Danh sách hoàng đế nhà Tống

Painted image of a portly man sitting in a red throne-chair with dragon-head decorations, wearing white silk robes, black shoes, and a black hat, and sporting a black mustache and goatee
Chân dung Tống Thái Tổ (969 – 976), vị Hoàng đế đã sáng lập nên Nhà Tống, được vẽ bởi một họa sĩ vô danh thời kỳ đó.

Nhà Tốnghoàng triều cai trị Trung Quốc từ năm 960 đến năm 1279, tiếp nối thời kỳ Ngũ đại Thập quốc và kết thúc khi bị chinh phục bởi nhà Nguyên của người Mông Cổ. Nhà Tống được chia thành hai giai đoạn lịch sử rõ rệt: Bắc Tống (960–1127) và Nam Tống (1127–1279). Sự chuyển giao giữa hai giai đoạn bắt nguồn từ việc quân đội nhà Kim xâm lược và chinh phục miền Bắc Trung Hoa vào năm 1127. Sau sự kiện này, triều đình nhà Tống rút về phía Nam, chuyển kinh đô từ Biện Kinh (nay là Khai Phong) ở miền Bắc đến Lâm An (nay là Hàng Châu) ở miền Nam.

Dưới đây là danh sách đầy đủ các vị Hoàng đế Nhà Tống, bao gồm cả miếu hiệu, thụy hiệuniên hiệu. Triều đại này được thành lập bởi Triệu Khuông Dẫn, tức Tống Thái Tổ (960 – 976) và kết thúc với cái chết của Triệu Bính (1278 – 1279), được truy tôn Vệ vương. Hoàng đế cuối cùng của Bắc Tống là Khâm Tông (1126 – 1127), trong khi vị Hoàng đế đầu tiên của Nam Tống là Cao Tông (1127 – 1162).

Hoàng đế là vị nguyên thủ quốc gia trong thời kỳ đế quốc Trung Hoa (221 TCN – 1912), trong đó có Tống. Việc truyền ngôi theo hình thức thế tập, chia sẻ quyền hành pháp với các quan chức dân sự được bổ nhiệm vào các cấp bực khác nhau theo kết quả trong các kỳ thi cử. Tầm quan trọng ngày càng tăng trong tầng lớp quan liêu dân sự và tầng lớp quý tộc quốc gia thời Nhà Tống dẫn đến một vai trò hạn chế hơn nhiều cho Hoàng đế trong việc định hình chính sách nhà nước, mặc dù Hoàng đế vẫn duy trì quyền độc đoán của mình. Một vị Hoàng đế có độc quyền về việc thiết lập các điều luật mới, mặc dù vậy vị Hoàng đế đó sẽ phải tôn trọng các quy định pháp luật của Tiên Đế.[1]

Bối cảnh , diễn biến

[sửa | sửa mã nguồn]
Painted image of a man standing erect, wearing white silk robes, black hat, black shoes, and sporting a black mustache and goatee
Painted image of a man sitting in a wooden chair, wearing red silk robes, black shoes, a black hat, and sporting a black mustache and goatee
Trái: Chân dung Tống Thái Tông (976 – 997)
Phải: Chân dung Tống Thần Tông (1067 - 1085)

Nhà Tống được thành lập bởi Tống Thái Tổ (960 – 976) sau sự kiện binh biến Trần Kiều. Năm 960, Tống Thái Tổ thống nhất hoàn toàn Trung Quốc, chấm dứt thời kỳ Ngũ đại Thập quốc loạn lạc. Tuy nhiên, vùng 16 châu Yên Vân, từng bị Thạch Kính Đường cắt nhượng cho nhà Liêu (907 – 1125) của người Khiết Đan, vẫn nằm ngoài quyền kiểm soát của nhà Tống. Trong hơn một thế kỷ sau đó, nhà Tống liên tục phát động các chiến dịch quân sự với nhà Liêu nhằm giành lại vùng đất chiến lược này, nhưng kết quả không như mong đợi.[2] Nhà Liêu cuối cùng cũng bị tiêu diệt năm 1125 bởi liên quân Tống – Kim, đứng đầu là Hoàng đế Kim Thái Tông (1123 – 1134). Tuy nhiên, sau khi chiến thắng, nhà Kim nhanh chóng trở mặt, chuyển từ đồng minh thành kẻ thù và phát động chiến tranh xâm lược nhà Tống.[2] Trong sự biến Tĩnh Khang,[3] đại quân nhà Kim đã phá thành Biện Kinh năm 1127, bắt sống Thái thượng hoàng Tống Huy Tông (1100 – 1126) và con trai là Tống Khâm Tông (1126 – 1127).[4]

Thứ tử của Huy Tông là Triệu Cấu, tức Tống Cao Tông (1127 – 1162), dẫn tông thất chạy về phía Nam, tái lập triều đình nhà Tống tại khu vực ngày nay là Nam Kinh.[5] Năm 1129, ông lập Lâm An (nay là Hàng Châu) làm hành đô, và đến năm 1132, chính thức sách phong Lâm An làm quốc đô, mở đầu thời kỳ Nam Tống.[6] Trong suốt nhiều thập kỷ sau đó, quân Kim nhiều lần Nam hạ nhằm thôn tính lãnh thổ Nam Tống, nhưng đều thất bại. Năm 1165, dưới thời Tống Hiếu Tông (1162 – 1189) và Kim Thế Tông (1161 – 1189), hai nước đạt được thỏa thuận hòa bình, ký kết hiệp ước, tạm thời ổn định mối quan hệ song phương.[7][8] Nam Tống tiếp tục duy trì quyền cai trị ở miền Nam Trung Quốc cho đến năm 1279, khi triều Nguyên do Hốt Tất Liệt, Đại Hãn của Đế quốc Mông Cổ, chỉ huy đại quân Nam chinh, phát động chiến dịch diệt Tống.[9] Sau thất bại trong trận Nhai Môn, Thừa tướng Lục Tú Phu ôm ấu chúa là Tống đế Bính (1278 – 1279) nhảy xuống biển tự tận ngày 19 tháng 3 năm 1279.[10]

Danh xưng và tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ thời kỳ Nhà Tần (226 – 206 TCN) cho đến Nhà Thanh (1644 – 1912), các vị vua chúa đứng đầu Nhà nước được biết đến với danh hiệu Hoàng đế.[11][12] Trong các văn bản lịch sử, các Hoàng đế Nhà Tống, cùng các Hoàng đế Nhà Đường, Nhà Nguyên đều được gọi bằng miếu hiệu của họ (廟號), miếu hiệu của vua đã chết được vua nối ngôi, hoặc đình thần đặt để viết trên bài vị hay trên các bài văn tế đọc trong các dịp giỗ chạp. Trước thời Nhà Đường, Hoàng đế thường được gọi bằng thụy hiệu (諡號), thuỵ hiệu là tên được đặt cho vua chúa sau khi quá cố. Thời Nhà Minh (1368 – 1644) và Nhà Thanh, tên các vị Hoàng đế được gọi bằng niên hiệu duy nhất của họ.[11] Trong khi vào thời kỳ Nhà Tống và trước đó, một vị vua thường có nhiều niên hiệu trong thời gian cai trị.[13] Số lượng ký tự của miếu hiệu tăng trưởng ổn định hơn sau thời kỳ Nhà Hán (202 TCN – 220). Ví dụ, thụy hiệu của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, vị vua lập ra nhà nước Mãn Châu ở miền Bắc Trung Hoa và sau đó là Nhà Thanh có tất cả 29 ký tự (Thừa Thiên Quảng Vận Thánh Đức Thần Công Triệu Kỉ Lập Cực Nhân Hiếu Duệ Vũ Đoan Nghị Khâm An Hoằng Văn Định Nghiệp Cao Hoàng đế, 承天廣運聖德神功肇紀立極仁孝睿武端毅欽安弘文定業高皇帝).[11] Thời Nhà Đường, miếu hiệu ngắn hơn rất nhiều, nhưng sang thời kỳ Nhà Tống, số ký tự mới bắt đầu tăng lên.[11] Mỗi Hoàng đế đều có lăng hiệu (陵號) khác nhau dành cho lăng tẩm của mình.[14]

Hoàng đế

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Tống, 960 – 1127

[sửa | sửa mã nguồn]
Miếu hiệu (廟號) Thụy hiệu (諡號) Trị vì Niên hiệu (年號)
Thái Tổ (太祖) Khải Vận Lập Cực Anh Vũ Duệ Văn Thần Đức Thánh Công Chí Minh Đại Hiếu Hoàng đế
(啓運立極英武睿文神德聖功至明大孝皇帝)
21 tháng 3, 960 14 tháng 11, 976

Kiến Long (建隆) 960 – 963[15]
Càn Đức (乾德) 963 – 968[16]
Khai Bảo (開寶) 968 – 976[17]

Thái Tông (太宗) Chí Nhân Ứng Đạo Thần Công Thánh Đức Văn Võ Duệ Liệt Đại Mnh Quảng Hiếu Hoàng đế
(至仁應道神功聖德文武睿烈大明廣孝皇帝)
15 tháng 11, 976 8 tháng 5, 997

Thái Bình Hưng Quốc (太平興國) 976 – 984[18]
Ung Hi (雍熙) 984 – 987[19]
Đoan Củng (端拱) 988 – 989[20]
Thuần Hoá (淳化) 990 – 994[21]
Chí Đạo (至道) 995 – 997[22]

Chân Tông (真宗) Ưng Phù Kê Cổ Thần Công Nhượng Đức Văn Minh Vũ Định Chương Thánh Nguyên Hiếu Hoàng đế
(膺符稽古神功讓德文明武定章聖元孝皇帝)
10 tháng 5, 997 23 tháng 3, 1022

Hàm Bình (咸平) 998 – 1003[23]
Cảnh Đức (景德) 1004 – 1007[24]
Đại Trung Tường Phù (大中祥符) 1008 – 1016[25]
Thiên Hi (天禧) 1017 – 1021[26]
Càn Hưng (乾興) 1022[27]

Nhân Tông (仁宗) Thể Thiên Pháp Đạo Cực Công Toàn Đức Thần Văn Thánh Vũ Duệ Triết Minh Hiếu Hoàng đế
(體天法道極功全德神文聖武睿哲明孝皇帝)
24 tháng 3, 1022 30 tháng 4, 1063

Thiên Thánh (天聖) 1023 – 1032[28]
Minh Đạo (明道) 1032 – 1033[29]
Cảnh Hữu (景祐) 1034 – 1038[30]
Bảo Nguyên (寶元) 1038 – 1040[31]
Khang Định (康定) 1040 – 1041[32]
Khánh Lịch (慶曆) 1041 – 1048[33]
Hoàng Hữu (皇祐) 1049 – 1054[34]
Chí Hoà (至和) 1054 – 1056[35]
Gia Hữu (嘉祐) 1056 – 1063[36]

Anh Tông (英宗) Thể Càn Ứng Lịch Long Công Thịnh Đức Hiến Văn Túc Vũ Duệ Thánh Tuyên Hiếu Hoàng đế
(體乾應歷隆功盛德憲文肅武睿聖宣孝皇帝)
2 tháng 5, 1063 25 tháng 1, 1067

Trì Bình (治平) 1064 – 1067[37]

Thần Tông (神宗) Thể Nguyên Hiển Đạo Pháp Cổ Lập Hiến Đế Đức Vương Công Anh Văn Liệt Vũ Khâm Nhân Thánh Hiếu Hoàng đế
(體元顯道法古立憲帝德王功英文烈武欽仁聖孝皇帝)
26 tháng 1, 1067 30 tháng 3, 1085

Hi Ninh (熙寧) 1068 – 1077[38]
Nguyên Phong (元豐) 1078 – 1085[39]

Triết Tông (哲宗) Hiến Nguyên Kế Đạo Hiển Đức Định Công Khâm Văn Duệ Vũ Tề Thánh Chiêu Hiếu Hoàng đế
(憲元繼道顯德定功欽文睿武齊聖昭孝皇帝)
1 tháng 4, 1085 23 tháng 2, 1100

Nguyên Hữu (元祐) 1086 – 1094[40]
Thiệu Thánh (紹聖) 1094 – 1098[41]
Nguyên Phù (元符) 1098 – 1100[42]

Huy Tông (徽宗) Thể Thần Hợp Đạo Tuấn Liệt Tốn Công Thánh Văn Nhân Đức Hiến Từ Hiển Hiếu Hoàng đế
(體神合道駿烈遜功聖文仁德憲慈顯孝皇帝)
24 tháng 2, 1100 18 tháng 1, 1126

Kiến Trung Tĩnh Quốc (建中靖國) 1101[43]
Sùng Ninh (崇寧) 1102 – 1106[44]
Đại Quán (大觀) 1107 – 1110[45]
Chính Hoà (政和) 1111 – 1118[46]
Trọng Hoà (重和) 1118 – 1119[47]
Tuyên Hoà (宣和) 1119 – 1125[48]

Khâm Tông (欽宗) Cung Văn Thuận Đức Nhân Hiếu Hoàng đế
(恭文順德仁孝皇帝)
19 tháng 1, 1126 9 tháng 1, 1127

Tĩnh Khang (靖康) 1125 – 1127[49]

Nam Tống, 1127 – 1279

[sửa | sửa mã nguồn]
Miếu hiệu (廟號) Thụy hiệu (諡號) Trị vì Niên hiệu (年號)
Cao Tông (高宗) Thụ Mệnh Trung Hưng Toàn Công Chí Đức Thánh Thần Vũ Văn Chiêu Nhân Hiến Hiếu Hoàng đế
(受命中兴全功至德圣神武文昭仁宪孝皇帝)
12 tháng 6, 1127 24 tháng 7, 1162

Tĩnh Viêm (靖炎) 1127 – 1130[50][a]
Thiệu Hưng (紹興) 1131 – 1162[52]

Hiếu Tông (孝宗) Thiệu Thống Đồng Đạo Quan Đức Chiêu Công Triết Văn Thần Vũ Minh Thánh Thành Hiếu Hoàng đế
(紹統同道冠德昭功哲文神武明聖成孝皇帝)
24 tháng 7, 1162 18 tháng 2, 1189

Long Hưng (隆興) 1163 – 1164[53]
Càn Đạo (乾道) 1165 – 1173[54]
Thuần Hi (淳熙) 1174 – 1189[55]

Quang Tông (光宗) Tuần Đạo Hiến Nhân Minh Công Mậu Đức Ôn Văn Thuận Vũ Thánh Triết Từ Hiếu Hoàng đế
(循道憲仁明功茂德溫文順武聖哲慈孝皇帝)
18 tháng 2, 1189 5 tháng 7, 1194

Thiệu Hi (紹熙) 1190 – 1194[56]

Ninh Tông (恭孝) Pháp Thiên Bị Đạo Thuần Đức Mậu Công Nhân Văn Triết Vũ Thánh Duệ Cung Hiếu Hoàng đế
(法天備道純德茂功仁文哲武聖睿恭孝皇帝)
24 tháng 7, 1194 17 tháng 9, 1224

Khánh Nguyên (慶元) 1195 – 1200[57]
Gia Thái (嘉泰) 1201 – 1204[58]
Khai Hi (開禧) 1205 – 1207[59]
Gia Định (嘉定) 1208 – 1224[60]

Lý Tông (理宗) Kiến Đạo Bị Đức Thái Công Phục Hưng Liệt Văn Nhân Võ Thánh Minh An Yên Hiếu Hoàng đế
(建道備德大功復興烈文仁武聖明安孝皇帝)
17 tháng 9, 1224 16 tháng 11, 1264

Bảo Khánh (寶慶) 1225 – 1227[61]
Thiệu Định (紹定) 1228 – 1233[62]
Đoan Bình (端平) 1234 – 1236[63]
Gia Hi (嘉熙) 1237 – 1240[64]
Thuần Hữu (淳祐) 1241 – 1252[65]
Bảo Hữu (寶祐) 1253 – 1258[66]
Khai Khánh (開慶) 1259[67]
Cảnh Định (景定) 1260 – 1264[68]

Độ Tông (度宗) Đoan Văn Minh Vũ Cảnh Hiếu Hoàng đế
(端文明武景孝皇帝)
66 tháng 11, 1264 12 tháng 8, 1274

Hàm Thuần (咸淳) 1265 – 1274[69]

Cung Tông (恭宗) Hiếu Cung Ý Thánh Hoàng đế
(孝恭懿圣皇帝)
12 tháng 8, 1274 4 tháng 2, 1276

Đức Hữu (德祐) 1275 – 1276[70]

Đoan Tông (端宗) Dụ Văn Chiêu Vũ Mẫn Hiếu Hoàng đế
(裕文昭武愍孝皇帝)
14 tháng 6, 1276 8 tháng 5, 1278

Cảnh Viêm (景炎) 1276 – 1278[71]

Hoài Tông (懷宗) Cung Văn Ninh Vũ Ai Hiếu Hoàng đế
(恭文寧武哀孝皇帝)
10 tháng 3, 1278 19 tháng 3, 1279

Tường Hưng (祥興) 1278 – 1279[72]


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Triệu Cấu - tức là Cao Tông lên ngôi vào 1127, nhưng bị các tướng Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn phế truất 25 ngày từ 26 tháng 3 tới 20 tháng 4 1129. Khi phục vị, bị người Nữ Chân truy đuổi và không kiểm soát được toàn bộ miền Hoa Nam cho tới cuối thập niên 1130.[51]

Trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mote (1999), tr. 98–99.
  2. ^ a b Bol (2001), tr. 112.
  3. ^ Hennessey (1984), tr. 42, 51.
  4. ^ Ebrey, Walthall & Palais (2006), tr. 165–167.
  5. ^ Gernet (1962), tr. 22.
  6. ^ Coblin (2002), tr. 533.
  7. ^ Tillman (1995), tr. 29.
  8. ^ Mostern (2008), tr. 241.
  9. ^ Rossabi (1988), tr. 8, 53.
  10. ^ Rossabi (1988), tr. 93–94.
  11. ^ a b c d Wilkinson (1998), tr. 106.
  12. ^ Mote (1999), tr. 98.
  13. ^ Wilkinson (1998), tr. 106–107.
  14. ^ Wilkinson (1998), tr. 107.
  15. ^ Bá Dương (1977), tr. 873–876.
  16. ^ Bá Dương (1977), tr. 876–878.
  17. ^ Bá Dương (1977), tr. 878–881.
  18. ^ Bá Dương (1977), tr. 881–883.
  19. ^ Bá Dương (1977), tr. 883–885.
  20. ^ Bá Dương (1977), tr. 885–886.
  21. ^ Bá Dương (1977), tr. 886–887.
  22. ^ Bá Dương (1977), tr. 887.
  23. ^ Bá Dương (1977), tr. 887–891.
  24. ^ Bá Dương (1977), tr. 891–892.
  25. ^ Bá Dương (1977), tr. 892–894.
  26. ^ Bá Dương (1977), tr. 894–895.
  27. ^ Bá Dương (1977), tr. 895.
  28. ^ Bá Dương (1977), tr. 895–896.
  29. ^ Bá Dương (1977), tr. 896–897.
  30. ^ Bá Dương (1977), tr. 897–898.
  31. ^ Bá Dương (1977), tr. 898.
  32. ^ Bá Dương (1977), tr. 898–899.
  33. ^ Bá Dương (1977), tr. 899–903.
  34. ^ Bá Dương (1977), tr. 903–904.
  35. ^ Bá Dương (1977), tr. 905.
  36. ^ Bá Dương (1977), tr. 905–907.
  37. ^ Bá Dương (1977), tr. 908–909.
  38. ^ Bá Dương (1977), tr. 909–914.
  39. ^ Bá Dương (1977), tr. 914–918.
  40. ^ Bá Dương (1977), tr. 918–921.
  41. ^ Bá Dương (1977), tr. 921–923.
  42. ^ Bá Dương (1977), tr. 923–924.
  43. ^ Bá Dương (1977), tr. 927.
  44. ^ Bá Dương (1977), tr. 927–928.
  45. ^ Bá Dương (1977), tr. 928–929.
  46. ^ Bá Dương (1977), tr. 929–931.
  47. ^ Bá Dương (1977), tr. 931.
  48. ^ Bá Dương (1977), tr. 932–935.
  49. ^ Bá Dương (1977), tr. 937–938.
  50. ^ Bá Dương (1977), tr. 938–942.
  51. ^ Bá Dương (1977), tr. 941–942.
  52. ^ Bá Dương (1977), tr. 944–961.
  53. ^ Bá Dương (1977), tr. 961–962.
  54. ^ Bá Dương (1977), tr. 963–965.
  55. ^ Bá Dương (1977), tr. 965–969.
  56. ^ Bá Dương (1977), tr. 970–972.
  57. ^ Bá Dương (1977), tr. 972–973.
  58. ^ Bá Dương (1977), tr. 977–978.
  59. ^ Bá Dương (1977), tr. 979–981.
  60. ^ Bá Dương (1977), tr. 981–988.
  61. ^ Bá Dương (1977), tr. 989–990.
  62. ^ Bá Dương (1977), tr. 991–994.
  63. ^ Bá Dương (1977), tr. 995–996.
  64. ^ Bá Dương (1977), tr. 996–997.
  65. ^ Bá Dương (1977), tr. 998–1002.
  66. ^ Bá Dương (1977), tr. 1003–1004.
  67. ^ Bá Dương (1977), tr. 1005.
  68. ^ Bá Dương (1977), tr. 1006–1008.
  69. ^ Bá Dương (1977), tr. 1008–1011.
  70. ^ Bá Dương (1977), tr. 1012–1013.
  71. ^ Bá Dương (1977), tr. 1013–1015.
  72. ^ Bá Dương (1977), tr. 1015–1016.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bielenstein, Hans (1980). The Bureaucracy of Han Times. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-22510-8.
  • Bá Dương (1977). Timeline of Chinese History 中國歷史年表. Đài Bắc: Sing-Kuang Book Company Ltd.
  • Bol, Peter K. (2001). “Whither the Emperor? Emperor Huizong, the New Policies, and the Tang-Song Transition”. Journal of Song and Yuan Studies (31): 103–134. JSTOR 23496091.
  • Coblin, W. South (2002). “Migration History and Dialect Development in the Lower Yangtze Watershed”. Bulletin of the School of Oriental and African Studies. 65 (3): 529–543. doi:10.1017/S0041977X02000320. JSTOR 4146032.
  • de Crespigny, Rafe (2007) [23–220 AD]. A Biographical Dictionary of Later Han to the Three Kingdoms. Leiden: Koninklijke Brill. ISBN 978-90-04-15605-0.
  • Ebrey, Patricia Buckley (1999). The Cambridge Illustrated History of China (paperback). Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-66991-X.
  • Ebrey, Patricia; Walthall, Anne; Palais, James (2006). East Asia: A Cultural, Social, and Political History. Boston: Houghton Mifflin Company. ISBN 0-618-13384-4.
  • Gernet, Jacques (1962). Daily Life in China on the Eve of the Mongol Invasion, 1250–1276. Stanford: Stanford University Press. ISBN 0-8047-0720-0.
  • Grant, Reg (2010). Battle at Sea: 3000 years of naval warfare. London: Dorling Kindersley. ISBN 978-0756639730.
  • Hartwell, Robert M. (1982). “Demographic, Political, and Social Transformations of China, 750–1550”. Harvard Journal of Asiatic Studies. 42 (2): 365–442. doi:10.2307/2718941. JSTOR 2718941.
  • Hennessey, William O. (tháng 7 năm 1984). “Classical Sources and Vernacular Resources in "Xuanhe Yishi": The Presence of Priority and the Priority of Presence”. Chinese Literature: Essays, Articles, Reviews. 6 (1/2): 33–52. doi:10.2307/823445. JSTOR 823445.
  • Hucker, Charles O. (1975). China's Imperial Past: An Introduction to Chinese History and Culture. Stanford: Stanford University Press. ISBN 0-8047-0887-8.
  • Hymes, Robert P. (1986). Statesmen and Gentlemen: The Elite of Fu-Chou, Chiang-Hsi, in Northern and Southern Sung. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-30631-0.
  • Mostern, Ruth (2008). “From Battlefields to Counties: War, Border, and State Power in Southern Song Huainan”. Trong Wyatt, Don J. (biên tập). Battlefronts Real and Imagined: War, Border, and Identity in the Chinese Middle Period. New York: Palgrave MacMillan. tr. 227–252. ISBN 978-1-4039-6084-9.
  • Mote, Frederick W. (1999). Imperial China: 900–1800. Cambridge: Harvard University Press. ISBN 0-674-01212-7.
  • Needham, Joseph (1972). Science and Civilization in China: Volume 1, Introductory Orientations. London: Syndics of the Cambridge University Press. ISBN 0-521-05799-X.
  • Rossabi, Morris (1988). Khubilai Khan: His Life and Times. Berkeley, Los Angeles, London: University of California Press. ISBN 0520067401.
  • Tillman, Hoyt C.; West, Stephen H. (1995). China Under Jurchen Rule: Essays on Chin Intellectual and Cultural History. Albany: State University of New York Press. ISBN 0-7914-2273-9.
  • Walton, Linda (1999). Academies and Society in Southern Sung China. Honolulu: University of Hawaii Press. ISBN 0824819624. JSTOR 3558593.
  • Wang, Yu-ch'uan (tháng 6 năm 1949). “An Outline of The Central Government of The Former Han Dynasty”. Harvard Journal of Asiatic Studies. 12 (1/2): 134–187. doi:10.2307/2718206. JSTOR 2718206.
  • Wilkinson, Endymion (1998). Chinese History: A Manual. Cambridge and London: Harvard University Asia Center of the Harvard University Press. ISBN 0-674-12378-6.
  • Yuan, Zheng (Summer 1994). “Local Government Schools in Sung China: A Reassessment”. History of Education Quarterly. 34 (2): 193–213. doi:10.2307/369121. JSTOR 369121.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp kĩ năng tối thượng thuộc Thiên Sứ hệ và Ác Ma hệ - Tensura
Tổng hợp kĩ năng tối thượng thuộc Thiên Sứ hệ và Ác Ma hệ - Tensura
Theo lời Guy Crimson, ban đầu Verudanava có 7 kĩ năng tối thượng được gọi là "Mĩ Đức"
[Anime Review] Zankyou no Terror – Nhớ đến họ, những con người đã ngã xuống
[Anime Review] Zankyou no Terror – Nhớ đến họ, những con người đã ngã xuống
Zankyou no Terror là một phim nặng về tính ẩn dụ hình ảnh lẫn ý nghĩa. Những câu đố xoay vần nối tiếp nhau, những hành động khủng bố vô hại tưởng chừng như không mang ý nghĩa, những cuộc rượt đuổi giữa hai bên mà ta chẳng biết đâu chính đâu tà
The Alley Flash - Weapon Guide Genshin Impact
The Alley Flash - Weapon Guide Genshin Impact
The Alley Flash is a Weapon Event's weapon used to increase the damage dealt by the wearer, making it flexible to the characters
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール) là một series anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Sui Ishida