Hệ thống giao thông Thung lũng Klang

Hệ thống giao thông Thung lũng Klang
Klang Valley Integrated Transit System
Rapid KL Express Rail Link KTM Komuter
Tổng quan
Tên địa phươngSistem Transit Bersepadu Lembah Klang (tiếng Mã Lai)
Địa điểmThung lũng Klang
Loại tuyếnTàu chở khách, đường sắt nặng, buýt nhanh
Số lượng tuyến11
Số nhà ga197 nhà ga
Lượt khách hàng ngày822,929 (2023)[1]
(tính riêng Rapid KL)
Lượt khách hàng năm248,434,575 (2023)[2]
Websitehttps://myrapid.com.my/
Hoạt động
Bắt đầu vận hành14 tháng 8 năm 1995; 29 năm trước (1995-08-14)
Đơn vị vận hành
Kỹ thuật
Chiều dài hệ thống555,7 km (345 mi)
Khổ đường sắt
Điện khí hóa

Hệ thống giao thông Thung lũng Klang (tiếng Anh: Klang Valley Integrated Transit System) là mạng lưới giao thông tích hợp chủ yếu phục vụ Thung lũng Klang và các vùng lân cận của thành phố Kuala Lumpur, Malaysia. Hệ thống bắt đầu hoạt động vào tháng 8 năm 1995, mở đầu với tuyến tàu chở khách trên đoạn đường sắt nối Kuala Lumpur và Rawang. Tới nay, hệ thống có 11 tuyến đường sắt với trung tâm là KL Sentral, trong đó bao gồm hai tuyến tàu chở khách, sáu tuyến đường sắt nặng, một tuyến buýt nhanh, hai tuyến tới Terminal 1 và Terminal 2 của Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, một tuyến (đang tạm dừng) tới Sân bay Sultan Abdul Aziz Shah. Tổng công trình dài 528,4 kilômét (328,3 mi) với 197 nhà ga đang hoạt động.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giao thông đường sắt ở Kuala Lumpur và bang Selangor bắt đầu hoạt động từ năm 1886 với tuyến đầu tiên nối giữa Kuala Lumpur và Bukit Kuda, hiện nó có tên là tuyến Tanjung Malim-Port Klang.

Quá trình phát triển hệ thống metro

Hệ thống metro STAR LRT được triển khai trong kế hoạch giao thông năm 1981, khi đó chính phủ Malaysia đề xuất xây dựng các tuyến đường sắt nhẹ (LRT) kết nối Kuala Lumpur và các vùng lân cận. Thoả thuận được chính phủ ký với STAR vào năm 1992.[3]

Tuyến đường chở khách đầu tiên ở thành phố là KTM Komuter, hoạt động từ năm 1995.[cần dẫn nguồn] Tới tháng 12 năm 1996, STAR LRT đi vào vận hành, sau đó là tuyến PUTRA LRT hoạt động từ tháng 9 năm 1998, mở rộng theo từng giai đoạn.[4]

Kế hoạch ban đầu sẽ là STAR và PUTRA thiết kế và quản lý các tuyến LRT. Tuy nhiên do khủng hoảng tài chính và mắc nợ năm 2001, chính phủ đã tiếp quản lại dự án thông qua công ty Syarikat Prasarana Negara Bhd, hiện là Prasarana Malaysia Bhd.[5][6] Các tuyến tàu sau đó lần lượt được đổi tên thành LRT Ampang và Sri Petaling, LRT Kelana Jaya.

Tháng 4 năm 2002, Express Rail Link đi vào sử dụng sau qua trình xây dựng từ tháng 5 năm 1997, qua đó thêm hai tuyến kết nối KL Sentral với Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, nay là KLIA Terminal 1. Năm 2014, tuyến được mở rộng tới Terminal 2.

Năm 2003, tuyến đường sắt một ray KL Monorail bắt đầu vận hành. Tuy nhiên, công ty quản lý KL Monorail System Sdn Bhd không lâu sau đó gặp một số khó khăn tài chính và hệ thống được bàn giao lại cho Prasarana năm 2007.[7]

Năm 2015, tuyến buýt nhanh BRT Sunway được khai thác, phục vụ khu dân cư Sunway.[8]

Năm 2016, hai tuyến Sri Petaling và Kelana Jaya được kéo dài tới Putra Heights với mỗi tuyến lần lượt có thêm 11 và 17 nhà ga mới, phục vụ khu vực Puchong JayaSubang Jaya.[9][10]

Ngày 16 tháng 12 năm 2016, tuyến MRT Kajang bắt đầu hoạt động giai đoạn một, có chiều dài 23 km từ trạm Sungai Buloh tới Semantan. Ngày 17 tháng 7 năm 2017, giai đoạn hai ra mắt với việc mở rộng vận hành từ Semantan tới Kajang.[11]

MRT Putrajaya được khánh thành vào lúc 3 giờ chiều ngày 16 tháng 6 năm 2022.[12] Tuyến được mở rộng giai đoạn hai vào ngày 16 tháng 3 năm 2023.[13]

Tuyến LRT Shah Alam hiện đang được xây dựng và dự kiến sẽ hoạt động vào tháng 8 hoặc 9 năm 2025.[14][15]

Vận hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Thẻ Touch 'n Go được sử dụng cho toàn bộ hệ thống, tuy nhiên không tích hợp với các tuyến của KTM KomuterExpress Rail Link (ERL).

Hai công ty Rapid Rail, quản lý LRT, MRT, monorail, và Rapid Bus, quản lý BRT Sunway và bao phủ khoảng 70% hệ thống buýt Thung lũng Klang, có các loại vé ngày, tháng cho hành khách.[16]

Từ tháng 2 năm 2024, KTM Kommuter chấp nhận thêm các loại thẻ ngân hàng làm phương thức thanh toán, bao gồm cả các loại thẻ ảo NFC như Apple Pay, Google PaySamsung Pay.[17] Rapid KL cũng đã lên kế hoạch đa dạng hoá thanh toán toàn bộ từ tháng 3 năm 2024 tới tháng 3 năm 2025.[18]

Hệ thống

[sửa | sửa mã nguồn]
Tuyên Tên Thời điểm hoạt động Mở rộng gần nhất Ga đầu/cuối Số ga Chiều dài

(km)

Hệ thống Trụ sở Quản lý
 1  Batu Caves-Pulau Sebang 14 tháng 8 năm 1995; 29 năm trước (1995-08-14) Tháng 8, 2010[a] Batu Caves Pulau Sebang/Tampin 27 135.6 Tàu chở khách • Sentul

• Seremban

KTM
 2  Tanjung Malim–Port Klang 12 tháng 7, 2016[b] Tanjung Malim Port Klang 34 127.5
 3  Ampang 16 tháng 12 năm 1996; 28 năm trước (1996-12-16) 6 tháng 12, 1998 Sentul Timur Ampang 18 15 Đường sắt công suất trung bình • Ampang

• Kuala Sungai Baru

Rapid Rail
 4  Sri Petaling 1 tháng 12, 2016 Putra Heights 29 37.6
 5  Kelana Jaya 1 tháng 9 năm 1998; 26 năm trước (1998-09-01) 30 tháng 6, 2016 Gombak 37 46.4[19] • Subang
 6  KLIA Ekspres 14 tháng 4 năm 2002; 22 năm trước (2002-04-14) 1 tháng 5, 2014 KL Sentral KLIA T2 3 59.1 Tàu tốc hành • Salak Tinggi ERL
 7  KLIA Transit 6
 8  KL Monorail 31 tháng 8 năm 2003; 21 năm trước (2003-08-31) - Titiwangsa 11 8.6[20] Monorail • Brickfields Rapid Rail
 9  Kajang 16 tháng 12 năm 2016; 8 năm trước (2016-12-16) 17 tháng 7, 2017 Kwasa Damansara Kajang 29 46[21] Đường sắt nặng • Sungai Buloh

• Kajang

 10  KL Sentral-Terminal Skypark (tạm dừng) 1 tháng 5 năm 2018; 6 năm trước (2018-05-01)[c] - KL Sentral Terminal Skypark 3 24.5 • Sentul KTM
 12  Putrajaya 16 tháng 6 năm 2022; 2 năm trước (2022-06-16) 16 tháng 3, 2023 Kwasa Damansara Putrajaya Sentral 36 57.7 Đường sắt nặng • Sungai Buloh

• Serdang

Rapid Rail
 B1  BRT Sunway 2 tháng 6 năm 2015; 9 năm trước (2015-06-02) - Sunway-Setia Jaya USJ 7 7 5.6 Buýt nhanh • Sunway Rapid Bus
Tổng số 197[d] 528.4

Dự kiến

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ hệ thống giao thông Thung lũng Klang với cả các tuyến tạm dừng và dự kiến
Bản đồ hệ thống giao thông Thung lũng Klang với cả các tuyến tạm dừng và dự kiến

Tuyến LRT Shah Alam hiện đang thi công.[22] Tuyến Circle vòng tròn số 13 hiện cũng đã được lên kế hoạch.[23]

Tuyến Tên Số ga Chiều dài Trạng thái Dự kiến hoạt động Ga đầu/cuối
 11  LRT Shah Alam 25 37 km Đang thi công Tháng 8, 2025 Bandar Utama Johan Setia
 13  Circle Line 31 50.8 km Đã được duyệt[24] Giai đoạn 1: Tháng 12, 2028 Bukit Kiara Selantan TBA
Giai đoạn 2: 2030 TBA UM
 14  Putrajaya Monorail 25 TBA Tạm dừng từ 2004[25] TBA Putrajaya Sentral Kajang & Cyberjaya
 B2  BRT Federal 24 32.52 km Tạm dừng từ 28 tháng 11 năm 2017 N/A Pasar Seni Klang

Chú giải

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tuyến Batu Caves trước đó nằm trên tuyến Port Klang
  2. ^ Mở rộng tới Tanjung Malim
  3. ^ Dùng cùng một đường ray KTM với Subang Jaya-KL Sentral
  4. ^ Tính cả những ga giao nhau cùng xây trong một nhà ga

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Rapid Rail Performance Update”.
  2. ^ “Rail Services Performance”.
  3. ^ An LRT-Bus strategy for greater Kuala Lumpur: What future integration? Lưu trữ 2019-07-26 tại Wayback Machine, page 9-10
  4. ^ “Klang Valley urban rail service turns 10 - Community | The Star Online”. 25 tháng 4 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ “Cover Story: Malaysian rail's chequered past”. The Edge Malaysia. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ LRT to be bailed out, govt confirms
  7. ^ “Syarikat Prasarana Negara in talks to take over KL monorail”. The Edge. Kuala Lumpur. 24 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2007.
  8. ^ menon, priya. “Bandar Sunway folk can now beat the jam”. The Star (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  9. ^ “Temporary suspension of LRT Ampang, Sri Petaling lines”. The Star. Kuala Lumpur. 17 tháng 6 năm 2016.
  10. ^ “Alternate Train Service from Putra Heights from 30 June 2016”. RapidKL. 29 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  11. ^ “PM picks '17-7-2017' start date for MRT phase two | Malay Mail”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ “First phase of Putrajaya Line opens on June 16”. Freemalaysiatoday. 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2022.
  13. ^ “Putrajaya MRT line set for full opening on March 16”. Freemalaysiatoday. 3 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  14. ^ Tan, Danny. “LRT3 Shah Alam Line to start operations in Q3 2025 – delay from March target, physical work 95% complete”. Paul Tan's Automotive News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  15. ^ “LRT3 to begin taking passengers by 3Q next year, says Loke”. New Straits Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  16. ^ “My50”. MyRapid (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ Feb 09, seitha on; Pm, 2024 at 4:09 (9 tháng 2 năm 2024). “KTM open payment system launched - debit/credit cards, Apple/Samsung Pay for Komuter; ETS excluded - paultan.org”. Paul Tan's Automotive News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ “Rapid KL To Start Work On Open Payment System From March 2024 - Lowyat.NET” (bằng tiếng Anh). 26 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  19. ^ “Kelana Jaya Line”. Prasarana Malaysia. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2014.
  20. ^ “KL Monorail Line”. Syarikat Prasarana Negara. Bản gốc lưu trữ 30 Tháng Ba năm 2014. Truy cập 12 Tháng sáu năm 2014.
  21. ^ Razak Ahmad, Hemananthani Sivanandam (17 tháng 7 năm 2017). “Najib launches Phase 2 of Sungai Buloh-Kajang MRT line”. The Star.
  22. ^ Ali, Sharidan M (13 tháng 12 năm 2014). “Prasarana to roll out LRT 3 projects by second half of 2015 - Business News | The Star Online”. Thestar.com.my. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  23. ^ “MASS RAPID TRANSIT LINE 3: CIRCLE LINE - DRAFT”. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  24. ^ “MRT 3 tender to be opened this year, says Dr Wee”. The Star (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2022.
  25. ^ Sallehuddin, Qistina (27 tháng 6 năm 2023). “No plans to revive the suspended monorail project”. New Straits Times. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
Chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient) là chìa khóa quan trọng cho những ai muốn thành công trong cuộc sống
Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo
Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo
Mâu thuẫn giữa Trung Đông Hồi Giáo, Israel Do Thái giáo và Phương Tây Thiên Chúa Giáo là một mâu thuẫn tính bằng thiên niên kỷ và bao trùm mọi mặt của đời sống
Guide Potions trong Postknight
Guide Potions trong Postknight
Potions là loại thuốc tăng sức mạnh có thể tái sử dụng để hồi một lượng điểm máu cụ thể và cấp thêm một buff, tùy thuộc vào loại thuốc được tiêu thụ
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Cô nàng cáu giận Kenjaku vì tất cả những gì xảy ra trong Tử Diệt Hồi Du. Cô tự hỏi rằng liệu có quá tàn nhẫn không khi cho bọn họ sống lại bằng cách biến họ thành chú vật