Giáo phận Công giáo tại Trung Quốc

Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc ở Đại lục (gồm cả các lãnh thổ riêng biệt như Hồng Kông và Ma Cao) hiện tại được Tòa Thánh Vatican tổ chức theo không gian địa giới gồm có 20 giáo tỉnh. Mỗi giáo tỉnh nêu trên lại được chia thành các giáo phận cùng một tổng giáo phận. Theo đó, trên lãnh thổ Trung Hoa (bao gồm cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan) có tất cả 21 tổng giáo phận và 98 giáo phận trực thuộc giáo tỉnh. Đứng đầu mỗi tổng giáo phận là một Tổng giám mục (có thể mang thêm tước Hồng y), đứng đầu mỗi giáo phận là một Giám mục. Ngoài ra, tại Đại lục còn có 2 giáo phận, 1 Giám quản Tông Tòa và 29 Phủ doãn Tông Tòa trực thuộc Tòa Thánh.

Bên cạnh đó, tại Trung Quốc còn tồn tại một hệ thống giáo phận riêng do Giám mục đoàn Công giáo Trung Quốc tổ chức. Hệ thống này được chính quyền Trung Quốc ủng hộ nhưng không được Tòa Thánh công nhận. Do tác động từ chính quyền Trung Quốc, nhiều giáo phận thuộc Tòa Thánh trong tình trạng trống tòa hoặc cản tòa. Đối lại, Tòa Thánh tuyên bố phạt vạ tuyệt thông đối với các giám mục do Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc phong chức mà không được Tòa Thánh phê chuẩn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng truyền giáo sơ khai

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ đốc giáo được truyền bá vào Trung Quốc từ thời Đường qua con đường tơ lụa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời kỳ Trung Cổ kéo dài, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáoNho giáo, mà Thiên Chúa giáo hầu như không thể phát triển ở Trung Quốc một thời gian dài. Mãi đến thế kỷ thứ 13, khi gót sắt chinh phục của Đế chế Mông Cổ lan đến châu Âu, trớ trêu thay lại là điều kiện để các nhà truyền giáo phát triển tại Trung Quốc, dưới sự bảo hộ của các Đại hãn Nguyên - Mông. Những hoạt động của các nhà truyền giáo thuộc Giáo hội Công giáo Rôma được ghi lại trong các tài liệu Trung Quốc vào thế kỷ 13. Đặc biệt với hành trạng của vị linh mục dòng Phanxicô người Ý là Giovanni da Montecorvino, người đã đến Khanbaliq, tức Đại Đô của nhà Nguyên (nay là Bắc Kinh) vào năm 1294, được yết kiến Nguyên Thành Tông. Năm 1299, ông đã cho xây dựng một nhà thờ và năm 1305 xây thêm một nhà thờ nữa ở đối diện với Hoàng cung. Sau khi nghiên cứu ngôn ngữ địa phương, ông bắt đầu dịch Tân Ước và Thánh Vịnh, ước tính đã cải đạo cho từ 6.000 đến 30.000 người vào những năm 1300. Năm 1307, Giáo hoàng Clêmentê V đã cho xác lập Tổng giáo phận Khanbaliq, một giáo phận lớn nhất trong lịch sử Công giáo, với phạm vi bao trùm hầu hết Đế chế Nguyên Mông. Giáo hoàng cũng phong Giovanni da Montecorvino lên bậc Tổng giám mục Tổng giáo phận Khanbaliq, kèm theo ngôi Thượng phụ hiệu tòa Viễn Đông. Bảy giám mục dòng Phanxicô cũng được cử đến Trung Quốc để hỗ trợ cho Montecorvino cai quản vùng truyền giáo rộng lớn này. Tuy nhiên, chỉ có ba người đến nơi vào năm 1308. Năm 1312, thêm 3 giám mục nữa đến từ Rome để hỗ trợ cho Montecorvino. Năm 1313, Giáo phận Thứ Đồng được thành lập, và đến năm 1320, Giáo phận Ili-baluc thành lập, đều tách ra từ Tổng giáo phận Khanbaliq. Tuy có những thành công bước đầu, số tín đồ chỉ trong thời gian ngắn đạt đến hơn 6 vạn người ở vùng Đại Đô,[1] nhưng do nhiều nhân tố, mà quan trọng nhất là sự suy tàn của nhà Nguyên, nhân tố bảo trợ cho sự phát triển của Cơ đốc giáo, dẫn đến sự chấm dứt hoạt động của sứ mệnh truyền giáo.[2] Năm 1368, quân Minh công chiếm Đại Đô, đuổi người Mông Cổ lên mạc Bắc. Năm 1375, Tổng giáo phận Khanbaliq bị triệt tiêu.[3]

Nỗ lực lập lại vùng truyền giáo của dòng Tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối thể kỷ thứ XV, nổi lên các hạm đội thực dân của 2 cường quốc trên biển là Tây Ban NhaBồ Đào Nha. Đi theo những hạm đội thực dân, các nhà truyền giáo bắt đầu nối lại hoạt động hướng đến Trung Quốc. Đều là những quốc gia Công giáo kỳ cựu, cả Tây Ban Nha lẫn Bồ Đào Nha cạnh tranh nhau quyết liệt trong địa hạt kinh tế và khai thác thuộc địa, cũng như hoạt động truyền giáo. Các mâu thuẫn lớn đến mức, cả hai nước phải cùng xin Giáo hoàng làm trọng tài giải quyết. Do đó, Giáo hoàng Alexandre VI đã ban Sắc chỉ "Inter Caetera" ngày 4 tháng 5 năm 1493, phân chia theo hướng Đông Tây quả địa cầu cho hai vương quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, theo đó vùng đất bờ phía Tây Phi Châu và vùng Đông Ấn, bao quát từ Ấn Độ, Xiêm La, Malacca, Sumatra, Java, Đại Việt, Trung HoaNhật Bản, được đặt dưới chế độ bảo trợ của Bồ Đào Nha. Phần lại của thế giới mới được đặt dưới chế độ bảo trợ của Tây Ban Nha.

Về sau, để thuận lợi hơn trong vấn đề truyền giáo, ngày 3 tháng 11 năm 1534, Giáo hoàng Phaolô III ban Sắc chỉ "Aequum Reputamus" thiết lập Giáo phận Goa khởi từ mũi Hảo Vọng (Nam Phi) đến Nhật Bản. Ngày 4 tháng 2 năm 1557, Giáo hoàng Phaolô IV ký Sắc chỉ "Pro Exellenti Praeminentia" thiết lập Giáo phận Malacca, bao gồm lãnh thổ Indonesia, Malaysia, Xiêm, Cam Bốt, Chàm, Đại Việt, Trung HoaNhật Bản. Năm 1558, giáo sĩ Jorge da Santa Lucia, Dòng Đa Minh Bồ Đào Nha, được phong Giám mục tiên khởi Giáo phận Malacca.

Đến ngày 23 tháng 1 năm 1576, Giáo hoàng Grêgôriô XIII ban Sắc chỉ "Super Specula Militantis Ecclesiae", thành lập Giáo phận Macau, tách ra từ Giáo phận Malacca, gồm lãnh thổ Trung Hoa, Đại ViệtNhật Bản.[4] Giám mục Didacus Nunnez Figueira, người Bồ Đào Nha, được đặt làm giám mục tiên khởi của giáo phận. Như vậy, Giáo phận Macau là giáo phận lâu đời nhất vẫn còn tồn tại trên lãnh thổ Trung Quốc.

Mặc dù Giáo phận Macau được Tòa Thánh phân cho các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, tuy nhiên hoạt động truyền giáo mạnh mẽ nhất lại ghi công cho các nhà truyền giáo dòng Tên người Tây Ban Nha. Mặc dù không thành công ở Nhật Bản, nhưng các giáo sĩ dòng Tên đã đạt được nhiều kết quả ở cả Trung HoaĐại Việt. Đặc biệt, với nỗ lực của Matteo Ricci, các giáo sĩ dòng Tên biết cách dung hợp với truyền thống Trung Hoa, cũng như thông qua các hoạt động giáo dục, truyền bá khoa học kỹ thuật, tạo được rất nhiều thiện cảm với Thanh đế Khang Hy, từ đó thuận lợi hơn trong việc truyền giáo.

Giáo phận Macau không lớn bằng Tổng giáo phận Khanbaliq trước kia, nhưng vùng lãnh thổ nó vẫn rất rộng lớn. Với nỗ lực của các giáo sĩ dòng Tên, các vùng truyền giáo nhanh chóng phát triền về số lượng. Vì vậy, trong những năm sau đó, giáo phận này liên tục được tách ra thành các vùng truyền giáo nhỏ hơn để thuận tiện cho việc thi hành mục vụ. Năm 1588, Giáo phận Funai (Phủ Nội) tách ra từ giáo phận Macau, tương ứng với vùng truyền giáo Nhật Bản ngày nay. Năm 1658, Hạt Đại diện Tông Tòa Nam Kinh được thành lập, tách ra từ giáo phận Macau. Một năm sau, 2 hạt Đại diện Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài cũng được tách ra từ giáo phận Macau, tương ứng với hầu hết Việt Nam ngày nay.

Năm 1674, Linh mục Grêgôriô La Văn Tảo được Giáo hoàng Innôcentê XI phong làm Giám mục hiệu tòa Basilinopolis, Đại diện Tông Tòa Nam Kinh, trở thành giám mục người Hoa tiên khởi. Ông cũng chính là Linh mục người Hoa tiên khởi khi chịu chức này vào năm 1656.

Năm 1690, Hạt Đại diện Tông Tòa Nam Kinh được tách thành 2 giáo phận là Giáo phận Nam Kinh và Giáo phận Bắc Kinh.

Năm 1696, hai hạt Đại diện Tông Tòa Sơn TâyThiểm Tây được tách ra từ Giáo phận Nam Kinh. Tuy nhiên, đến năm 1712, hai hạt này hợp nhất lại thành Hạt Đại diện Tông Tòa Thiểm Tây Sơn Tây.

Tuy nhiên, sự bảo thủ đến khắc nghiệt của giáo hội đối với sự khoáng đạt đối với truyền thống Trung Quốc của các giáo sĩ dòng Tên, vô hình trung gây ra tác động tiêu cực đối với nhà Thanh, dẫn đến các chỉ dụ cấm đạo gay gắt. Sự ưu ái của các hoàng đế nhà Thanh đối với Công giáo chấm dứt, những nỗ lực phát triển truyền giáo thích nghi với truyền thống Trung Hoa của các giáo sĩ dòng Tên cuối cùng đã đổ sông đổ bể. Hoạt động truyền giáo tại Trung Hoa từ đầu thế kỷ XVIII bị thu hẹp, chỉ còn là một phần rất nhỏ so với ánh hào quang do các giáo sĩ dòng Tên đã gầy dựng nên.

Công cuộc truyền giáo trong bối cảnh Liệt cường qua phân

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1831
  • Hạt Đại diện Tông Tòa Triều Tiên tách ra từ Giáo phận Bắc Kinh, tương ứng với vùng bán đảo Triều Tiên ngày nay.
Năm 1838
Năm 1839
Năm 1841
Năm 1848
Năm 1856
Năm 1874
  • Hạt Phủ doãn Tông Tòa Hong Kong được nâng thành Hạt Đại diện Tông Tòa.
Năm 1875
Năm 1885
  • Hạt Đại diện Tông Tòa Sơn Đông tách thành hạt Đại diện Tông Tòa Bắc Sơn Đông và Nam Sơn Đông.
Năm 1894
Năm 1899
Năm 1910

Công giáo trong thời đầu Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1912
Năm 1914
Năm 1915
  • Hạt Đại diện Tông Tòa Triều Châu được đổi thành Hạt Đại diện Tông Tòa Sán Đầu.
Năm 1920
Năm 1921
Năm 1924
  • Hạt Phủ doãn Tông Tòa Giang Môn tách ra từ Hạt Đại diện Tông Tòa Sán Đầu.
  • Hạt Phủ doãn Tông Tòa Lễ Huyện tách ra từ Hạt Đại diện Tông Tòa Trung Trực Lệ và Hạt Đại diện Tông Tòa Tây Nam Trực Lệ.
  • Các hạt Đại diện Tông Tòa được đổi tên gồm: Việt Tây Hải Nam thành Bắc Hải, An Huy thành Vu Hồ, Trung Trực Lệ thành Bảo Định Phủ, Tây Nam Trực Lệ thành Chính Định Phủ, Duyên hải Trực Lệ thành Thiên Tân, Đông Trực Lệ thành Vĩnh Bình Phủ, Đông Nam Trực Lệ thành Hiến Huyện, Bắc Trực Lệ thành Bắc Kinh, Bắc Sơn Đông thành Tế Nam Phủ, Đông Sơn Đông thành Chi Phù.
Năm 1926
Năm 1927
  • Hạt Phủ doãn Tông Tòa Giang Môn được nâng thành Hạt Đại diện Tông Tòa.
  • Vùng truyền giáo Lâm Thanh tách ra từ Hạt Đại diện Tông Tòa Tế Nam Phủ.
Năm 1929
Năm 1931
Năm 1932
  • Hạt Phủ doãn Tông Tòa Triệu Huyện được nâng thành Hạt Đại diện Tông Tòa.
  • Vùng truyền giáo Trương Điếm được nâng thành Hạt Phủ doãn Tông Tòa.
Năm 1933
Năm 1935
Năm 1936
Năm 1937
  • Hạt Phủ doãn Tông Tòa Truân Khê tách ra từ Hạt Đại diện Tông Tòa Vu Hồ.
  • Hạt Phủ doãn Tông Tòa Trương Điếm được nâng thành Hạt Đại diện Tông Tòa Chu Thôn.
Năm 1939
Năm 1940
  • Giáo phận Díli tách ra từ giáo phận Macau, tương ứng vùng các đảo quốc Đông Nam Á ngày nay.
Năm 1944
  • Hạt Phủ doãn Tông Tòa Thuận Đức Phủ được nâng thành Hạt Đại diện Tông Tòa.

Thành lập hàng Giáo phẩm Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1946
  • Các hạt Đại diện Tông Tòa được nâng thành Tổng giáo phận gồm An Khánh, Bắc Kinh, Nam Kinh, Quảng Châu...
  • Các hạt Đại diện Tông Tòa được nâng thành Tổng giáo phận và đổi tên gồm: Tế Nam Phủ đổi thành Tế Nam...
  • Các hạt Đại diện Tông Tòa được nâng thành Giáo phận gồm An Quốc, Bắc Hải, Chu Thôn, Giang Môn, Hiến Huyện, Hong Kong, Sán Đầu, Thiên Tân, Thiều Châu, Triệu Huyện, Vĩnh Niên, Vu Hồ...
  • Các hạt Đại diện Tông Tòa được nâng thành Giáo phận và đổi tên gồm: Bảo Định Phủ thành Bảo Định, Chính Định Phủ thành Chính Định, Thuận Đức Phủ thành Thuận Đức, Vĩnh Bình Phủ thành Vĩnh Bình, Tuyên Hóa Phủ thành Tuyên Hóa, Chi Phù thành Yên Đài.
Năm 1947
  • Các hạt Phủ doãn Tông Tòa được nâng thành Giáo phận gồm Cảnh Huyện, Đại Danh...

Hai hệ thống giáo phận

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống các giáo phận tại Trung Quốc do Tòa Thánh thiết lập về cơ bản năm 1946. Tuy nhiên, từ sau năm 1949, tồn tại một hệ thống các giáo phận phát triển sau do Giám mục đoàn Công giáo Trung Quốc thiết lập, nhưng không được Tòa Thánh công nhận. Từ đó hình thành 2 hệ thống giáo phận cũng như chức sắc giáo phẩm khác nhau.

Hệ thống giáo phận chính thống

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là hệ thống giáo phận chính thống do Tòa Thánh thiết lập. Theo đó, lãnh thổ Trung Hoa (bao gồm Trung Quốc Đại lục, Đài Loan, Hongkong và Macau) được chia thành 21 tổng giáo phận, 102 giáo phận và 28 hạt Phủ doãn Tông Tòa.

(Cập nhật thời điểm đến ngày 26 tháng 10 năm 2024)

Các giáo phận thuộc giáo tỉnh Đại lục

- Ghi chú:

  • Các tên giám mục in nghiêng là giám mục chưa được sự chấp thuận từ Tòa Thánh, cắt đứt hiệp thông với Giáo hội Công giáo Rôma.
  • Các chức vụ có gắn dấu * chỉ chức vụ không được Tòa Thánh chấp thuận, giám mục từng do chính quyền Trung Quốc tấn phong nhưng đã quay về hiệp thông với Giáo hội Công giáo Rôma.
  • Các chức vụ có gắn dấu (*) là chức vụ do chính quyền Trung Quốc bắt buộc Giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma thực hiện, đôi khi thể hiện quan điểm chính quyền Trung Quốc.
STT Giáo phận Thành lập Giám mục quản nhiệm Nhà thờ chính tòa
1 Tổng giáo phận An Khánh 1929
1946
Trống tòa
2 Giáo phận Bạng Phụ 1929 Trống tòa
3 Giáo phận Vu Hồ 1921 Giuse Lưu Tân Hồng*
4 Tổng giáo phận Bắc Kinh 1307
1946
Giuse Lý Sơn

[phó] Mátthêu Chân Tuyết Bân

5 Giáo phận An Quốc 1924 Trống tòa
6 Giáo phận Bảo Định
[Giáo phận Thanh Uyển]
1910 James Tô Triết Dân
[Phó]

(*) Phanxicô An Thụ Tân

7 Giáo phận Cảnh Huyện 1939 Phêrô Phong Tân Mão
8 Giáo phận Chính Định 1856 Giuliô Giả Trị Quốc
9 Giáo phận Đại Danh 1935 Trống tòa
10 Giáo phận Hiến Huyện 1856 Giuse Lý Liên Quý
11 Giáo phận Thiên Tân 1912 Mêchiô Thạch Hồng Trinh
12 Giáo phận Thuận Đức
[Giáo phận Hình Đài]
1933 Trống tòa
13 Giáo phận Thừa Đức 2018 Giuse Quách Kim Tài*
14 Giáo phận Triệu Huyện 1929

/ Sử Quang Đông

15 Giáo phận Tuyên Hóa 1926 Tôma Triệu Khắc Huân
[Phó] Agustinô Thôi Thái
16 Giáo phận Vĩnh Bình
[Giáo phận Lư Long]
1899 (*) Phêrô Phương Kiến Bình
17 Giáo phận Vĩnh Niên
[Giáo phận Ngụy Huyện]
1929 Stêphanô Dương Tường Thái
[Phó] Giuse Tôn Kế Căn
18 Tổng giáo phận Côn Minh 1867
1946
Giuse Mã Anh Lâm*
19 Giáo phận Đại Lý 1929 Trống tòa
20 Tổng giáo phận Hán Khẩu 1696
1946
Phanxicô Thôi Khánh Kỳ
21 Giáo phận Bồ Kỳ
[Giáo phận Xích Bích]
1923 Trống tòa
22 Giáo phận Hán Dương 1923 Trống tòa

Giám quản Phanxicô Xaviê Trần Thiên Hoài

23 Giáo phận Kỳ Châu
[Giáo phận Cần Xuân]
1929 Trống tòa
24 Giáo phận Lão Hà Khẩu 1870 Trống tòa
25 Giáo phận Nghi Xương 1870 Trống tòa
26 Giáo phận Thi Nam
[Giáo phận Ân Thi]
1938 Trống tòa
27 Giáo phận Tương Dương 1936 Trống tòa
28 Giáo phận Vũ Xương 1923 Trống tòa
29 Tổng giáo phận Hàng Châu 1910
1946
Giuse Dương Vĩnh Cường Tòa Thánh bổ nhiệm "Giám mục" cho "Giáo phận Hàng Châu"
30 Giáo phận Đài Châu
[Giáo phận Lâm Hải]
1926 Trống tòa
31 Giáo phận Lệ Thủy 1931 Trống tòa
32 Giáo phận Ninh Ba 1687 Phanxicô Xaviê Kim Ngưỡng Khoa
33 Giáo phận Vĩnh Gia
[Giáo phận Ôn Châu]
1949 Phêrô Thiệu Chúc Mẫn
34 Tổng giáo phận Khai Phong 1916
1946
Trống tòa
35 Giáo phận Lạc Dương 1929 Placiđiô Bùi Vinh Quý


(?) Phêrô Mao Khánh Phúc

36 Giáo phận Nam Dương 1844 Phêrô Cận Lộc Cương
37 Giáo phận Quy Đức
Giáo phận Thương Khâu
1928 Trống tòa
38 Giáo phận Tín Dương 1927 Trống tòa
39 Giáo phận Trịnh Châu 1882 Tađêô Vương Dược Thăng
40 Giáo phận Trú Mã Điếm 1933 Trống tòa
41 Giáo phận Vệ Huy
[Giáo phận Cấp Huyện]
1869 Giuse Trương Ngân Lâm
42 Tổng giáo phận Lan Châu 1878
1946
Giuse Hàn Chí Hải
43 Giáo phận Bình Lương 1930 Nicôla Hàn Kỷ Đức


[Phó] Antôn Lý Huy

44 Giáo phận Tần Châu
[Giáo phận Thiên Thủy]
1905 Gioan Vương Nhã Vọng


[Phó] - Tân cử Bosco Triệu Kiến Chương

45 Tổng giáo phận Nam Kinh 1659
1946
* Phanxicô Lục Tân Bình
46 Giáo phận Hải Môn 1926 Trống tòa
47 Giáo phận Thượng Hải 1933 Giuse Thẩm Bân
Tađêô Mã Đạt Khâm
Giuse Hình Văn Chi (?)
48 Giáo phận Tô Châu 1949 Giuse Từ Hoành Căn
49 Giáo phận Từ Châu 1931 Gioan Vương Nhân Lôi*
50 Tổng giáo phận Nam Ninh 1875
1946
Giuse Đàm Yến Toàn
51 Giáo phận Ngô Châu
[Giáo phận Thương Ngô]
1930 Trống tòa
52 Tổng giáo phận Nam Xương 1696
1946
Gioan Baotixita Lý Tô Quang


Gioan Bành Vệ Chiếu (không được Tòa Thánh công nhận)

53 Giáo phận Cám Châu 1920 Trống tòa
54 Giáo phận Cát An 1879 Trống tòa
55 Giáo phận Dư Giang 1885 Trống tòa
56 Giáo phận Nam Thành 1932 Trống tòa
57 Tổng giáo phận Phúc Châu 1680
1946
Trống tòa
58 Giáo phận Đinh Châu
[Giáo phận Trường Đinh]
1923 Trống tòa
59 Giáo phận Hạ Môn 1883 Giuse Thái Bỉnh Thụy
60 Giáo phận Phúc Ninh 1923 Ignatiô Chiêm Tư Lộc
61 Tổng giáo phận Phụng Thiên
[Tổng giáo phận Thẩm Dương]
1838
1946
Phaolô Bùi Quân Dân
62 Giáo phận Cát Lâm 1898 Trống tòa
63 Giáo phận Diên Cát 1928 Trống tòa
64 Giáo phận Doanh Khẩu 1949 Trống tòa
65 Giáo phận Nhiệt Hà 1883 Giám quản Gioan Trần Thương Bảo
66 Giáo phận Phủ Thuận 1932 Trống tòa
67 Giáo phận Tứ Bình Nhai
[Giáo phận Tứ Bình]
1929 ( ? )
68 Giáo phận Xích Phong 1922 Trống tòa
69 Tổng giáo phận Quảng Châu 1848
1946
Giuse Cam Tuấn Khưu
70 Giáo phận Bắc Hải 1920 Phaolô Tô Vĩnh Thái
71 Giáo phận Gia Ứng 1929 Giuse Liêu Hoành Thanh
72 Giáo phận Giang Môn 1924 Phaolô Lương Kiến Sâm
73 Giáo phận Sán Đầu 1914 Giuse Hoàng Bính Chương
74 Giáo phận Thiều Châu
[Giáo phận Thiều Loan]
1920 Trống tòa
75 Tổng giáo phận Quý Dương 1696
1946
Phaolô Tiêu Trạch Giang
76 Giáo phận Nam Long 1922 Trống tòa
77 Tổng giáo phận Tây An 1911
1946
Antôn Đảng Minh Ngạn
78 Giáo phận Chu Chí
[Giáo phận Châu Trất]
1932 Giuse Ngô Khâm Kính
79 Giáo phận Diên An 1696 Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình
80 Giáo phận Hán Trung 1887 Alôsiô Dư Nhuận Thâm


Phó Stêphanô Tư Hồng Vĩ

81 Giáo phận Phượng Tường 1932 Phêrô Lý Hội Nguyên
82 Giáo phận Tam Nguyên 1931 Giuse Hàn Anh Tiến
83 Tổng giáo phận Tế Nam 1839
1946
Giuse Trương Hiến Vượng
84 Giáo phận Chu Thôn 1929 Trống tòa
85 Giáo phận Duy Phường 1931 Antôn Tôn Văn Quân
86 Giáo phận Duyện Châu 1885 Gioan Lữ Bồi Sâm
87 Giáo phận Dương Cốc 1933 Giuse Triệu Phượng Xương
88 Giáo phận Nghi Châu 1937 Gioan Phòng Hưng Diệu
89 Giáo phận Tào Châu 1934 Trống tòa
90 Giáo phận Thanh Đảo 1925 Tôma Trần Thiên Hạo
91 Giáo phận Yên Đài 1894 Trống tòa


Giám quản Gioan Phòng Hưng Diệu

92 Tổng giáo phận Thái Nguyên 1890
1946
Phaolô Mạnh Ninh Hữu
93 Giáo phận Du Thứ 1931 Trống tòa
94 Giáo phận Đại Đồng 1922 Trống tòa
95 Giáo phận Hồng Động 1932 Phêrô Lưu Căn Trụ
96 Giáo phận Lộ An 1696 Phêrô Đinh Lệnh Bân
97 Giáo phận Phần Dương 1926 Gioan Hoắc Thành
98 Giáo phận Sóc Châu
[Giáo phận Sóc Huyện]
1926 Phaolô Mã Tồn Quốc
99 Tổng giáo phận Trùng Khánh 1856
1946
Trống tòa
100 Giáo phận Gia Định 1929 * Phaolô Lôi Thế Ngân
101 Giáo phận Khang Định 1846 Gioan Baotixita Vương Nhã Hàn
102 Giáo phận Ninh Viễn 1910 Giuse Lôi Gia Bồi
103 Giáo phận Thành Đô 1696 Giuse Đường Viễn Các
104 Giáo phận Thuận Khánh 1929 Giuse Trần Công Ngao
105 Giáo phận Tự Phủ 1860 Phêrô La Tuyết Cương
106 Giáo phận Vạn Huyện 1929 Phaolô Hà Trạch Thanh
107 Tổng giáo phận Trường Sa 1856
1946
Methodius Khuất Ái Lâm
108 Giáo phận Hoành Châu 1930 Trống tòa


Giám quản Methodius Khuất Ái Lâm

109 Giáo phận Nguyên Lăng
[Giáo phận Thần Châu]
1925 Trống tòa


Giám quản Methodius Khuất Ái Lâm

110 Giáo phận Thường Đức 1879 Trống tòa


Giám quản Methodius Khuất Ái Lâm

111 Tổng giáo phận Tuy Viễn 1883
1946
Phaolô Mạnh Thanh Lộc
112 Giáo phận Ninh Hạ 1922 Giuse Lý Tinh
113 Giáo phận Tập Ninh 1929 Antôn Diêu Thuận
114 Giáo phận Tây Loan Tử 1840 Trống tòa
Các giáo phận thuộc giáo tỉnh Đài Loan
STT Giáo phận Thành lập Giám mục / Linh mục
quản nhiệm
Nhà thờ chính tòa
1 Tổng giáo phận Đài Bắc 1949
1952
Tôma Chung An Trụ
2 Giáo phận Cao Hùng 1913 Phêrô Lưu Chấn Trung
3 Giáo phận Tân Trúc 1961 Gioan Baotixita Lý Khắc Mẫn
4 Giáo phận Đài Nam 1961 Gioan Lý Nhã Vọng

Gioan Baotixita Huỳnh Mẫn Chính ||

5 Giáo phận Đài Trung 1951 Martinô Tô Diệu Vấn
6 Giáo phận Gia Nghĩa 1952 Trống tòa

Nôbectô Phổ Anh Hùng||

7 Giáo phận Hoa Liên 1952 Gioan Baotixita Tăng Kiến Thứ

Philípphê Hoàng Triệu Minh ||

Các giáo phận độc lập và hạt Tông tòa
STT Giáo phận Thành lập Giám mục / Linh mục
quản nhiệm
Nhà thờ chính tòa
1 Giáo phận Macau 1576 Stêphanô Lý Bân Sinh
2 Giáo phận Hồng Công 1841 Gioan Thang Hán
Giuse Hạ Chí Thành
3 Hạt Giám quản Tông Tòa Cáp Nhĩ Tân 1931 Trống tòa
Giám quản Giuse Triệu Hoành Xuân
Giuse Nhạc Phúc Sinh*
4 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Vĩnh Châu 1925 Trống tòa


Giám quản Methodius Khuất Ái Lâm

5 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Hưng An Phủ 1928 Gioan Baotixita Vương Hiểu Huân
7 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Lâm Thanh 1931 Trống tòa
8 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Lễ Châu
[Hạt Phủ doãn Tông Tòa Lễ Huyện]
1931 Trống tòa


Giám quản Methodius Khuất Ái Lâm

9 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Nhạc Dương 1931 Trống tòa


Giám quản Methodius Khuất Ái Lâm

10 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Tề Tề Cáp Nhĩ 1931 Giuse Ngụy Cảnh Nghĩa
11 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Chiêu Thông 1935 Trống tòa
12 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Dịch Huyện 1935 Gioan Trương Khánh Thiên
13 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Đồng Châu 1935 Giuse Đồng Trường Bình
14 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Giáng Châu
Hạt Phủ doãn Tông Tòa Tân Giáng
1936 Trống tòa
15 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Hải Nam 1936 Trống tòa
16 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Sa Thị 1936 Trống tòa
17 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Tân Hương 1936 Giuse Trương Duy Trụ
18 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Lâm Đông 1937 Mátthia Đỗ Giang
19 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Tây Ninh 1937 Mátthia Cố Chinh
20 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Thạch Thiên 1937 Trống tòa
21 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Truân Khê 1937 Trống tòa
22 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Tùy Huyện 1937 Trống tòa
23 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Tương Đàm 1937 Trống tòa


Giám quản Methodius Khuất Ái Lâm

24 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Bảo Khánh 1938 Trống tòa


Giám quản Methodius Khuất Ái Lâm

25 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Kiến Âu 1938 Trống tòa
26 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Quế Lâm 1938 Trống toà
27 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Tân Cương 1938 Trống tòa
28 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Thiệu Vũ 1938 Phêrô Ngô Dịch Thuận
29 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Uy Hải Vệ 1938 Trống tòa
30 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Giai Mộc Tư 1940 Trống tòa
31 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Hải Châu 1948 Trống tòa
32 Hạt Phủ doãn Tông Tòa Dương Châu 1949 Trống tòa

Hệ thống giáo phận bất hợp thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1956, Tòa Thánh và chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cắt đứt mọi quan hệ. Trên thực tế, dưới sự bảo trợ của chính quyền Trung Quốc, hình thành một giáo hội Trung Quốc tự chủ với sự điều hành của Hội Công giáo Yêu nước Trung QuốcGiám mục đoàn Công giáo Trung Quốc, gần như độc lập với Giáo hội Công giáo hoàn vũ. Hệ thống các giáo phận được Tòa Thánh thiết lập cơ bản năm 1946 cũng bị thay đổi với nhiều khác biệt. Cơ bản các Tổng giáo phận chuyển thành các giáo phận (như Tổng giáo phận Bắc Kinh đổi thành Giáo phận Bắc Kinh), các hạt Tông Tòa đều được nâng thành giáo phận (Hạt Phủ doãn Tông Tòa Thiệu Vũ đổi thành Giáo phận Mân Bắc), hầu hết các giáo phận bị đổi tên (như Giáo phận Chính Định bị đổi thành Giáo phận Thạch Gia Trang), một số giáo phận bị sáp nhập để thành lập giáo phận mới (như các giáo phận Cát Lâm, Diên Cát, Tề Tề Cáp Nhĩ, Giai Mộc Tư được hợp nhất thành giáo phận Cáp Nhĩ Tân, sau đổi thành giáo phận Hắc Long Giang).

Ngoài ra, giáo tỉnh Đài Loan, các giáo phận Hongkong, Macau và hạt Phủ doãn Tông Tòa Ulaanbaatar (giáo hội Trung Quốc đặt là giáo phận Khố Luân), không thuộc quyền kiểm soát của Giám mục đoàn Công giáo Trung Quốc nên không nằm trong hệ thống giáo phận Trung Quốc. Ngoài ra, các giáo xứ trên quần đảo Kim Môn tuy thuộc về giáo phận Hạ Môn, nhưng trên thực tế do Tổng giáo phận Đài Bắc cai quản.

STT Giáo phận Thành lập Giám mục quản nhiệm Nhà thờ chính tòa
1 Giáo phận An Dương 1869
2 Giáo phận An Huy 1929
3 Giáo phận An Khang 1928
4 Giáo phận An Quốc 1924
5 Giáo phận Ba Ngạn Náo Nhĩ Minh 1980
6 Giáo phận Bao Đầu 1980
7 Giáo phận Bảo Định 1910
8 Giáo phận Bắc Kinh 1690
9 Giáo phận Bình Lương 1930
10 Giáo phận Bồ Kỳ 1923
11 Giáo phận Cát Lâm 1898
12 Giáo phận Chiêu Thông 1935
13 Giáo phận Chu Chí 1932
14 Giáo phận Chu Thôn 1929
15 Giáo phận Côn Minh 1867
16 Giáo phận Diên An 1696
17 Giáo phận Duyện Châu 1885
18 Giáo phận Đài Châu 1926
19 Giáo phận Đại Đồng 1922
20 Giáo phận Đại Lý 1929
21 Giáo phận Đường Sơn 1899
22 Giáo phận Giang Môn 1914
23 Giáo phận Giang Tây 1696
24 Giáo phận Hạ Môn 1883
25 Giáo phận Hà Trạch 1934
26 Giáo phận Hải Môn 1926
27 Giáo phận Hải Nam 1936
28 Giáo phận Hàm Đan 1929
29 Giáo phận Hãn Châu 1982
30 Giáo phận Hán Trung 1887
31 Giáo phận Hàng Châu 1910
32 Giáo phận Hành Thủy 1939
33 Giáo phận Hắc Long Giang 1959
34 Giáo phận Hình Đài 1929
35 Giáo phận Hô Hòa Hạo Đặc 1883
36 Giáo phận Hồ Nam 1856
37 Giáo phận Khai Phong 1916
38 Giáo phận Khang Định 1846
39 Giáo phận Kinh Châu 1936
40 Giáo phận Lạc Dương 1929
41 Giáo phận Lan Châu 1878
42 Giáo phận Lâm Nghi 1937
43 Giáo phận Lâm Phần 1932
44 Giáo phận Lệ Thủy 1931
45 Giáo phận Liêu Ninh 1838
46 Giáo phận Liêu Thành 1933
47 Giáo phận Lữ Lương 1926
48 Giáo phận Mai Châu 1929
49 Giáo phận Mân Bắc 1938
50 Giáo phận Mân Đông 1923
51 Giáo phận Nam Dương 1844
52 Giáo phận Nam Kinh 1658
53 Giáo phận Nam Sung 1929
54 Giáo phận Nghi Tân 1860
55 Giáo phận Nghi Xương 1870
56 Giáo phận Nhạc Sơn 1929
57 Giáo phận Ninh Ba 1687
58 Giáo phận Ninh Hạ 1922
59 Giáo phận Ô Lan Sát Bố Minh 1929
60 Giáo phận Ôn Châu 1949
61 Giáo phận Phúc Châu 1680
62 Giáo phận Phượng Tường 1932
63 Giáo phận Quảng Châu 1848
64 Giáo phận Quảng Tây 1875
65 Giáo phận Quý Châu 1696
66 Giáo phận Sán Đầu 1914
67 Giáo phận Sóc Châu 1926
68 Giáo phận Tam Nguyên 1931
69 Giáo phận Tân Cương 1930
70 Giáo phận Tân Hương 1936
71 Giáo phận Tấn Thành 1982
72 Giáo phận Tấn Trung 1931
73 Giáo phận Tây An 1911
74 Giáo phận Tây Ninh 1937
75 Giáo phận Tây Xương 1910
76 Giáo phận Tế Nam 1839
77 Giáo phận Thạch Gia Trang 1856
78 Giáo phận Thái Nguyên 1890
79 Giáo phận Thanh Châu 1931
80 Giáo phận Thanh Đảo 1925
81 Giáo phận Thành Đô 1696
82 Giáo phận Thiên Tân 1924
83 Giáo phận Thiên Thủy 1905
84 Giáo phận Thiều Quan 1920
85 Giáo phận Thừa Đức 1883
86 Giáo phận Thương Châu 1856
87 Giáo phận Thương Khâu 1928
88 Giáo phận Thượng Hải 1933
89 Giáo phận Tín Dương 1927
90 Giáo phận Tô Châu 1949
91 Giáo phận Trạm Giang 1920
92 Giáo phận Trịnh Châu 1882
93 Giáo phận Trú Mã Điếm 1933
94 Giáo phận Trùng Khánh 1856
95 Giáo phận Trương Gia Khẩu 1926
96 Giáo phận Trường Trị 1696
97 Giáo phận Từ Châu 1931
98 Giáo phận Tương Phàn 1936
99 Giáo phận Vạn Châu 1929
100 Giáo phận Vận Thành 1936
101 Giáo phận Vị Nam 1931
102 Giáo phận Vũ Hán 1696
103 Giáo phận Xích Phong 1922
104 Giáo phận Yên Đài 1894

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “中国天主教历史大事回顾”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2017.
  2. ^ Fredrik Fällman (2008). Salvation and Modernity: Intellectuals and Faith in Contemporary China. University Press of America. tr. 2–. ISBN 978-0-7618-4090-9.
  3. ^ Metropolitan Archdiocese of Beijing
  4. ^ Đỗ Quang Chính, Hai Giám mục Đầu Tiên tại Việt Nam, trang 11-24.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Gunpla Warfare - Game mô phỏng lái robot chiến đấu cực chất
Gunpla Warfare - Game mô phỏng lái robot chiến đấu cực chất
Gundam Battle: Gunpla Warfare hiện đã cho phép game thủ đăng ký trước
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Âm nhạc trong Thor - Love And Thunder giúp đẩy mạnh cốt truyện, nâng cao cảm xúc của người xem
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A tới Z
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A tới Z
Bạn đang lên kế hoạch cho lễ cưới của mình? Bạn cần tham khảo những kinh nghiệm của những người đi trước để có một lễ cưới trọn vẹn
Isekai Quartet Season 2 Vietsub
Isekai Quartet Season 2 Vietsub
Các nhân vật trong những bộ anime Re:Zero, Overlord, KONOSUBA, và Youjo Senki đã được chuyển đến một thế giới khác và mắc kẹt trong một... lớp học