Hằng số hấp dẫn G phụ thuộc vào hệ đơn vị đo lường, được xác định lần đầu tiên bởi thí nghiệm Cavendish năm 1797. Nó thường xuất hiện trong định luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton và trong thuyết tương đối rộng của Albert Einstein. Hằng số này còn được gọi là hằng số hấp dẫn phổ quát, hằng số Newton, hoặc G Lớn.[1] Không nên nhầm nó với "g nhỏ" (g), là trọng trường cục bộ của Trái Đất (tương đương với gia tốc rơi tự do[2]).
Theo định luật vạn vật hấp dẫn, lực hút hấp dẫn (F) giữa hai vật tỷ lệ thuận với tích khối lượng của chúng (m1 và m2), và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách (r) giữa chúng (định luật nghịch đảo bình phương):
Hằng số tỷ lệ G là hằng số hấp dẫn.
Hằng số hấp dẫn là hằng số vật lý rất khó đo được với độ chính xác cao.[3] Trong đơn vị SI, năm 2014 Ủy ban Dữ liệu Khoa học và Công nghệ CODATA-khuyến nghị giá trị cho G (với độ bất định tiêu chuẩn trong dấu ngoặc) bằng:[4]
và độ bất định tương đối bằng 47×10−5.
Since Cavendish first measured Newton's Gravitational constant 200 years ago, "Big G" remains one of the most elusive constants in physics.