Eo biển Bering

Ảnh chụp từ vệ tinh của eo biển Bering
Bản đồ hàng hải của eo biển Bering

Eo biển Beringeo biển phân cách châu ÁBắc Mỹ, nằm giữa mũi Dezhnev, điểm cực đông của châu Ámũi Prince of Wales (Hoàng tử xứ Wales), điểm cực tây của châu Mỹ. Nó rộng khoảng 85 km (53 dặm), với độ sâu từ 30 đến 50 m (100–165 ft).

Eo biển này nối biển Chukchi (một phần của Bắc Băng Dương) ở phía bắc với biển Bering (một phần của Thái Bình Dương) ở phía nam. Nó được đặt tên theo Vitus Bering, một nhà thám hiểm người Nga gốc Đan Mạch, là người đã vượt qua eo biển này năm 1728.

Quần đảo Diomede (hay quần đảo Ratmanov trong tiếng Nga) nằm ở khoảng chính giữa của eo biển Bering.

Đã có những đề nghị xây dựng cầu để nối liền hai bờ eo biển Bering giữa AlaskaSiberia, được một số người phong cho là Cầu hòa bình liên lục địa, và còn có những đề nghị khác để nối liền hai bờ bằng đường hầm dưới đáy eo biển.

Trong các thời kỳ băng hà, khu vực eo biển đã là cầu đất liền được biết đến như là cầu đất liền Bering.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
BoJ đã chính thức trở thành ngân hàng cuối cùng trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo khi quốc gia này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát.
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
Đạo Giáo đại thái được chia thành hai trường phái lớn là: Phù lục và Đan đỉnh
Mavuika
Mavuika "bó" char Natlan
Nộ của Mavuika không sử dụng năng lượng thông thường mà sẽ được kích hoạt thông qua việc tích lũy điểm "Chiến ý"
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2