James Mattis

James Mattis
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thứ 26
Nhiệm kỳ
20 tháng 1 năm 2017 – 1 tháng 1 năm 2019
1 năm, 346 ngày
Tổng thốngDonald Trump
Tiền nhiệmAshton Carter
Kế nhiệmMark Esper
Tư lệnh Bộ tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách miền Trung
Nhiệm kỳ
11 tháng 8 năm 2010 – 22 tháng 3 năm 2013
2 năm, 223 ngày
Tổng thốngBarack Obama
Tiền nhiệmJohn R. Allen (quyền)
Kế nhiệmLloyd Austin
Tư lệnh Bộ chỉ huy các lực lượng chung Hoa Kỳ
Nhiệm kỳ
9 thánh 11 năm 2007 – 11 tháng 8 năm 2010
2 năm, 275 ngày
Tổng thốngGeorge W. Bush
Barack Obama
Tiền nhiệmLance L. Smith
Kế nhiệmKeith Huber (quyền)
Tư lệnh tối cao Bộ Chỉ huy Chuyển đổi Liên minh
Nhiệm kỳ
9 tháng 11 năm 2007 – 8 tháng 9 năm 2009
1 năm, 303 ngày
Tiền nhiệmLance Smith
Kế nhiệmStéphane Abrial
Thông tin cá nhân
Sinh8 tháng 9, 1950 (74 tuổi)
Pullman, Washington, Hoa Kỳ
Đảng chính trịChính trị gia độc lập
Giáo dụcĐại học Central Washington (BA)
Phục vụ trong quân đội
Biệt danh
  • "Chaos" (callsign)[1]
  • "Warrior Monk"
  • "Mad Dog"[2]
Thuộc Hoa Kỳ
Phục vụ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ
Năm tại ngũ1969–2013
Cấp bậc Đại tướng
Chỉ huy
Tham chiến
Tặng thưởng

James N. Mattis (sinh ngày 08 tháng 9 năm 1950) là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thứ 26, và là Đại tướng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu trước từng là Tư lệnh thứ 11 của Bộ tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách miền Trung, đây là Bộ tư lệnh Tác chiến Thống Nhất chịu trách nhiệm cho các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực Trung Đông, Đông Bắc châu Phi, và Trung Á, từ 11 tháng 8 năm 2010, đến ngày 22 tháng 3 năm 2013.

Trước khi Tổng thống Obama bổ nhiệm Mattis thay thế Tướng Petraeus ngày 11 tháng 8 năm 2010, ông từng chỉ huy Bộ tư lệnh các lực lượng chung Hoa Kỳ từ 09 tháng 11 năm 2007, đến tháng 8 năm 2010 kiêm Tư lệnh Đồng Minh chuyển đổi của NATO từ 09 tháng 11 năm 2007, đến ngày 08 tháng 9 năm 2009. Trước đó, ông đã chỉ huy Lực lượng quân viễn chinh I, Tư lệnh Trung ương Thủ quân lục chiến Hoa Kỳ, và Sư đoàn thủy quân lục chiến 1 trong chiến tranh Iraq.

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố rằng Mattis sẽ được đề cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và được Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 20 tháng 1 năm 2017. Ông cần một sự miễn trừ Quốc hội để cho phép đề cử của mình được xem xét, vì ông chỉ rời khỏi quân đội trong ba năm trước mặc dù luật liên bang Hoa Kỳ yêu cầu ít nhất bảy năm nghỉ hưu để cựu nhân viên quân sự được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng.[3] Thượng viện Hoa Kỳ ngày đã bỏ phiếu với tỷ lệ 98-1 vào ngày 20/1/2017 thông qua đề cử ông James Mattis làm Bộ trưởng quốc phòng trong nội các mới của tổng thống Donald Trump. Với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng, Mattis đã khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ đồng minh lâu năm Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng khủng hoảng Bắc Triều Tiên.[4][5]

Ông là người phản đối đề xuất hợp tác với Nga về các vấn đề quân sự,[6] Mattis luôn nhấn mạnh mối đe dọa của Nga đối với trật tự thế giới.[7] Mattis đôi khi lên tiếng về sự bất đồng của mình với một số chính sách của chính quyền Trump, phản đối đề xuất rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran,[8] và đã chỉ trích việc cắt giảm ngân sách cản trở khả năng giám sát tác động của biến đổi khí hậu.[9][10] Mattis đã đệ đơn từ chức vào ngày 20 tháng 12 năm 2018, có hiệu lực vào ngày 28 tháng 2 năm 2019, sau khi không thuyết phục được Trump xem xét lại quyết định của mình vào ngày trước đó để rút quân đội Mỹ còn lại khỏi Syria.[11][12]

Thời trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Mattis sinh ngày 8 tháng 9 năm 1950, tại Pullman, Washington.[13] Ông là con trai của Lucille (Proulx) Mattis[14] và John West Mattis (1915–1988),[15][16] một thương thuyền. Mẹ ông di cư đến Hoa Kỳ từ Canada khi còn là nhỏ và đã làm việc trong Tình báo quân đội tại Nam Phi trong chiến tranh thế giới thứ hai.[17] Cha của Mattis chuyển đến Richland, Washington, để làm việc tại một nhà máy cung cấp vật liệu phân hạch cho Dự án Manhattan.[18] Mattis được nuôi dưỡng trong một gia đình trí thức không sở hữu tivi.[18] Ông tốt nghiệp Richland High School năm 1968.[18][19] Ông đã lấy được cử nhân lịch sử từ Đại học Central Washington năm 1971.[20][21][22] Ông đã lấy bằng cao học về các vấn đề an ninh quốc tế từ Đại học Chiến tranh Quốc gia của Đại học Quốc phòng năm 1994.[23]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kovach, Gretel C. (ngày 19 tháng 1 năm 2013). “Just don't call him Mad Dog”. San Diego Union Tribune. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  2. ^ Boot, Max (tháng 3 năm 2006). “The Corps should look to its small-wars past”. Armed Forces Journal. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2014.
  3. ^ “Senate confirms retired Gen. James Mattis as defense secretary, breaking with decades of precedent”. The Washington Post. 20 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ “James Mattis, in South Korea, Tries to Reassure an Ally”. New York Times. 2 tháng 2 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2017.
  5. ^ [url=https://web.archive.org/web/20170204092355/http://www.aljazeera.com/news/2017/02/warns-north-korea-nuclear-attack-170203034440571.html “US warns North Korea against nuclear attack”] Kiểm tra giá trị |archiveurl= (trợ giúp). Al Jazeera. 3 tháng 2 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2017. Thiếu dấu sổ thẳng trong: |archiveurl= (trợ giúp)
  6. ^ Baldor, Lolita (16 tháng 2 năm 2017). “Mattis: US not ready to collaborate militarily with Russia”. ABC News. Associated Press. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2017.
  7. ^ "“US needs to be ready to confront Russia: Trump's Pentagon pick”. Press TV. 13 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ McIntyre, Jamie (22 tháng 4 năm 2016). “Mattis: Iran is the biggest threat to Mideast peace”. Washington Examiner. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2016.
  9. ^ “Secretary of Defense James Mattis: The Lone Climate Change Soldier in this Administration's Cabinet”. Union of Concerned Scientists. 2017.
  10. ^ “Climate change, extreme weather already threaten 50% of U.S. military sites”. USA Today. 31 tháng 1 năm 2018.
  11. ^ Cooper, Helene (20 tháng 12 năm 2018). “Jim Mattis, Marine General Turned Defense Secretary, Will Leave Pentagon in February”. The New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2018.
  12. ^ O'Brien, Connor; Bender, Brien (20 tháng 12 năm 2018). “Mattis breaks with Trump in resignation letter”. POLITICO. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2018.
  13. ^ “Nominations before the Senate Armed Services Committee, Second Session, 111th Congress” (PDF). U.S. Government Printing Office. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2015.
  14. ^ “Rose Marie Proulx Ames Obituary”. The Washington Post. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2016.
  15. ^ “10 Things You Didn't Know About James Mattis”. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2017.
  16. ^ “James Mattis Fast Facts”. CNN Library. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2017.
  17. ^ “Reflections with General James Mattis – Conversations with History”. University Of California Television. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2016.
  18. ^ a b c “James Mattis, a Warrior in Washington”. The New Yorker. 29 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2017.
  19. ^ Kraemer, Kristin M. (22 tháng 11 năm 2016). “Gen. Mattis, Trump's possible defense chief, fulfills Benton County jury duty”. Tri-City Herald.
  20. ^ Ray, Michael (2 tháng 12 năm 2016). “James Mattis”. Britannica. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2016.
  21. ^ Baldor, Lolita C. (2 tháng 12 năm 2016). “Trump to nominate retired Gen. James Mattis to lead Pentagon”. Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2016.
  22. ^ “Official website”. United States Joint Forces Command. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2001. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2018.
  23. ^ “James N. Mattis - Donald Trump Administration”. Office of the Secretary of Defense - Historical Office.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Người anh trai quốc dân Choso - Chú thuật hồi
Người anh trai quốc dân Choso - Chú thuật hồi
Choso của chú thuật hồi chiến: không theo phe chính diện, không theo phe phản diện, chỉ theo phe em trai
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Hôm nay mình đọc được 2 case study thú vị về định giá sản phẩm. Cả hai đều dựa trên hiệu ứng mỏ neo (Price Anchoring Effect).
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Nàng có nhớ không, nhữnglời ta đã nói với nàng vào thời khắc biệt ly? Ta là thần của khế ước. Nhưng đây không phải một khế ước giữa ta và nàng, mà là một lời hứa
Varka: Đường cùng của sói - Genshin Impact
Varka: Đường cùng của sói - Genshin Impact
Đường cùng của sói không phải nói về Andrius, cũng không phải Varka