Di chỉ Nậm Tun

Hang Nậm Tun trên bản đồ Việt Nam
Hang Nậm Tun
Hang Nậm Tun
Hang Nậm Tun (Việt Nam)

Di chỉ Nậm Tun là di chỉ khảo cổhang Nậm Tun tại vùng đất bản Phiêng ĐanhMường So huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, Việt Nam.[1][2]

Trước đây hang Nậm Tun có tên gọi là Thẳm Hộ Khoại, theo tiếng dân tộc Thái có nghĩa là Hang Dào trâu.[3]

Di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định 669/QĐ-BVHTTDL ngày 07/02/2013.[4][5][6]

Hang Nậm Tun bản Phiêng Đanh cách thành phố Lai Châu 22°23′34″B 103°28′57″Đ / 22,392657°B 103,482558°Đ / 22.392657; 103.482558 (Tp. Lai Châu) trên 25 km hướng tây bắc. Từ thành phố đi theo quốc lộ 4D hướng tây bắc sẽ đến xã Mường So.

Hang là dạng karst trong núi đá vôi, rộng 12 m, cao 8,50 m, sâu 9,5 m, quay mặt hướng tây hướng về dòng Nậm So. Bề mặt hang không bằng phẳng.

Khảo sát

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1972 Viện Khảo cổ học Việt Nam đã thực hiện khai quật trên diện tích 42 m². Kết quả xác định tầng văn hoá có cấu trúc phức tạp, gồm 4 lớp

  • Lớp 1, dày 0,10-0,20 m có vết tích của nhiều thời đại;
  • Lớp 2, dày 0,30-0,50 m có công cụ ghè đẽo, mãnh tước nhỏ công cụ xương, cuối lớp này là cuội;
  • Lớp 3 dày 0,60-0,80 m, có công cụ ghè đẽo thô sơ, to, dưới là cuội;
  • Lớp 4, dày 0,70-0,80 m, nhiều công cụ cuội ghè thô, nặng.
  • Lớp dưới cùng là 2 ngôi mộ ở độ sâu 1,5-1,60 m.

Hiện vật tìm được là 977 tiêu bản. Nó cho thấy đây là di chỉ cư trú có niên đại kéo dài từ văn hoá Hoà Bình sang hậu kỳ Thời đại đồ đá mới.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48-27-D. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ Di chỉ khảo cổ Nậm Tun. Du lịch Lai Châu, 2014. Truy cập 13/03/2016.
  4. ^ Quyết định Về việc xếp hạng di tích quốc gia. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL, 2013. Truy cập 13/03/2016.
  5. ^ Lễ hội Nàng Han và đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia di chỉ khảo cổ Nậm Tun. Lai Châu Online, 17/03/2014. Truy cập 13/03/2016.
  6. ^ Xếp hạng 14 di tích quốc gia Lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2016 tại Wayback Machine. Tuoitre Online, 07/03/2013. Truy cập 13/03/2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Xác suất có thật sự tồn tại?
Xác suất có thật sự tồn tại?
Bài dịch từ "Does probability exist?", David Spiegelhalter, Nature 636, 560-563 (2024)
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Dù là Tam đệ tử được Đường Tăng thu nhận cho cùng theo đi thỉnh kinh nhưng Sa Tăng luôn bị xem là một nhân vật mờ nhạt
Nhân vật Tsugikuni Yoriichi -  Kimetsu no Yaiba
Nhân vật Tsugikuni Yoriichi - Kimetsu no Yaiba
Tsugikuni Yoriichi「継国緑壱 Tsugikuni Yoriichi」là một kiếm sĩ diệt quỷ huyền thoại thời Chiến quốc. Ông cũng là em trai song sinh của Thượng Huyền Nhất Kokushibou.
Tóm tắt chương 220 - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 220 - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là hình ảnh Ngục môn cương, kèm theo là bảng thông tin người chơi "GETO SUGURU" sở hữu 309 điểm