Gliese 581g

Gliese 581g
So sánh kích thước của Gliese 581g với Trái đất và sao Hải Vương.
(Dựa trên các thành phần mô hình giả định đã chọn)
Khám phá
Khám phá bởiSteven S. Vogt và đồng nghiệp[1]
Nơi khám pháĐài thiên văn Keck, Hawaii[2][3][4]
Ngày phát hiện29 tháng 9 năm 2010[1][5]
Kĩ thuật quan sát
Radial velocity[1]
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên JD 2451409.762[1]
0,13 AU (19.000.000 km)[6]
Độ lệch tâm0[1]
32[6] d
271 ± 48[1]
Bán biên độ1.29 ± 0.19[1]
SaoGliese 581[1][7]
Đặc trưng vật lý
Nhiệt độ242 K (−31 °C; −24 °F) đến 261 K (−12 °C; 10 °F)[8]

Gliese 581g /ˈɡlzə/, là một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời chưa được xác nhận (và thường gây tranh cãi)[9] được tuyên bố là quay trong hệ hành tinh Gliese 581, nằm ở chòm sao Thiên Xứng, cách Trái Đất 20,5 năm ánh sáng (1,94×1014 km). Nó là hành tinh thứ 6 được phát hiện trong hệ sao Gliese 581 và là hành tinh thứ 4 tính từ ngôi sao.

Khám phá

[sửa | sửa mã nguồn]

Gliese 581g được phát hiện trong quá trình quan sát ngôi sao lùn đỏ Gliese 581 thuộc dự án nghiên cứu Hành tinh ngoại hệ Lick-Carnegie. Sau gần 10 năm quan sát, vào cuối tháng 9 năm 2010, các nhà thiên văn loan báo khẳng định sự có mặt của hành tinh này.

Đặc điểm vật lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Khối lượng và trọng lượng

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình vẽ quỹ đạo của các hành tinh quay quanh gliese 581

Gliese 581g có khối lượng gấp 3-4 lần Trái Đất, cho thấy nó có thể có nhiều đá và đủ trọng lực để giữ bầu khí quyển. Trọng lực trên bề mặt của Gliese 581g có thể ngang bằng hoặc cao hơn chút ít so với Trái Đất, do đó, con người hoàn toàn có thể đi lại dễ dàng. Như vậy, Gliese 581g đã hội đủ hai yếu tố quan trọng là nước và bầu khí quyển giúp duy trì sự sống trên hành tinh [10]

Nếu Gliese 581g chứa đá giống Trái Đất, đường kính của nó sẽ gấp từ 1,2 tới 1,4 lần Trái Đất. Lực hút bề mặt của nó có thể tương đương hoặc lớn hơn một chút so với Địa Cầu nên con người có thể đứng thẳng và bước dễ dàng trên đó. Nếu khối lượng của nó gấp 3 lần Trái Đất thì ta nặng gấp 3 lần nhưng bán kính của nó dài gấp 1,2 nên ta nặng gấp 1,2 lần, dù vậy cần kết quả chỉ chắc chắn khi các nhà khoa học đến nơi đo đạc

Bề mặt

[sửa | sửa mã nguồn]

Chưa rõ về bề mặt của gliese 581 g, thậm chí người ta còn chưa rõ có nước, đất trên đó không. Tuy nhiên vẫn nhiều khả năng có nước và đất trên đó

Quỹ đạo và vận tốc quay

[sửa | sửa mã nguồn]

Gliese 581g chỉ xoay quanh ngôi sao lùn đỏ trong gần 37 ngày. Hành tinh mới được phát hiện có một mặt luôn quay về phía ngôi sao chủ của nó, vì vậy mặt này luôn tràn ngập trong ánh sáng, còn mặt kia luôn chìm trong bóng tối. Nhiệt độ bề mặt của hành tinh giảm dần khi đi về phía mặt tối, và tăng dần khi đi về phía sáng. Do vậy, các nhà khoa học đánh giá phần con người có thể ở được là giữa đường sáng và tối.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà nghiên cứu ước tính nhiệt độ trung bình trên hành tinh vào khoảng từ -31 đến -12 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ thực cũng có thể đi từ "nóng kinh hoàng trên mặt quay về phía ngôi sao tới băng giá ở mặt tối.

So sánh
Nhiệt độ
Sao Kim Trái Đất Gliese 581g Sao Hỏa
Nhiệt độ
cân bằng
toàn cầu
307 K
34 °C
93 °F
255 K
−18 °C
−0.4 °F
209 K tới 228 K
−64 °C tới −45 °C
−83 °F tới −49 °F
206 K
−67 °C
−88.6 °F
+ Hiệu ứng KNK
của Sao Kim
737 K
464 °C
867 °F
+ Hiệu ứng KNK
của Trái Đất
288 K
15 °C
59 °F
236 K tới 261 K
−37 °C tới −12 °C
−35 °F to 10 °F
+ Hiệu ứng KNK
của Sao Hỏa
210 K
−63 °C
−81 °F
Khóa
thủy triều
Gần có Không có Có khả năng Không có
Suất phản chiếu
Bond toàn cầu
0.9 0.29 0.5 tới 0.3 0.25
Tham khảo[1][8][11][12][13]

Khả năng về sự sống

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình vẽ nơi ở được của Gliese 581
Hình ảnh của Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) so sánh hệ Mặt Trời của chúng ta với hệ Gliese 581, hành tinh f nằm ngay bên ngoài quỹ đạo của Sao Kim

Gliese 581 g có nhiệt độ vừa phải nên các nhà khoa học rất tin tưởng về sự sống dù chưa có bằng chứng. Nhưng 1 mặt của nó lại bị khoá chặt với ngôi sao. Vì vậy, phần sinh vật có thể sống được là rìa phân chia sáng tối.

Chưa có bằng chứng rõ ràng để khẳng định hành tinh 581g có sự sống, nhưng những phát hiện vừa qua cũng đủ để khiến cả nhân loại phập phồng. "Đây là bước tiến quan trọng trong sứ mệnh tìm kiếm sự sống trong vũ trụ. Khám phá này thật tuyệt dù vẫn còn khối thắc mắc cần giải tỏa", chuyên gia Michel Mayor thuộc Đại học Geneva (Thụy Sĩ), một thành viên của nhóm 11 nhà khoa học châu Âu đã tìm ra 581g, phấn khích. Alan Boss, chuyên gia hàng đầu của Viện Carnegie (Mỹ), có chung nhận xét: "Khám phá này là một bước đột phá đáng ghi nhận". Lâu nay, Viện Carnegie là đối thủ cạnh tranh với châu Âu trong cuộc đua tìm kiếm sự sống trong vũ trụ. Lời khen của người Mỹ, vì thế, cho thấy phát hiện mới của người châu Âu đáng chú ý tới mức nào.

Trước đây, trong nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, các chuyên gia tập trung "ống ngắm" chủ yếu vào Sao Hỏa. Khi vươn ra khoảng vũ trụ bên ngoài Thái Dương hệ, người ta đã phát hiện 220 hành tinh, nhưng hầu hết đều không có những điều kiện cơ bản cho phép sự sống tồn tại. Chúng hoặc quá nóng, quá lạnh, quá lớn hoặc ở dạng khí. Chỉ đến khi hành tinh 581g được phát hiện thì hy vọng mới mở ra. "Chưa thể khẳng định rằng có sự sống ở đó, nhưng có thể nói rằng đó là một hành tinh giống Trái Đất với những yếu tố chứa đựng tiềm năng về sự sống", chuyên gia Chris McKay của NASA nhận xét.

Dù khấp khởi hy vọng nhưng vẫn còn quá nhiều điều chưa rõ ràng. Mỗi vòng quay của 581g quanh sao lùn đỏ Gliese 581 mất 26 ngày nhưng dường như 581g không tự quay quanh trục của nó như Trái Đất hay không. Nếu không quay quanh trục, có nghĩa là một mặt của 581gluôn được chiếu sáng còn mặt kia lại luôn tối. Mặt khác, nếu khí quyển bao quanh 581 g quá đặc thì nhiệt độ hành tinh này sẽ rất lớn, khó thích hợp để sự sống tồn tại.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta có thể dùng tàu vũ trụ để bay tới hành tinh 581g hay không. Câu trả lời là: không thể. Hành tinh này nằm cách Trái Đất khoảng 20,5 năm ánh sáng (tương đương gần 200 ngàn tỉ km). Giả sử chúng ta có tàu vũ trụ bay với vận tốc 100 ngàn km/giờ thì cũng phải mất 2 tỉ giờ (khoảng 228 ngàn năm) mới tới nơi. Loài người chưa chế được thiết bị bay với vận tốc 100 ngàn km/giờ và đời người cũng không thể dài tới... 228 ngàn năm

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i Vogt, Steven S.; Butler, R. Paul; Rivera, Eugenio J.; Haghighipour, Nader; Henry, Gregory W.; Williamson, Michael H. (ngày 29 tháng 9 năm 2010). “The Lick-Carnegie Exoplanet Survey: A 3.1 M_Earth Planet in the Habitable Zone of the Nearby M3V Star Gliese 581”. The Astrophysical Journal. 723: 954–965. arXiv:1009.5733. Bibcode:2010ApJ...723..954V. doi:10.1088/0004-637X/723/1/954. Đã bỏ qua tham số không rõ |class= (trợ giúp)
  2. ^ Smith, Yvette (ngày 29 tháng 9 năm 2010). “NASA and NSF-Funded Research Finds First Potentially Habitable Exoplanet”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
  3. ^ Overbye, Dennis (ngày 20 tháng 8 năm 2012). “Just Right, or Nonexistent? Dispute Over 'Goldilocks' Planet Gliese 581G”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ Alleyne, Richard (ngày 29 tháng 9 năm 2010). “Gliese 581g the most Earth like planet yet discovered”. The Daily Telegraph. London. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2010.
  5. ^ Sanders, Laura. “A little wobble spurs hope for finding life on distant worlds: extrasolar planet is in the right location to be habitable”. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ a b Vogt, Steven S.; Butler, R. Paul; Haghighipour, Nader (ngày 18 tháng 7 năm 2012). “GJ 581 update: Additional Evidence for a Super-Earth in the Habitable Zone”. Astronomische Nachrichten. 333: 561–575. arXiv:1207.4515. Bibcode:2012AN....333..561V. doi:10.1002/asna.201211707. Đã bỏ qua tham số không rõ |class= (trợ giúp)
  7. ^ Quenqua, Douglas (ngày 7 tháng 7 năm 2014). “Earthlike Planets May Be Merely an Illusion”. New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2014.
  8. ^ a b Stephens, Tim (ngày 29 tháng 9 năm 2010). “Newly discovered planet may be first truly habitable exoplanet”. University News & Events. University of California, Santa Cruz.
  9. ^ Wall, Mike. “Gliese 581g Tops List of 5 Potentially Habitable Alien Planets”. Space.com. Purch Group. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2017.
  10. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2011.
  11. ^ “NASA, Mars: Facts & Figures”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2010.
  12. ^ Mallama, A.; Wang, D.; Howard, R. A. (2006). “Venus phase function and forward scattering from H2SO4”. Icarus. 182 (1): 10–22. Bibcode:2006Icar..182...10M. doi:10.1016/j.icarus.2005.12.014.
  13. ^ Mallama, A. (2007). “The magnitude and albedo of Mars”. Icarus. 192 (2): 404–416. Bibcode:2007Icar..192..404M. doi:10.1016/j.icarus.2007.07.011.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Bean 2006” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Bonfils 2005” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Carroll 2016” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Centre de données astronomiques de Strasbourg 2008” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Extrasolar Planets Encyclopaedia 2010” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “General Catalogue of Variable Stars Query results 2009” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Lopez‐Morales 2006” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Selsis 2007” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Sternberg Astronomical Institute 2009” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “von Braun 2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm
Gliese 581d
Chỉ số tương tự Trái Đất cao nhất đối với một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời
2010–2011
Kế nhiệm
Gliese 667 Cc
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Trong đầu tư, kinh doanh, vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng.
Seeker: lực lượng chiến đấu tinh nhuệ bậc nhất của phe Decepticon Transformers
Seeker: lực lượng chiến đấu tinh nhuệ bậc nhất của phe Decepticon Transformers
Seeker (Kẻ dò tìm) là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các người lính phản lực của Decepticon trong The Transformers
Đấng tối cao Nishikienrai - Overlord
Đấng tối cao Nishikienrai - Overlord
Nishikienrai chủng tộc dị hình dạng Half-Golem Ainz lưu ý là do anh sử dụng vật phẩm Ligaments để có 1 nửa là yêu tinh nên có sức mạnh rất đáng kinh ngạc
Làm sao để phán đoán một người có thích bạn hay không?
Làm sao để phán đoán một người có thích bạn hay không?
[Zhihu] Làm sao để phán đoán một người có thích bạn hay không?