Hòe

Hòe
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Phân họ (subfamilia)Faboideae
Tông (tribus)Sophoreae
Chi (genus)Styphnolobium
Loài (species)S. japonicum
Danh pháp hai phần
Styphnolobium japonicum
(L.) Schott[1][2]
Danh pháp đồng nghĩa

Hoa hòe hay cây hòe (danh pháp: Styphnolobium japonicum (L.) Schott, syn. Sophora japonica) là loài thực vật thuộc họ Đậu.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa hòe là cây bản địa Đông Á (chủ yếu là Trung Quốc; và như tên gọi Latin, nó được di thực đến Nhật Bản). Tại Việt Nam hòe được trồng làm cảnh và dùng làm thuốc. Thường dùng hoa hòe và quả hòe

Lá và hoa hòe

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa hòe được trồng làm cảnh và dùng làm thuốc trong đông y.

Hoa hòe dùng làm thuốc gây sẩy thai, kháng khuẩn, giảm cholesterol, kháng viêm, chống co thắt, lợi tiểu, giải nhiệt, hạ huyết áp...[3].

Trong hoa hòe người ta chiết xuất được chất rutin có tác dụng bảo vệ thành mạch

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Văn học, hình tượng cây hòe xum xuê tươi tốt thường dùng biểu trưng cho cảnh con cháu trong gia đình phát đạt, đông đúc.

Trong Truyện Kiều câu 3237-3238 có viết:

Thừa gia chẳng hết nàng Vân,

Một cây cù mộc một sân quế hòe.

Nguyễn Trãi cũng có bài thơ "Hòe"

Mống lành nẩy nẩy bởi hoè trồng,

Một phát xuân qua một phát trông.

Có thuở ngày hè trương tán lục,

Đùn đùn bóng rợp cửa tam công.[4]

Trong bài thơ "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi cũng có câu:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp dương."

Trong thành ngữ Việt Nam, "hoa hoè hoa sói" để chỉ người, vật "có vẻ cầu kì, loè loẹt trong cách trang sức, tô điểm".

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Styphnolobium japonicum information from NPGS/GRIN”. USDA. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  2. ^ a b c d “Styphnolobium japonicum - ILDIS LegumeWeb”. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  3. ^ “Sophora japonica - Plants For A Future database report”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  4. ^ Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • The relationship of Sophora sect. Edwardsia (Fabaceae) to Sophora tomentosa, the type species of the genus Sophora, observed from DNA sequence data and morphological characters. Bot. J. Linn. Soc. 146: 439-446 (2004). Available online.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review phim “No Time to Die”- bom tấn không thể bỏ lỡ
Review phim “No Time to Die”- bom tấn không thể bỏ lỡ
Sự trở lại của James Bond một lần nữa xứng đáng vị thế đứng đầu về phim hành động cũng như thần thái và phong độ của nam tài tử Daniel Craig là bất tử
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
Có bao giờ cậu tự hỏi, vì sao con người ta cứ đâm đầu làm một việc, bất chấp những lời cảnh báo, những tấm gương thất bại trước đó?
Nhân vật Ryuunosuke - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Nhân vật Ryuunosuke - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Akasaka Ryuunosuke (赤坂 龍之介 - Akasaka Ryūnosuke) là bệnh nhân cư trú tại phòng 102 của trại Sakurasou. Cậu là học sinh năm hai của cao trung Suiko (trực thuộc đại học Suimei).
Câu truyện đằng sau đôi tất ướt và điệu nhảy của Ayaka
Câu truyện đằng sau đôi tất ướt và điệu nhảy của Ayaka
Story Quest của Ayaka có một khởi đầu rất chậm, đa số là những cuộc hội thoại giữa Ayaka và các NPC trong thành Inazuma