Gustave Doré

Gustave Doré
Nadar, Gustave Doré, 1867.
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Paul Gustave Louis Christophe Doré
Ngày sinh
(1832-01-06)6 tháng 1, 1832
Nơi sinh
Strasbourg, Pháp
Mất
Ngày mất
23 tháng 1, 1883(1883-01-23) (51 tuổi)
Nơi mất
Paris, Pháp
An nghỉNghĩa trang Père-Lachaise
Giới tínhnam
Quốc tịchPháp
Gia đình
Hôn nhân
không có
Người tình
Alice Ozy
Học sinhÉdouard Riou
Lĩnh vựcNghệ thuật (hội họa, chạm khắc, vẽ tranh minh họa)
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1844 – 1883
Đào tạoLycée Charlemagne
Thể loạitranh lịch sử, ngụ ngôn, nghệ thuật tôn giáo, nhân vật, biếm họa, chân dung
Có tác phẩm trongStädel Museum, Minneapolis Institute of Art, Viện Nghệ thuật Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Phòng triển lãm Quốc gia Victoria, Phòng triển lãm quốc gia Washington, Nationalmuseum, National Gallery of Canada, Stadsarchief Rotterdam, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Strasbourg Museum of Modern and Contemporary Art, Museum of Fine Arts Ghent (MSK), Bảo tàng Orsay, Shimane Art Museum, Chrysler Museum of Art, MuMa Museum of modern art André Malraux, Bảo tàng Nghệ thuật Saint Louis, Smith College Museum of Art, Glynn Vivian Art Gallery, Arnot Art Museum, San Diego Museum of Art, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Leeds Art Gallery, Musée d'Art de Toulon, Patrick and Beatrice Haggerty Museum of Art, Dahesh Museum of Art, Bảo tàng Carnavalet, Musée des Beaux-Arts de Caen, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Paris, Biblioteca General Antonio Machado, Toledo Museum of Art, Unterlinden Museum, Walters Art Museum, Museo Soumaya, Bảo tàng Quốc gia Mỹ thuật phương Tây, Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis, Bảo tàng Ermitazh, Museum of Fine Arts, Houston, Walker Art Gallery, Bavarian State Painting Collections, Virginia Museum of Fine Arts, Carnegie Museum of Art, Museum of Fine Arts Belfort, Museum Arnhem, Princeton University Art Museum, Vanderbilt Museum of Art, Museum of Fine Arts of Nancy, Musée municipal de Bourg-en-Bresse, Museum of Grenoble, National Galleries Scotland, Viện nghệ thuật Detroit, Joslyn Art Museum, Frances Lehman Loeb Art Center, Davis Museum and Cultural Center, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia, Geldersch Landschap en Kasteelen, Bảo tàng Stedelijk Amsterdam, Musée d'art et d'histoire de Langres, Denver Art Museum, Bob Jones University Museum and Gallery, Bảo tàng Nghệ thuật Harvard, Musée d'Art Roger-Quilliot, Trung tâm Nghệ thuật Anh Yale, Fogg Museum, Nantes Museum of Arts, Museum of Fine Arts of Reims, Art Gallery of Hamilton, Saarland Museum, Phòng trưng bày nghệ thuật Picker, Kelvingrove Art Gallery and Museum, Musée Fabre, J. Paul Getty Museum, Print Collection, Museum Boijmans Van Beuningen, Phoenix Art Museum, Museum of London, Augustiner Museum
Giải thưởngBắc Đẩu Bội tinh hạng 5, Bắc Đẩu Bội tinh hạng 4, Huân chương Charles III hạng 4, Huân chương St. Maurice và Lazaro hạng 5

Ảnh hưởng bởi
Chữ ký

Paul Gustave Doré (tiếng Pháp: [pɔl ɡystav dɔʁe]; 6 tháng 1, 1832 – 23 tháng 1, 1883) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, chạm khắc và đồng thời cũng là người vẽ tranh minh họa Pháp. Hoạt động chủ yếu của ông là chạm khắc gỗ.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Doré during his career.

Doré được sinh ra tại Strasbourg và tập truyện có hình minh họa đầu tiên của ông được xuất bản khi ông mới 15 tuổi. Tuy nhiên, tài năng của ông đã được bộc lộ từ rất sớm. Ở tuổi lên năm, ông đã là thần đồng gây rắc rối, chuyên bày ra những trò chơi khăm lớn hơn tuổi của mình. Bảy năm sau đó, ông đã tập chạm khắc với xi măng. Khi trở thành một thanh niên, ông làm nghề vẽ minh họa cho các tác phẩm văn học ở Paris, được giao nhiệm vụ mô tả các cảnh trong các cuốn sách của Rabelais, Balzac, MiltonDante.

Năm 1853, Doré được yêu cầu vẽ minh họa cho các tác phẩm của Lord Byron[1]. Sau đó ông có thêm các hợp đồng với các nhà xuất bản Anh, trong đó có việc vẽ minh họa cho Kinh thánh dịch ra tiếng Anh. Năm 1856, ông đã tạo ra mười hai bản minh họa cỡ folio Huyền thoại người Do Thái Lang thang cho bài thơ ngắn mà Pierre-Jean de Ranger lấy cảm hứng từ một cuốn tiểu thuyết năm 1845 của Eugène Sue.[2][3][4]

Vào những năm 1860 ông vẽ minh họa cho bản dịch tiếng Pháp của tác phẩm Don Quixote của Cervantes. Cách ông mô tả ngài hiệp sĩ và người cận vệ Sancho Panza đã trở nên quá nổi tiếng đến mức nó đã ảnh hưởng đến cái nhìn của những độc giả, nghệ sĩ, các đạo diễn phim và sân khấu sau này về ngoại hình của hai nhân vật. Ông cũng chính là người vẽ minh họa cho ấn bản cỡ lớn tập thơ The Raven của Edgar Allan Poe; nhờ tác phẩm này nhà xuất bản Harper & Brothers đã trả cho ông 30.000 franc năm 1883.[5]

Doré tiếp tục minh họa sách cho đến khi ông qua đời tại Paris vì bệnh tật. Mộ ông được chônnghĩa trang Père-Lachaise.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Complete Works of Lord Byron illustrated by Ch. Mettais, Bocourt, G. Doré. Published by J. Bry, Paris, 1853. The version at archive.org is in French. The illustrations are not attributed to any one of the three named on the title page. A handwritten note at page 5 remarks that another edition of 1856 made no mention of Doré among the illustrators, but his designs still appeared in the book.
  2. ^ Zafran, with Robert Rosenblum and Lisa Small, editors, Eric (2007). “Fantasy and Faith: The Art of Gustave Dore. Yale University Press.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Among English language editions was that published in Philadelphia in 1873 by George Gebbie [1] Lưu trữ 2013-01-22 tại Archive.today
  4. ^ and "with additional verses by Pierre Dupont in cooperation with Doré, 1857." Willis's price current: a catalogue of superior second hand books.[2]
  5. ^ Quinn, Arthur Hobson. Edgar Allan Poe: A Critical Biography. Baltimore: The Johns Hopkins University Press, 1998. p. 252. ISBN 0-8018-5730-9
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Có gì trong hương vị tình thân
Có gì trong hương vị tình thân
Phải nói đây là bộ phim gây ấn tượng với mình ngay từ tập đầu, cái tên phim đôi khi mình còn nhầm thành Hơi ấm tình thân
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
Trinity in Tempest mang đến cho độc giả những pha hành động đầy kịch tính, những môi trường phong phú và đa dạng, cùng với những tình huống hài hước và lôi cuốn
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
Sau bài viết về Hutao với Đạo giáo thì giờ là Xiao với Phật giáo.
Tổng hợp kĩ năng tối thượng thuộc Thiên Sứ hệ và Ác Ma hệ - Tensura
Tổng hợp kĩ năng tối thượng thuộc Thiên Sứ hệ và Ác Ma hệ - Tensura
Theo lời Guy Crimson, ban đầu Verudanava có 7 kĩ năng tối thượng được gọi là "Mĩ Đức"