Dương Ngộ Xuân

Dương Ngộ Xuân
Tên chữThời Trai
Thụy hiệuTrung Võ
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1760
Quê quán
châu Sùng Khánh
Mất
Thụy hiệu
Trung Võ
Ngày mất
1837
Giới tínhnam
Chức quanTổng đốc Thiểm Cam
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Thanh

Dương Ngộ Xuân (giản thể: 杨遇春; phồn thể: 楊遇春; bính âm: Yang Yuchun, 1760 - 3 tháng 4 năm 1837)[1] tự Thời Trai (时斋),[2][3] người Sùng Châu thuộc Tứ Xuyên,[4] là một danh tướng có công bình định nhiều cuộc nổi dậy thời nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.[5]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Ngộ Xuân sinh vào năm Càn Long thứ 25 (1760), từ 6 tuổi đã bắt đầu đọc sách, nhưng đến 17 tuổi thì chuyển sang tập võ vì gia cảnh sa sút. Đến năm Càn Long thứ 44 (1779), ông thi đỗ Cử nhân trong cuộc thi võ của triều đình, được nhậm chức Tài quan của Tứ Xuyên. Trong suốt những năm Càn Long, ông nhiều lần đi chinh chiến nhiều nơi cùng Phúc Khang An, được thăng chức làm Thủ bị.[6] Năm Càn Long thứ 60 (1795), ông đến Quý Châu để trấn áp cuộc nổi dậy của người Miêu. Năm Gia Khánh thứ 2 (1797), ông theo Ngạch Lặc Đăng Bảo đến Hồ Bắc, liên tục chiến đấu ở Tần Thục, bình định cuộc nổi loạn của Bạch Liên Giáo; đến năm thứ 18 ông trở thành Tham tán đại thần, theo Na Ngạn Thành đàn áp Khởi nghĩa Thiên Lý Giáo, đánh hạ huyện Hoạt. Năm Đạo Quang thứ 5 (1825) ông nhậm chức Tổng đốc Thiểm Cam, năm sau lại xuất quân bình định đợt phản loạn của Trương Cách Nhĩ.[7] Sau đó, ông vì lớn tuổi mà xin từ chức, được phong làm Nhất đẳng Chiêu Dũng hầu;[8] sau khi qua đời được ban thụy Trung Vũ.[9]

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Con trai: Dương Quốc Trinh, tập tước Chiêu Dũng hầu đời thứ 2, từng nhậm chức Bố chính sứ Hà Nam, và làm đến Tổng đốc Mân Chiết.
  • Cháu nội: Dương Hân, tập tước Chiêu Dũng hầu đời thứ 3, tổ chức quân đội Chiêu Dũng để đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Tứ Xuyên và tử trận.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “(清)楊遇春” [(Thanh) Dương Ngộ Xuân]. Bảo tàng Cố cung Quốc gia. Đài Loan. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2020.[liên kết hỏng]
  2. ^ Hummel (1990), tr. 409-411
  3. ^ Lý Hoàn (2007), tr. 462, Tập 30, Quyển 192
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1987), tr. 481-489, Quyển 37
  5. ^ Ban biên soạn Tứ Xuyên (1997). 四川百科全书 [Tứ Xuyên bách khoa toàn thư]. Thành Đô: Nhà xuất bản sách tra cứu Tứ Xuyên. ISBN 9787805436296.
  6. ^ Khâu Thụ Sâm (1989). 中国历代人名辞典 [Từ điển tên người qua các triều đại Trung Quốc]. Nam Xương: Nhà xuất bản Giáo dục Giang Tây. tr. 1002. ISBN 9787539203966.
  7. ^ Bạch Ngọc Lâm; Tằng Chí Hoa; Trương Tân Khoa (2011). 清史解读 上 [Giải thích về lịch sử nhà Thanh]. Tập 1. Côn Minh: Nhà xuất bản Giáo dục Vân Nam. tr. 233. ISBN 9787541551086.
  8. ^ Mâu Thuyên Tôn (2019), tr. 224-229, Tập 2, Quyển 22
  9. ^ Lý Thành Lương; Dương Chấn Chi (1995). 可爱的四川 [Tứ Xuyên đáng yêu]. Thành Đô: Nhà xuất bản Văn nghệ Tứ Xuyên. tr. 202–203. ISBN 7-5411-1319-0.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan