Hương Gián

Hương Gián
Phường
Phường Hương Gián
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhBắc Giang
Thành phốBắc Giang
Thành lập1/1/2025[1]
Địa lý
Tọa độ: 21°15′36″B 106°14′22″Đ / 21,26°B 106,23944°Đ / 21.26000; 106.23944
Hương Gián trên bản đồ Việt Nam
Hương Gián
Hương Gián
Vị trí phường Hương Gián trên bản đồ Việt Nam
Diện tích8,62 km²[1]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng11.963 người[1]
Mật độ1.387 người/km²
Khác
Mã hành chính07690[2]

Hương Gián là một phường thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Hương Gián có vị trí địa lý:

Phường Hương Gián có diện tích 8,62 km², dân số năm 2023 là 11.963 người,[1] mật độ dân số đạt 1.387 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Hương Gián được chia thành 12 tổ dân phố: Can, Chanh Áng, Dõng, Dung, Dũng Tiến, Đông Tiến, Gáo, Hấn, Kép, Tân Tiến, Tây, Việt Tiến.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1945, Hương Gián thuộc tổng Thái Đào, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Cuối thế kỷ 19, tổng Thái Đào có 5 xã: Thái Đào, Thiếp Trì, Hương Gián, Lạc Gián, Gia Sơn. Hương Gián ngày này gồm 3 xã cũ của tổng Thái Đào là Hương Gián, Lạc Gián và Gia Sơn; xã Thiếp Trì được tách ra trở thành xã Trung Lập.

Sau năm 1945, thành lập liên xã Thái Sơn thuộc phủ Lạng Giang trên cơ sở tổng Thái Đào.

Tháng 9 năm 1952, sáp nhập xã Thái Sơn thuộc huyện Lạng Giang vào huyện Yên Dũng.

Ngày 31 tháng 3 năm 1958, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 103-NV[3] về việc thành lập xã Thái Đào trên cơ sở 7 xóm: An Thái, Chùa, Cống, Dạ, Ghép, Mỹ, Then của xã Thái Sơn.

Xã Thái Sơn còn lại 10 xóm: Dung, Dũng Tiến, Đông Tiến, Gáo, Hấn Can, Kép, Rồng, Tân Tiến, Tây, Việt Tiến.[4]

Năm 1960, sáp nhập xóm Chanh và xóm Áng thuộc xã Tân Dân vào xã Thái Sơn.

Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội ban hành Nghị quyết[5] về việc thành lập tỉnh Hà Bắc trên cơ sở tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Thái Sơn thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc.

Năm 1970, đổi tên xã Thái Sơn thành xã Lạc Gián.

Ngày 22 tháng 2 năm 1975, Phủ Thủ tướng ban hành Quyết định số 11-BT[6] về việc đổi tên xã Lạc Gián thuộc huyện Yên Dũng thành xã Hương Gián.[7]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[8] về việc chia tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Hương Gián thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, xã Hương Gián có 8,62 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 11.963 người, mật độ dân số là 1.387 người/km² và 12 thôn: Can, Chanh Áng, Dõng, Dung, Dũng Tiến, Đông Tiến, Gáo, Hấn, Kép, Tân Tiến, Tây, Việt Tiến.[9]

Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[1] Theo đó:

  • Sáp nhập xã Hương Gián thuộc huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang quản lý.
  • Thành lập phường Hương Gián thuộc thành phố Bắc Giang trên cơ sở toàn bộ 8,62 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 11.963 người của xã Hương Gián.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Nghị định số 103-NV về việc chia xã Thái Sơn thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thành hai xã lấy tên là xã Thái Sơn và xã Thái Đào.
  4. ^ Địa chí Bắc Giang: Địa lý và kinh tế (PDF). Sở Văn hóa Thông tin Bắc Giang và Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. 2006. tr. 99.
  5. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An, hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. 7 tháng 11 năm 1949. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ Quyết định số 11-BT về việc đổi tên xã Lạc Gián thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc thành tên mới là xã Hương Gián.
  7. ^ Địa chí Bắc Giang: Địa lý và kinh tế (PDF). Sở Văn hóa Thông tin Bắc Giang và Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. 2006. tr. 103.
  8. ^ “Nghị quyết năm 1996 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật Trung ương. 6 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ UBND tỉnh Bắc Giang (20 tháng 3 năm 2024). “Đề án nhập địa giới hành chính huyện Yên Dũng với thành phố Bắc Giang; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”. Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2024.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Ai sinh đôi một trai một gái xinh đẹp rạng ngời, đặt tên con là Hoshino Aquamarine (hay gọi tắt là Aqua cho gọn) và Hoshino Ruby. Goro, may mắn thay (hoặc không may mắn lắm), lại được tái sinh trong hình hài bé trai Aqua
[Tóm tắt và đánh giá sách] Mindset - Sức mạnh của việc đổi mới tư duy
[Tóm tắt và đánh giá sách] Mindset - Sức mạnh của việc đổi mới tư duy
Mindset là cuốn sách giúp bạn hiểu cặn kẽ về sức mạnh của tư duy dưới nghiên cứu đánh giá tâm lý học - hành vi con người
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Nếu nhìn vào ngoại hình của Pierro, ta có thể thấy được rằng ông đeo trên mình chiếc mặt nạ có hình dạng giống với Mặt nạ sắt nhuốm máu
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo