Hòa tấu dương cầm

Hình ảnh một cuộc hòa tấu dương cầm.

Hòa tấu dương cầm là một thể loại nhạc hòa tấu, mà nhạc phẩm được thể hiện bằng dương cầm kết hợp với dàn nhạc.[1][2] Thuật ngữ này trong tiếng Anh là piano concerto (IPA: /pɪˈænəʊ kənˈtʃɛətəʊ/) ("piano" là dương cầm, "concerto" là hòa tấu).[1] Hiện nay, thể loại này thường được thể hiện bằng đại dương cầm cùng với dàn nhạc giao hưởng hiện đại; còn tác phẩm thuộc thể loại này có thể là nhạc hiện đại, nhưng thường là các tác phẩm nhạc cổ điển. Trong tiếng Việt, khái niệm này còn được gọi là hòa tấu piano hoặc nguyên từ tiếng Anh là piano concerto.[2] Vì dương cầm có nguồn gốc từ đàn cla-vơ-xanh (tiếng Anh là harpsichord), nên thuật ngữ "hòa tấu dương cầm" cũng dùng để chỉ thể loại hòa tấu đàn này, từ trước khi xuất hiện dương cầm vào cuối thế kỷ 18, vào thời kỳ nhạc Barôc, mà hiện nay được dương cầm biểu diễn, như các nhạc phẩm của J.S. Bach, của J. Haydn và của W.A. Mozart. Ngoài ra, do dương cầm thuộc loại nhạc cụ bàn phím, nên một số quốc gia còn gọi là "keyboard concerto" (hoà tấu đàn bàn phím); trường hợp này cần phân biệt ba loại:

Hòa tấu dương cầm luôn đòi hỏi nghệ sĩ dương cầm có trình độ rất điêu luyện, kết hợp với hòa âm, phối khí phức tạp phối hợp giữa nhiều nghệ sĩ hoặc nhạc công sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau. Đây là hình thức biểu diễn âm nhạc mang tính tập thể rất cao, đòi hỏi mọi hoạt động của mỗi người tham gia đều phải được phối hợp ăn ý với nhau và thống nhất dưới chỉ huy của nhạc trưởng.

Thành phần nhạc cụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Dương cầm

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại dương cầm hay dương cầm nằm (ảnh trái) và tiểu dương cầm hay dương cầm đứng (ảnh phải).

Loại dương cầm sử dụng trong thể loại này thường là đại dương cầm (grand piano), rất ít khi là dương cầm đứng (upright piano) tuy nhỏ gọn nhưng khả năng biểu hiện kém hơn. Nói chung, mỗi nhạc phẩm thuộc thể loại này chỉ cần một dương cầm. Tuy nhiên, cũng có nhạc phẩm cho hai dương cầm song tấu cùng dàn nhạc (xem https://www.youtube.com/watch?v=2-VSj7bSsfo); trường hợp này gọi là hòa tấu hai dương cầm (piano duo concerto).

Nhạc cụ khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhạc cụ khác thường bao gồm các nhạc cụ như của một dàn nhạc giao hưởng. Số loại và số lượng nhạc cụ do nhạc sĩ sáng tác hoặc nhạc trưởng quyết định, không có công thức cố định, nhưng nói chung gồm:

Sơ đồ bố trí chung

[sửa | sửa mã nguồn]
Sơ đồ bố trí có thể là: 1 = Nhạc trưởng. 2 = Vĩ cầm I. 3 = Vĩ cầm II. 4 = Viôla. 5 = Xenlô. 6 = Sáo. 7 = Ôboa. 8 = Clarinet. 9 = Phagôt. 10 = Co Pháp. 11 = trôngpet. 12 = Harpe (co thể không cần). 13 = Tuba. 14 = Trôngbôn. 15 = Sacxophon. 16 = Co Anh. 17 = Côngtrơbat.
  • Dương cầm thường được bố trí ở phía trước (gần khán giả nhất), cạnh đó hoặc phía sau là nhạc trưởng. Còn dàn nhạc tạo thành hình vòng cung như bố trí của dàn nhạc giao hưởng hiện đại.
  • Trong trường hợp nhạc trưởng đảm niệm thêm vai trò của nghệ sĩ dương cầm, thì dương cầm bố trí bên trái của khán giả, như Daniel Barenboim, Uchida Mitsuko, v.v. đã chỉ huy dàn nhạc từ chỗ ngồi trước bàn phím.
  • Khi nhạc phẩm cần có hai dương cầm (piano duo concerto), thì các dương cầm này thường đặt "đối đầu" nhau, ít khi đặt song song nhau vì chiếm quá nhiều diện tích sân khấu.

Kiểu bố trí này không phải là bắt buộc và nói chung phản ánh truyền thống biểu diễn từ thời kì chưa có thiết bị khuếch đại và truyền âm vô tuyến như ngày nay.

Tổng phổ

[sửa | sửa mã nguồn]
Minh họa một trang của tổng phổ đầy đủ cho một nhạc phẩm hòa tấu. Từ trên xuỗng dưới: khuông đầu cho sáo, khuông thứ hai cho ôboa, khuông ba cho clarinet giọng la, khuông bốn cho phagôt, v.v.

Một bản tổng phổ hòa tấu dương cầm luôn gồm ba loại:

  • Loại tổng phổ cho riêng nghệ sĩ dương cầm, thường gọi đơn giản là "bản nhạc pianô", gồm các khuông nhạc kép, khuông trên thường cho tay phải thực hiện, còn khuông dưới do tay trái. Bản nhạc này thường chỉ dùng khi luyện tập, còn khi biểu diễn chính thức thì nghệ sĩ đã "nhập tâm" hoàn hảo, chơi đàn không cần nhìn nữa.
  • Loại cho riêng mỗi nhạc công trong dàn nhạc, thực chất là bản nhạc riêng cho mỗi kiểu nhạc cụ; nói chung, có bao nhiêu nhạc công thì cần bây nhiêu bản, thường luôn để trước mặt nhạc công khi luyên tập cũng như khi biểu diễn chính thức, vì rất khó nhớ và khó theo dõi thời gian nghỉ và thời điểm cần tham gia biểu diễn.
  • Loại cho riêng nhạc trưởng, dùng để chỉ huy biểu diễn nhạc phẩm. Loại này là tổng phổ đầy đủ, thường là một ấn phẩm gồm nhiều trang, mỗi trang gồm đầy đủ số khuông nhạc cho tất cả các loại nhạc cụ tham gia (từ 12-16 khuông hoặc hơn). Loại này thường để trên giá chỉ huy của nhạc trưởng; tuy nhiên, có nhạc trưởng không cần vì đã nắm vững toàn bộ tổng phổ của cả phần giai điệu lẫn phần đệm của các nghệ sĩ. Trong mỗi trang, thứ tự mỗi khuông (từ trên xuống dưới) là cố định trong toàn bộ ấn phẩm. Thứ tự này thường do nhạc sĩ sáng tác quyết định, nhưng có khi do nhà xuất bản đưa ra.

Lược sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ cổ điển

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế kỉ XX tới nay.

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình thức này vẫn còn tồn tại trong thế kỷ 20 đến thế kỷ 21, với các tác phẩm nổi bật của Leroy Anderson, Milton Babbitt, Samuel Barber, Béla Bartók. Sau đó là Benjamin Britten, George Gershwin, Alberto Ginastera, Aram Khachaturian, Witold Lutosławski, Gian Francesco Malipiero, Frank Martin, Bohuslav Martinů, Francis Poulenc, Sergei Prokofiev. Gần hơn có Maurice Ravel, Arnold Schoenberg, Dmitri Shostakovich, Igor Stravinsky, Ralph Vaughan Williams, Heitor Villa-Lobos.[4]

Nguồn trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “piano concerto”.
  2. ^ a b “piano concerto meaning”.[liên kết hỏng]
  3. ^ “The World's First Piano Concertos”. Avie Records. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2019.
  4. ^ Maurice Hinson, Music for Piano and Orchestra, an annotated guide, Indiana University Press, 1993

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Đây là cuốn sách nhưng cũng có thể hiểu là một lá thư dài 300 trang mà đứa con trong truyện dành cho mẹ mình - một người cậu rất rất yêu
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Đầu chương, Kusakabe không hiểu cơ chế đằng sau việc hồi phục thuật thức bằng Phản chuyển thuật thức
Nhân vật Yuzuriha -  Jigokuraku
Nhân vật Yuzuriha - Jigokuraku
Yuzuriha (杠ゆずりは) là một tử tù và là một kunoichi khét tiếng với cái tên Yuzuriha của Keishu (傾けい主しゅの杠ゆずりは, Keishu no Yuzuriha).
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
Nhưng những con sóng lại đại diện cho lý tưởng mà bản thân Eula yêu quý và chiến đấu.