Curcuma cordata

Curcuma cordata
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Curcuma
Loài (species)C. cordata
Danh pháp hai phần
Curcuma cordata
Wall., 1829[1]

Curcuma cordata là loài thực vật thuộc họ Gừng. Loài này được Nathaniel Wallich mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1829.[1]

Cây thân thảo sống lâu năm cao 60–120 cm. Thân rễ hình trứng, 3–5 × 2–4 cm, bên ngoài màu nâu, bên trong màu vàng nhạt, tạo ra 2–3 nhánh thân rễ nằm ngang ở phía đối diện, bên ngoài màu nâu, bên trong màu vàng nhạt; một số củ rễ, hình cầu gần tròn, 2–3 × 1–2 cm, bên trong màu trắng, phát triển cách một khoảng từ thân rễ. Chồi lá có 3–5 lá; thân giả bao gồm các lá bắc bao và bẹ lá; lá bắc bao 2–3, đỉnh hơi có mấu, khô và rữa nát trong quá trình sinh trưởng; bẹ lá mọc thành hai dãy, màu xanh lục với ánh nâu đỏ, có lông nhung; lưỡi bẹ hai thùy, trong suốt, màu xanh lục với ánh đỏ, thưa lông, đỉnh tù; Cuống lá thẳng và xòe ra, dài tới 25 cm (cuống của lá trong cùng dài nhất, cuống của lá ngoài cùng ngắn nhất), có rãnh, màu xanh lục hoặc màu xanh lục với ánh nâu đỏ ở đáy, có lông nhung; phiến lá hình trứng, 25–40 × 14–20 cm, đỉnh nhọn thon, đáy hình tim hoặc rộng đầu, mép lá dạng màng, phía gần trục màu xanh lục, phía xa trục màu xanh lục nhạt hơn, mềm và có lông nhung, gân màu xanh lục với lông mịn. Cụm hoa ở đầu cành, ở giữa giữa các bẹ lá, hiếm khi đạt tới đỉnh của thân giả, thẳng; cuống cụm hoa hình trụ giữa các bẹ lá, dài 20–32 cm, đường kính 7–8(-10) mm, màu xanh lục nhạt, có lông nhung; cụm hoa bông thóc dài 15–20(–25) cm, đường kính 5–6 cm ở đoạn giữa, có lông nhung; mào lông màu trắng đến xanh lục nhạt với đầu màu tím, hiếm khi toàn bộ màu tím, thẳng đứng, hơi dài hơn so với lá bắc hữu thụ, có lông nhung, chỉ hợp nhất ở đáy; lá bắc hữu thụ hình trứng, 2,5–4 × 2–3 cm, đỉnh thuôn tròn đến tù, lá bắc phía trên hơi có mấu, có lông nhung, màu xanh lục nhạt với màu xanh lục sẫm hơn ở phần xa, một chút màu tím luôn kéo dài nhiều hay ít xuống dưới trên các mép ngoài của lá bắc hữu thụ, hợp sinh ở 1/3 đến 1/2 phần dưới tạo thành một vòm; xim hoa bọ cạp xoắn ốc (cincinnus) với 2–3 hoa. Lá bắc con 1 trên mỗi hoa, hình tam giác rộng, 17–22 × 14–17 mm, có lông tơ, màu trắng trong mờ, đỉnh nhọn. Đài hoa hình ống, ngắn, dài 10–12 mm, đỉnh 3 răng, với vết rạch một bên dài tới 5 mm; Ống hoa thanh mảnh, hình trụ, dài 33–36 mm, bên trong có lông ở họng, bên ngoài màu ánh vàng; thùy tràng lưng hình tam giác hẹp-hình trứng 13–15 × 4–6 mm, lõm, màu vàng, đỉnh có mấu dài khoảng 1 mm; các thùy tràng bên hình tam giác hẹp-hình trứng, 12–15 × 4–6 mm, lõm, màu vàng, đỉnh tù.Nhị lép hình trứng ngược không đều, 9–11 × 5–6 mm, đỉnh thuôn tròn, có lông mịn ngắn ở mặt gần trục, màu vàng. Cánh môi hình trứng ngược rộng đến gần hình cầu với 3 thùy, 14–16 × 13–15 mm, đỉnh của thùy giữa có khía, vết rạch dài 4 mm, màu vàng với dải giữa màu vàng sẫm hơn. Chỉ nhị phẳng, dài 4–5 mm, rộng ~5 mm ở đáy; bao phấn 6 × 2,5–3 mm, nhẵn nhụi, màu ánh vàng, có cựa; cựa hình tam giác, phẳng, dài 2–2,5 mm, màu ánh vàng, đỉnh nhọn, hướng xuống dưới; mào bao phấn dài khoảng 1 mm, rộng 1–1,2 mm, đỉnh thuôn tròn. Tuyến trên bầu 2, dài 4–5 mm. Vòi nhụy mỏng, màu trắng, nhẵn nhụi, nằm trong rãnh ở mặt lưng của ống hoa; đầu nhụy dài khoảng 1 × 1 mm; lỗ noãn có lông rung. Bầu nhụy 3,8–4 × 2,5–3 mm, 3 ngăn, nhẵn nhụi. Không thấy quả và hạt. Ra hoa vào tháng 8 đến tháng 10; hoa nở vào buổi sáng và kéo dài trong một ngày. Chồi lá mọc vào cuối tháng 5 và bắt đầu ngủ đông vào tháng 11.[2]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Được trồng làm cây cảnh.[2]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Curcuma cordata là loài bản địa Myanmar, miền bắc Thái Lan (tỉnh Mae Hong Son).[2][3] Môi trường sống là trong rừng rụng lá và rừng tre, cao độ từ 220-1.100 m so với mực nước biển.[2]

Quan hệ với C. petiolata

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong mô tả năm 1829 Nathaniel Wallich viết rằng mặc dù rất giống với C. petiolata nhưng nó là loài riêng biệt.[1] Năm 1894, John Gilbert Baker coi nó là đồng nghĩa của C. petiolata.[4]

Nghiên cứu của Leong-Škorničková J. et al. (2010, 2015) cho rằng chúng là 2 loài khác biệt, tương tự như nhận xét của Wallich.[5][6]

Tuy nhiên, chỉ sau bài báo của Surapon Saensouk et al. (2021)[2] thì các cơ sở dữ liệu trực tuyến về thực vật như Plants of the World Online, World Flora Online mới công nhận chúng là 2 loài khác biệt.[3][7][8] [9]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dữ liệu liên quan tới Curcuma cordata tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Curcuma cordata tại Wikimedia Commons
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Curcuma cordata”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b c Wallich N., 1829. Curcuma cordata. Plantae Asiaticae Rariores 1: 8-9, tab. 10.
  2. ^ a b c d e Surapon Saensouk, Thawatphong Boonma & Piyaporn Saensouk, 2021. A new species and a new record of Curcuma subgen. Curcuma (Zingiberaceae) from Northern Thailand. Biodiversitas 22(9): 3617-3626, doi:10.13057/biodiv/d220903.
  3. ^ a b Curcuma cordata trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 13-1-2025.
  4. ^ Baker J. G., 1894. CXLIX Scitamineae: Curcuma petiolata trong Hooker J. D., 1894. The Flora of British India 6: 216.
  5. ^ Leong-Škorničková J., Šida O., Marhold K., 2010. Back to types! Towards stability of names in Indian Curcuma L. (Zingiberaceae). Taxon 59(1): 269-282. doi:10.1002/tax.591025.
  6. ^ Leong-Škorničková J., Šida O., Záveská E., Marhold K., 2015. History of infrageneric classification, typification of supraspecific names, and outstanding transfers in Curcuma (Zingiberaceae). Taxon 64(2): 362-373, doi:10.12705/642.11.
  7. ^ Curcuma cordata trong World Flora Online. Tra cứu ngày 13-1-2025.
  8. ^ Curcuma petiolata trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 13-1-2025.
  9. ^ Curcuma petiolata trong World Flora Online. Tra cứu ngày 13-1-2025.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược 7 quốc gia trong Genshin Impact
Sơ lược 7 quốc gia trong Genshin Impact
Những bí ẩn xung, ý nghĩa xung quanh các vùng đất của đại lục Tervat Genshin Impact
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Kể từ ngày Eren Jeager của Tân Đế chế Eldia tuyên chiến với cả thế giới, anh đã vấp phải làn sóng phản đối và chỉ trích không thương tiếc
Các thuật ngữ thông dụng của dân nghiền anime
Các thuật ngữ thông dụng của dân nghiền anime
Khi thưởng thức một bộ Manga hay Anime hấp dẫn, hay khi tìm hiểu thông tin về chúng, có lẽ không ít lần bạn bắt gặp các thuật ngữ
Nhân vật Arche Eeb Rile Furt - Overlord
Nhân vật Arche Eeb Rile Furt - Overlord
Arche sở hữu mái tóc vàng cắt ngang vai, đôi mắt xanh, gương mặt xinh xắn, một vẻ đẹp úy phái