Giang Thành dạ cổ | |
---|---|
thơ | |
Một đoạn sông Giang Thành | |
Thông tin tác phẩm | |
Tên gốc | 江城夜鼓 |
Tác giả | Mạc Thiên Tứ |
Triều đại sáng tác | Lê trung hưng |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | chữ Hán và chữ Nôm |
Thể loại | thơ |
Bộ sách | Hà Tiên thập vịnh và Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh |
Chủ đề | tiếng trống canh ban đêm ở đồn Giang Thành |
Giang Thành dạ cổ (chữ Hán: 江城夜鼓, có nghĩa tiếng trống đêm Giang Thành), là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh (khắc in năm 1737), và một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh (chưa được khắc in)[1]. Cả hai bài đều nói đến tiếng trống canh ban đêm ở đồn Giang Thành thuộc trấn Hà Tiên xưa; nay thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Sông Giang Thành bắt nguồn từ Vương quốc Campuchia, xưa người Khmer gọi sông này là Prêk Ten, vì bên cạnh nó có một thôn ấp cổ tên là Tà Ten[2]. Sông chảy vào Việt Nam theo hướng Bắc Nam, dài khoảng 23 km, rồi đổ vào vũng Đông Hồ ở thị xã Hà Tiên, trước khi ra vịnh Thái Lan.
Sông Giang Thành nối liền với kênh Vĩnh Tế, tạo thành tuyến đường thủy quan trọng từ thị xã Châu Đốc đến thị xã Hà Tiên. Nó cũng góp phần đưa nước ngọt từ sông Hậu về tỉnh Kiên Giang phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Chỗ sông Giang Thành và kênh Vĩnh Tế gặp nhau gọi là ngã ba Giang Thành; và đây chính là một thắng cảnh của trấn Hà Tiên xưa, mà Mạc Thiên Tứ đã chọn làm đầu đề.
Thời Mạc Thiên Tứ cai quản trấn Hà Tiên, ông đã cho xây dựng ở Giang Thành một lũy đất dài 17 km, rộng khoảng 1m; chạy dài từ bờ sông đến chân núi Châu Nham, và cho đặt vài đồn canh phòng nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của quân Chân Lạp dưới thời vua Nặc Bồn...
|
|
Bài này nằm trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, gồm một khúc vịnh dài 36 câu, và kết thúc bằng một bài thơ Đường luật như sau:
Bài Giang Thành dạ cổ này sóng đôi với bài Tiêu Tự thần chung, thi sĩ Đông Hồ giải thích thâm ý của tác giả như sau: Ngoài việc để "tiếng chuông" chùa Tiêu đối lại với "tiếng trống" ở đồn Giang Thành; Mạc Thiên Tứ còn muốn nói lên rằng: một cảnh biểu thị cho đạo đức là chùa chiền, một cảnh biểu thị cho ý thức quân sự là đồn lũy.
Toàn thể hai bài đều tả tiếng trống canh ban đêm ở một đồn thú bên sông. Nhờ tiếng trống này mà đối phương không dám xâm lấn cõi bờ, giúp cho nước nhà được yên ổn, an vui.
Bình riêng cho bài Hán thi, Đông Hồ viết: Nửa bài trên tả tiếng vang động của trống mõ, khí thế hùng mạnh của quân lính; nửa bài dưới kể công lao của những người tướng sĩ, đem thân ra chống đỡ cho biên thùy được yên ổn, triều đình được vững vàng. Qua đây, tác giả còn có ý muốn kể công của mình đối với chúa Nguyễn ở Đàng Trong...[3]
Trích Tuy Tĩnh tử tạp ngôn của An Tây mưu lược tướng Doãn Uẩn (1795-1850):
Giới thiệu đoạn văn trên, nhà văn Trần Thanh Giao viết: