Hậu Yên

Thời kỳ 386-394
  Hậu Yên
  Đông Tấn
Tiêu bản này là một phần của
loạt bài Ngũ Hồ thập lục quốc.
Thập lục quốc
Thành Hán (303/304-347)
Hán Triệu (304-329)
Hậu Triệu (319-350)
Tiền Lương (324-376)
Tiền Yên (337-370)
Tiền Tần (351-394)
Hậu Tần (384-417)
Hậu Yên (384-409)
Tây Tần (385-431)
Hậu Lương (386-403)
Nam Lương (397-414)
Nam Yên (398-410)
Tây Lương (400-420)
Bắc Lương (401-439)
Hạ (407-431)
Bắc Yên (409-436)
Không đưa vào
Thập lục quốc
Cừu Trì (184?-555?)
Đoàn (250-338)
Vũ Văn (260-345)
Đại (315-376)
Nhiễm Ngụy (350-352)
Tây Yên (384-394)
Địch Ngụy (388-392)
Tây Thục (405-413)

Hậu Yên (384 – 409) do Mộ Dung Thùy chiếm Liêu Hà thành lập nhà Hậu Yên. Năm 384 (Yên Nguyên nguyên niên, Hậu Yên), quý tộc Mộ Dung Thùy của Tiền Yên tự xưng Yên Vương, định đô ở Trung Sơn (Định Huyện, Hà Bắc) sử gọi là Hậu Yên.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mộ Dung Thùy (326-396) là con út của Mộ Dung Hoảng, khai quốc Hoàng đế Tiền Yên. Năm 344, nhờ có công đánh thắng tộc Vũ Văn nên Thùy được phong làm Độ Hương Hầu. Năm 354, lại được phong Ngô Vương và được phái đi trấn thủ Bình Châu (Đông Liêu Ninh). Vì không được vua Yên lúc đó là Mộ Dung Vĩ sử dụng nên Thùy chạy sang hàng Tiền Tần, được Phù Kiên dùng làm tướng.

Khi Tiền Yên bị Tiền Tần tiêu diệt, bèn quy phụ Phù Kiên (Vua Tiền Tần), được phong làm Bân Đô Hầu, theo Phù Kiên đi đánh Tấn. Khi quân Tần tan rã trở về, Thùy cầm một cánh quân rút lui rất kỷ luật nên hầu như không bị thiệt hại và giao lại quân cho Phù Kiên. Nhân lúc được Phù Kiên sai mang binh đi cứu Nghiệp Thành (năm 384), bèn phản Tiền Tần, chiếm cứ Hà Bắc. Được những người thân Yên cũ ủng hộ, Thùy có trong tay lực lượng khá mạnh, tự xưng Đại tướng quân, Đại đô đốc, rồi Yên Vương, nhanh chóng phát triển nước Hậu Yên thành nước lớn ở Bắc Hoàng Hà và Đông Thái Hàng, đóng đô ở Trung Sơn, lập chính quyền Hậu Yên, đến năm 386 thì xưng Đế.

Phát triển thế lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Dựng nước không lâu, Hậu Yên đánh chiếm Nghiệp Thành do Ai Bình Đế Phù Phi (con Phù Kiên) cố thủ và tiêu được diệt thế lực nhà Tiền Tần ở Quan Đông. Đến năm 392, Hậu Yên diệt luôn nước Ngụy do Đinh Linh Địch Chiêu dựng lên ở Hà Nam, chiếm được 7 quận và 3 vạn dân. Trước đó, năm 388, tất cả các tôn thất Tiền Yên, con cháu Mộ Dung Tuấn và Mộ Dung Thùy đều bị Vua Tây Yên Mộ Dung Vĩnh xử tử. Mộ Dung Thùy không muốn tộc Mộ Dung bị chia rẽ, bèn mang quân đánh Tây Yên. Năm 394, Mộ Dung Thùy giết được Mộ Dung Vĩnh, diệt Tây Yên, khôi phục bản đồ từ thời Tiền Yên. Hậu Yên trở thành quốc gia mạnh nhất vùng Trung Nguyên.

Năm 395 (niên hiệu Kiến Hưng thứ 10), Hậu Yên cử 9 vạn quân đánh Bắc Ngụy, nhưng đại bại, bị chết hàng chục nghìn quân. Khoảng 4, 5 vạn quân đầu hàng bị Bắc Ngụy chôn sống toàn bộ.

Về cơ bản, Hậu Tần và Hậu Yên đóng ở vị trí như Tiền Tần và Tiền Yên trước đây.

Bắc Ngụy tấn công

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên, cục diện đó lập tức bị phá vỡ. Nước Ngụy của Thác Bạt Khuê nhanh chóng lớn mạnh, cất quân Nam tiến, đánh Hậu Yên. Quân Yên không chống nổi, Thái tử Mộ Dung Bảo liên tục thua trận. Mộ Dung Thùy phải tự tay cầm quân tạm đẩy lui được quân Nguỵ, nhưng không lâu sau thì già yếu mà mất (396). Kể từ đó, Hậu Yên suy yếu, con Mộ Dung Thùy là Mộ Dung Bảo (355-398) nối ngôi, đế hiệu là Huệ Mẫn Đế. Vì hạ lệnh kiểm soát hộ khẩu nên bị phần tử thượng tầng tộc Tiên Ti và tộc Hán phản kháng. Mộ Dung Bảo lên ngôi trong cảnh ngoại xâm nội loạn. Tháng 3/397, một người em là Mộ Dung Lân làm phản. Quân Ngụy lại Nam tiến, lấy đất Hậu Yên như tằm ăn lá dâu. Vùng Hà Nam, Hà Bắc bị quân Ngụy chiếm, công phá Kinh đô Trung Sơn. Mộ Dung Bảo phải tháo chạy lên phương Bắc đến Long Thành (Triêu Dương, Liêu Ninh) rồi lập đô ở đó, sai Khai Phong Công Mộ Dung Tường giữ Trung Sơn. Đến tháng 4/398, Mộ Dung Bảo bị Thượng thư Lan Hãn nổi loạn giết chết.

Hậu Yên rút lên phía bắc, chỉ bao gồm đất của nước Yên cổ thời Chiến Quốc xưa kia. Cùng lúc đó, nội bộ Hậu Yên lại xảy ra tranh đoạt, chém giết lẫn nhau, khiến liên tiếp chỉ trong chưa đầy 10 năm, các vua Mộ Dung Bảo (398), Mộ Dung Thịnh (401), Mộ Dung Hy (407) đều bị giết.

Mộ Dung Tường (?-397) là Vương thất Hậu Yên, được Mộ Dung Bảo sai cố thủ Trung Sơn, chống giữ Bắc Ngụy. Tháng 5/397, sau khi Mộ Dung Bảo chạy lên phía bắc, Bắc Ngụy rút quân, Mộ Dung Tường tự xưng Hoàng đế. Ở ngôi được 2 tháng thì bị Triệu Vương Mộ Dung Lân đột nhập Trung Sơn, giết chết.

Triệu Vương Mộ Dung Lân (?-398) là con Mộ Dung Thùy, giết Mộ Dung Tường, tự xưng Hoàng đế ngay khi người anh Mộ Dung Bảo còn sống.

Thời kỳ này, Hậu Yên có 2 vua, Huệ Mẫn Đế Mộ Dung Bảo đóng ở Long Thành và Mộ Dung Lân đóng ở Trung Sơn. Tháng 10/397, Bắc Nguỵ một lần nữa công phá Trung Sơn. Mộ Dung Lân phải tháo chạy về Nghiệp Thành nương nhờ người chú Phạm Dương Vương Mộ Dung Đức. Mộ Dung Lân bàn với Mộ Dung Đức rút về Hoạt Đài (An Dương, Hà Nam). Mộ Dung Đức đồng ý và cho di dân đến Hoạt Đài. Tháng 1/398 thì bị Mộ Dung Đức bức tử.

Chiêu Vũ Đế Mộ Dung Thịnh: con Mộ Dung Bảo. Sau Sự biến Lan Hãn, Mộ Dung Thịnh (373-401) tập hợp tâm phúc dẹp loạn, tháng 7/398 giết chết được Lan Hãn và đồng đảng, xưng Trường Lạc Vương; tháng 10 lên ngôi tại Long Thành. Tính tình hung hãn tàn bạo, bị mọi người oán giận. Năm 400 bỏ đế hiệu, xưng là Yên Dân Thiên Vương. Năm 401, bị một tay chân là Xạ Thương làm phản đâm chết.

Mối liên hệ của các triều Yên quốc Mộ Dung

Chiêu Văn Đế Mộ Dung Hy (385-407) là con Mộ Dung Thùy, được phong Hà Gian Vương năm 393, được Đinh Hoàng hậu của Chiêu Vũ Đế Mộ Dung Thịnh đưa lên ngôi, tính tình hoang dâm, vô sỉ, sủng ái Phù Hoàng hậu, nền thống trị thối nát, không màng đến sự sống chết của bá tánh và quân sĩ, nhân dân muốn làm loạn. Mộ Dung Hy cho tiến hành xây dựng các công trình lớn. Năm 403 cho xây cung Long thành trong vườn thượng uyển, có chiều dài 4 dặm vuông, dài 1 dặm, cao 57 mét, huy động hơn 2 vạn nhân công. Đến mùa hè năm 404 lại xây tiếp cung Tiêu Diêu với hàng trăm phòng, người làm việc không được nghỉ, phân nửa số nhân công chết vì nóng và kiệt sức. Ngoài ra các thú vui tiêu khiển như nuôi hổ và chó sói của Mộ Dung Hy cũng làm 5000 người thiệt mạng. Tháng 7/407, trong lúc đưa tang Phù Hoàng hậu, các tướng Cấm quân là Phùng Bạt và Trương Hưng phò tá Mộ Dung Vân, đánh chiếm Hoàng cung, giết chết Mộ Dung Hy. Hậu Yên bị diệt vong tồn tại 24 năm.

Các vua Hậu Yên

[sửa | sửa mã nguồn]
Thế phả
nhận nuôi
Mạc Hộ Bạt
?-220-245
Mộ Dung Mộc Diên
?-245-271
Mộ Dung Thiệp Quy
?-271-283
Mộ Dung San
?-283-285
Mộ Dung Thổ Dục Hồn
?-k.317
Yên Vũ Tuyên Đế
Mộ Dung Hối
269-307-333
Tây Bình công
Mộ Dung Vận
Yên Văn Minh Đế
Mộ Dung Hoảng
297-333-348
Tiền Yên Cảnh Chiêu Đế
Mộ Dung Tuấn
319-348-360
Thái Nguyên Hoàn Vương
Mộ Dung Khác
?-367
Hậu Yên Thành Vũ Đế
Mộ Dung Thùy
326-384-396
Nghi Đô Vương
Mộ Dung Hoàn
?-373
Nam Yên Mục Đế
Mộ Dung Nạp
?-385
Nam Yên Hiến Vũ Đế
Mộ Dung Đức
336-398-405
Tây Yên Mạt Đế
Mộ Dung Vĩnh
?-386-394
Tiền Yên U Đế
Mộ Dung Vĩ
350-360-370-384
Tây Yên Tế Bắc Vương
Mộ Dung Hoằng
?-384
Tây Yên Uy Đế
Mộ Dung Xung
359-384-386
Yên Hiến Trang Đế
Mộ Dung Lệnh
?-370
Hậu Yên Huệ Mẫn Đế
Mộ Dung Bảo
355-396-398
Triệu Vương
Mộ Dung Lân
?-397-398
Khai Phong công
Mộ Dung Tường
?-397
Hậu Yên Chiêu Văn Đế
Mộ Dung Hi
385-401-407
Tây Yên Vương
Mộ Dung Nghĩ
?-386
Nam Yên Mạt Chủ
Mộ Dung Siêu
385-405-410
Tây Yên Đế
Mộ Dung Trung
?-386
Tây Yên Đế
Mộ Dung Dao
?-386
Hậu Yên Chiêu Vũ Đế
Mộ Dung Thịnh
373-398-401
Hậu Yên Huệ Ý Đế
Cao Vân
?-407-409


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius
Cùng nhìn lại kế hoạch mà Kenjaku đã mưu tính suốt cả nghìn năm
Cùng nhìn lại kế hoạch mà Kenjaku đã mưu tính suốt cả nghìn năm
Cho đến hiện tại Kenjaku đang từng bước hoàn thiện dần dần kế hoạch của mình. Cùng nhìn lại kế hoạch mà hắn đã lên mưu kế thực hiện trong suốt cả thiên niên kỉ qua nhé.
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
Ba người thầy vĩ đại là một tác phẩm hư cấu chứa đựng nhiều bài học sâu sắc được viết bởi Robin Sharma, một trong những nhà diễn giả hàng đầu về lãnh đạo, phát triển bản thân và quản trị cuộc sống.
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Bành trướng lãnh địa được xác nhận khi người thi triển hô "Bành trướng lãnh địa" những cá nhân không làm vậy đều sẽ được coi là "Giản dị lãnh địa"