặc dù hàng trăm quân nổi dậy đã bị giết trong cuộc tấn công, thành phố vẫn nằm trong sự kiểm soát cứng rắn của chúng. Lực lượng người Mỹ trong khi đó chỉ vừa mới kiểm soát được quận công nghiệp của thành phố ở phía Nam. Dấu chấm cho hàng loạt các chiến dịch lớn tại thời điểm này đều dẫn tới cuộc thương lượng giữa rất nhiều phần tử người Iraq khác nhau và lực lượng liên minh, dẫu vậy vẫn có một số cuộc đấu súng rải rác trên phố.
Ngày 13 tháng 4 năm 2004, Lính thủy Đánh bộ Hoa Kỳ bị tấn công bởi quân nổi dậy trú trong một nhà thờ hồi giáo. Một đợt không kích phá hủy hoàn toàn ngôi đền, tăng sự bất mãn với quân đội Mỹ của dân Fallujah lên tột độ.[14]
Ngày 15 tháng 4 năm 2004, một chiếc F-16 Fighting Falcon của Mỹ thả một quả bom 2,000-pound (910 kg) JDAM dẫn đường bằng định vị toàn cầu (GPS) xuống quận phía Nam Fallujah.[14]
Ngày 19 tháng 4 năm 2004, đợt ngừng bắn dường như được củng cố với một kế hoạch để cho các cuộc tuần tra Mỹ/Iraq trở lại quanh thành phố. Qua thời gian kế hoạch này thất bại và thành phố vẫn còn là một ổ chống đối lớn với Chính quyền Lâm thời Iraq vì lý do rằng phần lớn người trong chính quyền đều do Hoa Kỳ bầu ra. Thêm vào đó, thành phần của các nhóm vũ trang tại Fallujah thay đổi qua các tháng sau đó, biến đổi từ các nhóm bị thống trị hoàn toàn bởi các nhóm người Ba'athist thế tục hay theo chủ nghĩa xã hội trở thành các trùm khủng bố kết nối với nhau tạo ra một hệ thống tội phạm hoàn chỉnh sau cuộc vận động của chủ nghĩa Wahhabi.
Ngày 27 tháng 4 năm 2004, quân nổi dậy tấn công các cứ điểm phòng thủ của lực lượng Hoa Kỳ, bắt buộc người Mỹ phải gọi không kích.[20] Trả lời cuộc gọi khẩn, ngày 28 tháng 4 năm 2004, chiếc Hàng Không Mẫu Hạm George Washington gửi đi các Phi đội VFA-136, VFA-131, VF-11, và VF-143 để bắt đầu các nhiệm vụ bay chống lại lực lượng nổi dậy tại Fallujah. Trong chiến dịch này, các máy bay từ Phi đội Tàu sân bay số 7 thả 13 quả GBU-12 Paveway II dẫn đường bằng laser vào các địa điểm quân nổi dậy trú và đồng thời hỗ trợ cho các đơn vị dưới đất của Lực lượng Viễn chính Thủy quân Lục chiến số 1.
Ngày 1 tháng 5 năm 2004, Hoa Kỳ rút quân khỏi Fallujah, Trung tướng James Conway tuyên bố rằng ông đã đơn phương quyết định sẽ chấm dứt tất cả các chiến dịch quân sự và giao tất cả cho Đơn vị Fallujah vừa mới thành lập, đơn vị sẽ được hỗ trợ các vũ khí và trang bị của Mỹ và sẽ nằm dưới quyền một vị tướng đã từng theo chủ nghĩa Ba'athis là Jasim Mohammed Saleh. Vài ngày sau, sau khi đã làm rõ rằng Saleh có liên quan đến hàng loạt các hoạt động quân sự chống lại người Shi'ites dưới quyền Saddam Hussein, lực lượng Hoa Kỳ lại tuyên bố rằng Huhammed Latif sẽ thay thế ông dẫn dắt đơn vị. Tuy nhiên, đơn vị này sau đó giải tán và bàn giao tất cả các vũ khí cùng thiết bị lại cho quân nổi dậy, dẫn đến cuộc chiến thứ hai tại Fallujah vào tháng 9, với kết quả Hoa Kỳ làm chủ hoàn toàn thành phố.
Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến, lực lượng Hoa Kỳ luôn luôn có mặt tại trại Baharia, chỉ một vài dặm bên ngoài biên giới thành phố.
Chiến dịch quân sự lớn nhất sau khi hai bên tuyên bố kết thúc "mối thù lớn" cho người Mỹ [28], cuộc chiến đầu tiên tại Fallujah đánh dấu bước ngoặt lớn cho dư luận thế giới về cuộc chiến đang diễn ra tại Iraq. Điều này là do kẻ thù là quân nổi dậy chứ không là những người theo Saddam được cho là kẻ thù lớn nhất của quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ cũng bị chỉ trích bởi cả các cơ quan tư nhân và quân đội bởi sự đầu tư cùng dựa dẫm vào các đội dân quân địa phương, điển hình là thất bại của Đơn vị Fallujah, nếu lập lại sẽ dẫn đến thảm họa.[1] Các chiến lược gia Mỹ rất nhanh nhẹn trong kết quả của cuộc chiến với một dòng viết "dòng này được viết trên tường. Cuộc chiến Fallujah không phải là một thất bại - nhưng chúng ta không cần cũng như không đủ khả năng cho một thắng lợi kiểu như thế lần nữa."
Cuộc chiến cũng đẩy Abu Musab al-Zarqawi ra ánh đèn của dư luận với tư cách là vị chỉ huy nổi tiếng nhất của lực lượng chống nổi dậy tại Iraq, cũng như là đưa công chúng chú ý đến giả thuyết về một "Tam giác Sunni".
27 binh sĩ Hoa Kỳ bị giết trong khi chiến đấu tại Fallujah.[29] Tổng cộng có 800 người Iraq chết cũng chết trong cuộc chiến, trong đó có 572-616 thường dân và 184-228 lính theo phe nổi dậy.[30][31] Khá nhiều người Iraq đã mất được chôn cất tại một sân bóng cũ của thành phố, sau này được biết đến với tên gọi Nghĩa trang Khổ hạnh (Matyrs' Cemetery).