Duma Quốc gia Госуда́рственная ду́ма Gosudarstvennaya duma | |
---|---|
Quốc hội Liên bang Nga | |
Dạng | |
Mô hình | Hạ viện của Quốc hội Liên bang |
Lãnh đạo | |
Chủ tịch Duma Quốc gia | |
Cơ cấu | |
Số ghế | 450 |
Chính đảng |
|
Bầu cử | |
Hệ thống đầu phiếu | Phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín trực tiếp |
Bầu cử vừa qua | 17–19/9/2021 |
Trụ sở | |
Tòa nhà Duma Quốc gia Quảng trường Manege Moskva | |
Trang web | |
http://www.duma.gov.ru/ |
Bài này nằm trong loạt bài về: Chính trị và chính phủ Nga |
Duma Quốc gia[1] hay Duma Nhà nước (tiếng Nga: Государственная дума (Gosudarstvennaya duma), là hạ viện của Quốc hội Liên bang Nga[2][3].
Duma có 450 nghị sĩ, nghị sĩ của Duma được bầu phải là công dân Nga, trên 21 tuổi, và có quyền bầu cử của công dân. Nghị sĩ của Duma không thể cùng đảm nhiệm là nghị sĩ của Hội đồng Liên bang Nga[4].
Kể từ năm 2007 tới 2011, Duma được bầu qua danh sách chung ứng viên của chính đảng, tổng số phiếu trên 7% mới được vào Duma (2016 ngưỡng là 5%). Nhiệm kỳ của Duma trước đây là 4 năm, sau năm 2011 nhiệm kỳ là 5 năm. Duma có tất cả sáu cuộc bầu cử vào các năm 1993, 1995, 1999, 2003, 2007 và 2011[5][6].
Duma Quốc gia được thành lập đầu tiên năm 1906 dưới triều Sa hoàng Nicholas II và là Quốc hội đầu tiên của Nga. 2 Duma đầu tiên bị giải thể sau vài tháng hoạt động. Sau khi cải cách bầu cử Duma lần thứ 3 được bầu tháng 11/1907 đại biểu đa phần là giới thượng lưu, ảnh hưởng của Duma bị hạn chế. Việc thành lập Duma cũng như cuộc cải cách năm 1905 đã từng bước loại bỏ chế độ chuyên chế của Nga dẫn tới cách mạng tháng 2 và xóa bỏ chế độ chuyên chế của Nga. Duma Đế chế Nga trải qua 4 khóa; khóa 1 (27/4/1906-19/2/1907); khóa 2 (20/2/1907-3/6/1907); khóa 3 (1907-6/1912); khóa 4 (1912-1917)
Sau khủng hoảng Hiến pháp năm 1993, Duma được tái lập trở lại thay cho Hội đồng Cộng hòa (còn được gọi Soviet cộng hòa).
Hiến pháp Liên bang Nga (Điều 103) quy định quyền hạn Duma Quốc gia có quyền thực hiện:
Duma Quốc gia thông qua các nghị định liên quan đến thẩm quyền của mình theo Hiến pháp của Liên bang Nga.
Duma có thể bị giải tán bởi sắc lệnh của Tổng thống trong 3 trường hợp:
Duma Quốc gia thành lập Ủy ban và Hội đồng. Ủy ban là cơ quan hoạt động chính của Duma. Chủ tịch Ủy ban và đại biểu của Ủy ban được bầu theo đa số phiếu trong Duma.
Ủy ban là đơn vị cấu trúc chính của Duma, các Ủy ban được tổ chức theo chuyên trách thực hiện. Tại Duma khóa V (2007-2011) có 32 Ủy ban, đến khóa VI có 29 Ủy ban. Ủy ban của Duma hoạt động đồng thời với nhiệm kỳ của Duma. Thẩm quyền của Duma bao gồm:
phân tích các thực hành của pháp luật.
29 Ủy ban của Duma trong nhiệm kỳ VI:
Hội đồng Duma Quốc gia được thành lập trong trường hợp quy định của luật pháp. Nhiệm kỳ của Hội đồng không quá nhiệm kỳ của Duma.Duma có 6 Hội đồng:
Thứ | Chân dung | Tên | Nhiệm kỳ bắt đầu | Nhiệm kỳ kết thúc | Đảng chính trị | Nhiệm ký |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Ivan Rybkin | 14/1/1994 | 17/1/1996 | Đảng Nông nghiệp Nga | 1 | |
2 | Gennadiy Seleznyov | 17/1/1996 | 18/1/2000 | Đảng Cộng sản Liên bang Nga (trước 4/6/2002) ↓ Phi đảng phái / Độc lập(4/6/2002 - 29/10/2002) ↓ Phi đảng phái / Đảng nước Nga mới(từ 29/10/2002) |
2 | |
18/1/2000 | 29/12/2003 | 3 | ||||
3 | Boris Gryzlov | 29/12/2003 | 24/12/2007 | Nước Nga thống nhất | 4 | |
24/12/2007 | 19/12/2011 | 5 | ||||
4 | Sergey Naryshkin | 20/12/2011 | 5/10/2016 | Nước Nga thống nhất | 6 | |
5 | Vyacheslav Volodin | 5/10/2016 | Đương nhiệm | Nước Nga thống nhất | 7 |