Dấu triện Chính phủ Nhật Bản

Một phiên bản Đồng văn được sử dụng bởi Chính phủ Nhật Bản.
Biểu tượng chính thức của Thủ tướng Nhật Bản và Nội các.

Dấu triện Chính phủ Nhật Bản là một trong những con dấu quốc gia, là một biểu tượng (mon) được nội cácchính phủ Nhật Bản sử dụng trong các tài liệu chính thức.

Trong tiếng Nhật, chúng được gọi là kirimon (桐紋 (đồng văn)?) hay tōkamon (桐花紋 (đồng hoa văn)?).[1][2] Đồng văn là những hình vẽ cách điệu lá và hoa hông, chúng có nhiều mẫu thiết kế khác nhau với những mục đích sử dụng khác nhau.

Ngũ thất đồng (五七桐 go-shichi (no) kiri?) được sử dụng làm biểu tượng chính thức của Thủ tướng Nhật Bản, là một hình vẽ cách điệu hoa hông với thứ tự 5-7-5 bông.

Trước khi Cúc văn được sử dụng rộng rãi, Đồng văn ban đầu là biểu tượng riêng của hoàng gia Nhật Bản, bắt đầu từ thế kỷ XII. Sau đó gia tộc Toyotomi, dưới sự lãnh đạo của Toyotomi Hideyoshi đã sử dụng Đồng văn như huy hiệu (mon) của gia tộc mình. Sau duy tân Minh Trị, Đồng văn trở thành biểu tượng của chính phủ Nhật Bản.[3][4]

Hiện tại nó được sử dụng chủ yếu bởi chính phủ Nhật Bản, ngược lại với Cúc văn, đại diện cho Nhật hoàng và các thành viên Hoàng gia.

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Có hơn 140 thiết kế Đồng văn tồn tại. Phổ biến nhất là một trong những biểu tượng Ngũ tam đồng (五三桐 go-san kiri?), bao gồm ba phiến lá và những bông hoa cách điệu theo thứ tự 3-5-3.[1][2] Nó là được tìm thấy trong biểu tượng của Bộ tư pháp và Cận vệ hoàng gia Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Kamon Nhật Bản (Nihon Kha Kenkyukai), khoảng 70% Đồng văn sử dụng "Maru ni go-san kiri" (丸に五三桐 (Hoàn ngũ tam đồng)?), được thiết kế với một hình tròn bao quanh Ngũ tam đồng.

Các Ngũ thất đồng (五七桐 go-shichi (no) kiri?) thì từng được sử dụng bởi những người cầm quyền và hiện nay là biểu tượng chính thức của Thủ tướng Nhật Bản.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Amimoto, Mitsuyoshi (ngày 25 tháng 8 năm 2011). Ketteiban Shire ba Shiru hodo Omoshiroi! Kamon to Myoji. Tokyo, Japan: Seitosha. tr. 174–175. ISBN 978-4-7916-1821-7. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2015.
  2. ^ a b Takasawa, Hitoshi (ngày 1 tháng 9 năm 2011). Irasuto Zukai Kamon . Tokyo, Japan: Nitto Shoin Honsha. tr. 59–61. ISBN 978-4-528-01934-8. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2015.
  3. ^ Griffis, William Elliot (1876). “Sūjin, the Civilizer”. The Mikado's Empire. New York, United States: Harper & Brothers. tr. 67. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2010.
  4. ^ Dalby, Liza (2007). “Paulownia Blooms”. East Wind Melts the Ice: A Memoir Through the Seasons. California, United States: University of California Press. tr. 51. ISBN 9780520259911. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lý do Alhaitham sử dụng Quang học trong chiến đấu
Lý do Alhaitham sử dụng Quang học trong chiến đấu
Nguyên mẫu của Alhaitham được dựa trên "Nhà khoa học đầu tiên" al-Haytham, hay còn được biết đến là Alhazen
Tiểu thuyết ma quái Ponyo: Liệu rằng tất cả mọi người đều đã biến mất
Tiểu thuyết ma quái Ponyo: Liệu rằng tất cả mọi người đều đã biến mất
Ponyo thực chất là một bộ phim kể về chuyến phiêu lưu đến thế giới bên kia sau khi ch.ết của hai mẹ con Sosuke và Ponyo chính là tác nhân gây nên trận Tsunami hủy diệt ấy.
 Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Nếu chúng ta soi kĩ, chúng ta sẽ thấy được điểm khác biệt của huy hiệu này với cái biểu tượng của hệ lôi
Tây Du Hắc Tích – Nhị Lang Thần và tầm vóc câu chuyện Game Science muốn kể
Tây Du Hắc Tích – Nhị Lang Thần và tầm vóc câu chuyện Game Science muốn kể
Với những ai đã hoàn thành xong trò chơi, hẳn sẽ khá ngạc nhiên về cái kết ẩn được giấu kỹ, theo đó hóa ra người mà chúng ta tưởng là Phản diện lại là một trong những Chính diện ngầm