Thạch Động thôn vân | |
---|---|
thơ | |
Núi Thạch Động nhìn từ xa. | |
Thông tin tác phẩm | |
Tên gốc | 石洞吞雲 |
Tác giả | Mạc Thiên Tứ |
Triều đại sáng tác | Lê trung hưng |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | chữ Hán và chữ Nôm |
Thể loại | thơ |
Bộ sách | Hà Tiên thập vịnh và Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh |
Chủ đề | núi Thạch Động |
Thạch Động thôn vân (chữ Hán: 石洞吞雲, có nghĩa động đá nuốt mây), là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh (khắc in năm 1737), và một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh.[1] Cả hai bài đều mô tả cảnh đẹp của núi Thạch Động, một trong mười thắng cảnh của đất Hà Tiên xưa; nay thuộc phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Thạch Động còn được gọi là Vân Sơn, là một khối đá vôi Pecmi sót khổng lồ, đứng sừng sững trên một đồi cát kết Đêvôn-cacbon sớm (cao 10 m), ở ngay ven đường Hà Tiên đi Campuchia.
Từ trung tâm thị xã Hà Tiên theo con đường nhựa đi về hướng biên giới Tây Nam, khoảng 3 km sẽ gặp núi Thạch Động nằm cạnh bên đường, với nhiều cỏ dại và cây xanh. Leo hết những bậc thang là một hang cao và rộng, có nhiều thạch nhũ với những hình thù lạ mắt. Ở đó còn có một ngách hang ăn sâu xuống lòng đất, khiến không biết từ bao giờ ngách hang sâu này cùng với những vân đá tượng hình cô gái lờ mờ trên vách đứng, đã hình thành nên truyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn. Ngoài ra, trong hang còn có chùa cổ Tiên Sơn. Tương truyền trước khi có chùa, đây là am tu của đạo sĩ Huỳnh Phong Chơn Nhơn (sau tu theo Phật, nên đổi hiệu là Huỳnh Phong Hòa thượng), dưới thời Mạc Cửu. Nhờ hai cửa hang ở trên cao (cửa phía Đông và cửa phía Tây), nên trong hang lúc nào cũng thoáng mát, và cũng nhờ nó mà người viếng cảnh nhìn thấy toàn cảnh thôn Vân, cửa khẩu Xà Xía, và mũi Nai ở phía xa...
Danh thắng Thạch Động đã được Mạc Thiên Tứ miêu tả bằng hai bài thơ sau như sau:
|
|
Bài này nằm trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, gồm một khúc vịnh dài 32 câu, và kết thúc bằng một bài thơ Đường luật như sau:
Đây là cảnh thứ năm trong Hà Tiên thập cảnh. Bốn đề tài trước gần thực tế, đến đề tài này thì khác hẳn. Thi sĩ Đông Hồ có lời bình: