Hãng ARM

ARM Holdings plc
Loại hình
Công ty con
Ngành nghềCông nghiệp bán dẫn
Thành lập27 tháng 11 năm 1990; 33 năm trước (1990-11-27)[1]
Người sáng lậpJamie Urquhart, Mike Muller, Tudor Brown, Lee Smith, John Biggs, Harry Oldham, Dave Howard, Pete Harrod, Harry Meekings, Al Thomas, Andy Merritt, David Seal[2]
Trụ sở chínhCambridge, Anh, Vương quốc Anh
Thành viên chủ chốt
Masayoshi Son (Chủ tịch)
Simon Segars (CEO)
Sản phẩmThiết kế Vi xử lýBộ xử lý đồ họa
Doanh thu968.3 triệu bảng Anh (2015)[3]
406.1 triệu bảng Anh (2015)[3]
339.7 triệu bảng Anh (2015)[3]
Tổng tài sản3.21 triệu USD (2016)[4]
Chủ sở hữuSoftBank Group
Số nhân viênKhoảng 4,000 (2016)[5]
Websitearm.com

ARM Holdings, tên đầy đủ là Advanced RISC Machines (ARM) Ltd., là một hãng thiết kế vi xử lý có trụ sở ở nước Anh. ARM Holdings được thành lập bởi Hermann Hauser vào năm 1990 và được niêm yết trên thị trường chứng khoán Luân Đôn với ký hiệu là ARM và trên sàn chứng khoán NASDAQ với ký hiệu là ARMHY. Hãng này nổi tiếng với họ vi xử lý kiến trúc ARM được dùng khá phổ biến trong các thiết bị nhúng và các ứng dụng cầm tay nhờ vào đặc tính ưu việt là ít tiêu thụ điện năng. Hầu hết máy điện thoại di động và máy PDA hiện nay đều có CPU theo kiến trúc ARM.

Không giống như các tập đoàn sản xuất vi xử lý khác như AMD, Intel, Motorola hay Hitachi, ARM chỉ thiết kế và bán các bản thiết kế của họ mà không sản xuất các vi mạch CPU hoàn chỉnh. Do vậy, có khoảng vài chục hãng sản xuất các bộ xử lý dựa trên thiết kế của ARM.

Trụ sở của ARM tại Cambridge

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ viết tắt ARM được dùng lần đầu năm 1983 và ban đầu là viết tắt của "Acorn RISC Machine". Vi xử lý RISC đầu tiên của Acorn Computers first RISC được sử dụng trong Acorn Archimedes ban đầu và là một trong những bộ vi xử lý RISC đầu tiên được sử dụng trong các máy tính nhỏ. Tuy nhiên, khi công ty được thành lập vào năm 1990, là các chữ được đổi thành "Advanced RISC Machines", tên gọi đầy đủ của công ty là "Advanced RISC Machines Ltd." Tại thời điểm IPO năm 1998, công ty đã đổi tên thành "ARM Holdings",[6] và thường được gọi tắt là ARM tương tự các vi xử lý.

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Công ty thành lập tháng 10/1990 với tên gọi Advanced RISC Machines Ltd và cơ cấu như là một liên doanh giữa Acorn Computers, Apple Computer (bây giờ là Apple Inc.) và VLSI Technology.[7][8][9] Công ty mới nhằm đẩy mạnh sự phát triển của bộ vi xử lý Acorn RISC Machine, ban đầu được sử dụng trong Acorn Archimedes sau đó được Apple chọn cho dự án Newton của họ. Năm công ty có lợi nhuận đầu tiên là năm 1993. Văn phòng của công ty tại Silicon ValleyTokyo được mở năm 1994. ARM đầu tư vào Palmchip Corporation năm 1997 để cung cấp hệ thống trên nền tảng chip và nhập vào thị trường ổ cứng.[10][11] Năm 1998 công ty đổi tên từ Advanced RISC Machines Ltd thành ARM Ltd.[12] Công ty IPO lên sàn London Stock ExchangeNASDAQ năm 1998[13] và tháng 1/1999, cổ phần của Apple đã giảm xuống còn 14.8%.[14]

Năm 2010, ARM gia nhập với IBM, Texas Instruments, Samsung, ST-EricssonFreescale Semiconductor (bây giờ là NXP Semiconductors) thành lập một công ty phi lợi nhuận nguồn mở, Linaro.[15]

Thay đổi chủ sở hữu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tập đoàn viễn thông Nhật Bản SoftBank Group đã đạt được thỏa thuận mua lại ARM ngày 18/7/2016, được sự chấp thuận của các cổ đông của ARM, định giá công ty ở 23,4 tỷ bảng Anh.[16] Các giao dịch được hoàn tất vào ngày 5/9/2016.[17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “ARM's first press release” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ 27 Tháng 1 2016. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  2. ^ Saxby, Robin (ngày 23 tháng 11 năm 2006). “Chips With Everything” (PDF). Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2011.
  3. ^ a b c “Preliminary Results 2015”. ARM Holdings. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.[liên kết hỏng]
  4. ^ http://www.forbes.com/companies/arm-holdings/
  5. ^ “ARM legs it to SoftBank in $32 billion buyout”. Ars Technica. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2016.
  6. ^ “ARM Holdings, plc, Company Description – NASDAQ.com”. Quotes.nasdaq.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2011.
  7. ^ ARM milestones, ARM company website. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2015
  8. ^ Andrews, Jason (2005). “3 SoC Verification Topics for the ARM Architecture”. Co-verification of hardware and software for ARM SoC design. Oxford, UK: Elsevier. tr. 69. ISBN 0-7506-7730-9. ARM started as a branch of Acorn Computer in Cambridge, United Kingdom, with the formation of a joint venture between Acorn, Apple and VLSI Technology. A team of twelve employees produced the design of the first ARM microprocessor between 1983 and 1985.
  9. ^ Weber, Jonathan (ngày 28 tháng 11 năm 1990). “Apple to Join Acorn, VLSI in Chip-Making Venture”. Los Angeles Times. Los Angeles. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2012. Apple has invested about $3 million (roughly 1.5 million pounds) for a 30% interest in the company, dubbed Advanced Risc Machines Ltd. (ARM) [...]
  10. ^ “PALMCHIP Introduces Fully-Integrated, Low-Power Controller Core for OEM Mass Storage Design”. EE Times. ngày 16 tháng 5 năm 1997.
  11. ^ “ARM Company Milestones”. ARM Holdings.
  12. ^ “Advanced RISC Machines Ltd is now ARM Ltd”. Findarticles.com. ngày 19 tháng 10 năm 1998. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2011.
  13. ^ “ARM wins billion dollar valuation in IPO”. Findarticles.com. ngày 20 tháng 4 năm 1998. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2011.
  14. ^ Davis, Jim (ngày 3 tháng 2 năm 1999). “Short Take: Apple sells ARM shares”. CNET. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2012. Apple still holds 14.8 percent of ARM [...]
  15. ^ IBM, Freescale, Samsung Form Linaro to Aid in Developing ARM-compatible Software Lưu trữ 2011-06-17 tại Wayback Machine Daily Tech, ngày 5 tháng 6 năm 2010
  16. ^ BBC. "ARM chip designer to be bought by Japan's SoftBank ngày 18 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2016.
  17. ^ “SoftBank finally completes £24bn ARM takeover”. Silicon Republic. ngày 5 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan