Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Thánh Giacôbê, con của Anphê | |
---|---|
Bức tranh St James the Minor của Peter Paul Rubens (1613) | |
Tông đồ, tử đạo | |
Sinh | Galilee, Judaea, Đế quốc La Mã |
Mất | kh. 62 CN Jerusalem, Judaea, hoặc Aegyptus (Ai Cập) |
Tôn kính | Kitô giáo Đông phương Kitô giáo Tây phương |
Lễ kính | 1 tháng 5 (Anh giáo), 3 tháng 5 (Công giáo Rôma), 9 tháng 10 (Chính thống giáo Đông phương) |
Biểu trưng | cưa của thợ mộc, sách |
Quan thầy của | dược sĩ; người đang hấp hối; thợ vải; thợ làm mũ; Frascati và Monterotondo của Italia; Uruguay[1] |
Giacôbê, con của Anphê (Ἰάκωβος, Iakōbos trong tiếng Hy Lạp Koine; tiếng Hebrew: יעקב בן חלפי Ya'akov ben Halfay; tiếng Copt: ⲓⲁⲕⲱⲃⲟⲥ ⲛⲧⲉ ⲁⲗⲫⲉⲟⲥ; tiếng Anh: James the Less) là một trong số Mười hai tông đồ của Giêsu, xuất hiện với tên gọi này trong cả ba cuốn Phúc Âm Nhất Lãm. Ông thường được xác định là Giacôbê Hậu và được gọi phổ biến bằng cái tên này trong truyền thống giáo hội; đôi khi ông được xác định là Giacôbê người công chính. Ông được phân biệt rõ ràng với Giacôbê, con của Zêbêđê (Giacôbê Tiền), một vị tông đồ khác.
Giacobe Hậu con ông Anphe được gọi là Hậu bởi ông trẻ tuổi hơn hoặc nhỏ con hơn để phân biệt với Tông Đồ khác cùng tên Giacobe con ông Giebede anh của Ga
Giacobe và Giuda để lại 2 Thư trong Tân ước và cả 2 Thư đều gián tiếp tiết lộ về tính cách và thái độ của các vị
Những ám chỉ về các Thư như hương thơm của cánh đồng hoa nở, đất phì nhiêu, sương trời bao phủ
Những sắp xếp bối cảnh, mô tả, so sánh, ám chỉ; tất cả cho thấy tác giả là nông dân mà chỉ có người nông dân từng gắn bó với thiên nhiên mới có thể viết
Còn người giàu có hãy tự hào khi bị Chúa hạ xuống, vì họ sẽ qua đi như hoa cỏ.11 Quả thế, mặt trời mọc lên tỏa ra sức nóng làm cho cỏ khô, khiến hoa rụng xuống, vẻ đẹp tiêu tan. Người giàu có cũng sẽ héo tàn như vậy trong các việc họ làm. Gc 1 10-11
3 Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng Gc 3 3
7 Thưa anh em, xin anh em cứ kiên nhẫn cho tới ngày Chúa quang lâm. Kìa xem nhà nông, họ kiên nhẫn chờ đợi cho đất trổ sinh hoa màu quý giá: họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn mưa cuối mùa Gc 5 7
Nông dân chăm chỉ làm việc trên mảnh đất khô cứng, ít linh hoạt và kém thích nghi hơn ngư dân, chậm hành động nhưng chu đáo, kiên nhẫn
Giacobe Hậu được gọi là con ông Anphe, Hegesippus còn gọi Anphe này là Cleopat, nhiều nhà chú giải phỏng đoán ông là Cleopat mà Chúa Phục Sinh hiện ra trên đường Emmau
Hegesippus cho rằng ông là anh em của Thánh Cả Giuse, điều này sẽ thiết lập 1 mối liên hệ nhất định giữa Giacobe Hậu và Chúa Giesu
Mẹ của Giacobe và vợ của Cleopat, bà Maria được Thánh Ga ghi cách rõ ràng
Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát Ga 19 25
Có lẽ bà ấy thực sự là người chị em của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, có thể là chị em họ, có liên hệ họ hàng
Giacobe có 1 người mẹ đạo hạnh 1 môn đệ trung thành của Chúa, phục vụ cho Người trong suốt cuộc đời công khai cho đến thập giá, thậm chí cho đến ngôi mộ
Thánh Phaolo trong thư gửi tín hữu Galat ngài nói Tôi đã không gặp một vị tông đồ nào khác ngoài ông Giacobe, người anh em của Chúa Gl 1 19
Theo chiều hướng của các Phúc Âm, anh em của Chúa Giesu thường được coi là họ hàng, chẳng hạn Thánh Mc viết
Mẹ và anh em Đức Giê-su đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra.Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy!” Mc 3 31-32
Eusebius nhà Giáo Sử nói rõ ràng Giacobe là Giám Mục đầu tiên của Gierusalem và Thánh Phaolo thường nói về các cuộc hành trình lên Gierusalem và ngài đề cập đến Giacobe là Tông Đồ duy nhất có mặt tại Gierusalem
Trong 1 bản văn Syria cổ Giáo Huấn của Các Tông Đồ, vai trò quan trọng của Giacobe được diễn tả bằng những lời trang trọng : Gierusalem và tất cả các vùng phụ cận Palestine, các lãnh thổ của người Samaria và Philistine, các địa hạt của người Ả rập, Phoenicia và dân Caesare nhận được nguồn cảm hứng của chức Linh mục từ Tông Đồ Giacobe, người ban luật lệ và lãnh đạo Giáo Hội thời Các Tông Đồ
Vì phẩm cách và uy nghiêm của chức Giám Mục Thánh Giacobe được trao nhiệm vụ quan trọng nhất nhưng khó khăn nhất vì trong thành có những kẻ đã giết Chúa Giesu
Với lòng căm thù với sự cuồng tín họ cũng bắt bớ Các Tông Đồ
Thầy Phó tế Stephano, vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội sơ khai là 1 cảnh báo
Sự giận dữ và định kiến bùng lên ở Gierusalem chống lại cộng đồng các tín hữu trong 10 năm sau biến cố Phục Sinh
Vua herode agrippa đã hành hình Thánh Giacobe Tiền và có ý định làm như vậy với cả Thánh Phero
Nhiệm vụ của Thánh Giacobe Hậu rất đáng ca ngợi, ngài dẫn về cho Chúa Giesu những người Do thái ưu tuyển mà Thiên Chúa đã ban lời hứa cuộc hoán cải sau hết, chiến thắng cuối cùng của Lòng Chúa thương xót
Thành công của Thánh Giacobe có thể được thấy từ những lời nói đơn giản người ta kể với Thánh Phaolo Thưa anh, anh thấy có hàng vạn người Do thái đã tin theo và tất cả đều nhiệt thành đối với Luật Mose Cv 21 20
Tất cả các nguồn tài liệu đều nhấn mạnh đời sống thánh thiện của Thánh Giacobe
Ngài thánh thiện ngay từ trong lòng mẹ, không uống rượu và những chất có men mà chỉ ăn 1 vài thứ để duy trì sự sống
Chỉ cho phép mình vào nơi cung thánh trong đền thờ, bởi quỳ nhiều nên đầu gối ông dần chai cứng như đầu gối con lạc đà và đầy tràn công chính
Vậy bây giờ, sao anh em lại thử thách Thiên Chúa, mà quàng vào cổ các môn đệ một cái ách mà cả cha ông chúng ta lẫn chúng ta đã không có sức mang nổi?Vả lại, chính nhờ ân sủng Chúa Giê-su mà chúng ta tin mình được cứu độ, cùng một cách như họ.” Cv 15 10-11
Khi hai ông dứt lời, ông Gia-cô-bê lên tiếng nói: “Thưa anh em, xin nghe tôi đây…Thật vậy, từ những thế hệ xa xưa, trong mỗi thành ông Mô-sê đều có những người rao giảng: họ đọc lời của ông trong các hội đường mỗi ngày sa-bát.” Cv 15 13-21
Thư Thánh Giacobe Tông Đồ là Thư đầu tiên trong 7 Thư Công Giáo 1 Thư Thánh Giacobe 2 Thư Thánh Phero 3 Thư Thánh Ga và 1 Thư Thánh Giuda Tadeo
Tác giả tự giới thiệu là Giacobe tôi tớ của Thiên Chúa và của Chúa Giesu Kito Gc 1 1, ông không nhắc đến mình là Tông Đồ cũng không nói mình là anh em của Chúa
Qua Thư, Thánh Giacobe muốn giúp các tín hữu cùng thời của mình lấy lại nhiệt huyết ban đầu
Thưa anh em, anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều.Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn.Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì. Gc 1 2-4
Chứng từ Thánh Kinh duy nhất chúng ta có về Bí Tích Xức Dầu bệnh nhân
Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha. Gc 5 14-15
Mối quan tâm chính của Thư Gc là 1 đời sống thực hành đức tin Kito giáo
Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Gc 1 22
Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Gc 2 14
Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết. Gc 2 17
Từ thế kỷ thứ 5 Giáo Hội Roma đã mừng lễ Thánh Giacobe Hậu cùng ngày với Thánh Philipphe vào ngày 3 tháng 5