Hệ thống đường sắt công suất trung bình

Tàu điện ngầm Glasgow
Rapid KLTuyến Kelana Jaya
Tuyến Văn Hồ (Tuyến Nâu), Đường sắt đô thị Đài Bắc
Tuyến 3 Scarborough trước đây của hệ thống tàu điện ngầm Toronto được tích hợp hoàn toàn với mạng lưới đường sắt nặng còn lại, mặc dù sử dụng công nghệ metro nhẹ.

Hệ thống đường sắt công suất trung bình (tiếng Anh: medium-capacity rail system, MCS), còn gọi là metro nhẹ (tiếng Anh: light metro), là hệ thống vận tải đường sắt có năng lực vận chuyển lớn hơn đường sắt nhẹ, nhưng nhỏ hơn các hệ thống metro thông thường.[1] Các đoàn tàu MCS thường có 1–4 toa. Hầu hết các hệ thống đường sắt công suất trung bình được vận hành tự động hoặc sử dụng đoàn tàu kiểu đường sắt nhẹ.

Bởi lượng hành khách là yếu tố quyết định quy mô của một hệ thống metro, các mô hình thống kê sẽ cho phép nhà quy hoạch quyết định quy mô của hệ thống đường sắt phù hợp với khu vực mà nó phục vụ. Khi lượng hành khách được dự báo rơi vào giữa khoảng yêu cầu dịch vụ của một hệ thống đường sắt nhẹ và hệ thống đường sắt nặng hoặc metro, một dự án MCS sẽ được ấn định. MCS cũng có thể là kết quả của việc một hệ thống metro không thể đạt được lượng hành khách cần thiết do những khiếm khuyết trong mạng lưới (ví dụ như chỉ có một đường ray) hoặc những thay đổi về nhân khẩu học.

Trái với các hệ thống đường sắt nhẹ,[2] MCS được vận hành trên phần đường tách biệt hoàn toàn. Trong một số trường hợp, khoảng cách giữa các ga sẽ dài hơn nhiều so với các mạng lưới đường sắt nặng thông thường. MCS cũng có thể sẽ phù hợp cho các tuyến nhánh kết nối tới một loại hình vận tải công suất lớn khác, ví dụ như sân bay hoặc một tuyến chính trong mạng lưới metro.

Định nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]
Một đoàn tàu Docklands Light Railway đang rời ga DLR Canary Wharf

Có nhiều định nghĩa về một hệ thống đường sắt năng lực trung bình do chưa có sự chuẩn hóa đối với loại hình này. Thậm chí những bất đồng trong các định nghĩa quốc tế còn có thể được thể hiện ngay trong từng quốc gia. Ví dụ, Bộ Giao thông Đài Loan xác định mỗi hệ thống MCS có thể chở khoảng 6.000–20.000 hành khánh mỗi giờ mỗi chiều (p/h/d hoặc PPHPD),[3] trong khi Cục Công trình Đường sắt đô thị Đài Bắc (TCG) lại cho rằng một hệ thống MCS có khả năng chuyên chở khoảng 20.000–30.000 p/h/d,[4] và một báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng xác định công suất của một MCS là 15.000–30.000 p/h/d.[5] Để so sánh, các hệ thống metro "đường sắt nặng" tiêu chuẩn thường được coi là có năng lực vận chuyển hơn 30.000 p/h/d,[6] trong khi các hệ thống đường sắt nhẹ có khối lượng vận chuyển khoảng 10.000 đến 12.000 p/h/d[5] hoặc 12.000 đến 18.000 p/h/d.[6] Các hệ thống VAL (Véhicule Automatique Léger) được phân loại là hệ thống đường sắt công suất trung bình bởi nhà sản xuất đã xác định năng lực vận chuyển của hệ thống này có thể lên tới 30.000 p/h/d.[7] Tại Hồng Kông, Tuyến MTR Mã An Sơn có thể được phân loại là hệ thống công suất trung bình ở một số yếu tố (tuyến này sử dụng đoàn tàu SP1950 bốn toa, so với các đoàn tàu 7 đến 12 toa trên các hệ thống đường sắt nặng khác) nhưng lại có thể chở được lên tới 32.000 p/h/d, tương đương với một số mạng lưới metro hoàn chỉnh.[8] Thực chất là tuyến này đã được xây dựng theo tiêu chuẩn đường sắt nặng hoàn chính với mục đích mở rộng sau này. Các đoàn tàu 8 toa hoàn chỉnh bắt đầu được triển khai trước, và sau đó tuyến này đã được mở rộng thành Tuyến Đồn Mã vào tháng 6 năm 2021. Hai tuyến còn lại, tuyến Disneyland Resort trung chuyển hành khách tới Hong Kong Disneyland Resort kể từ năm 2005 và tuyến Nam Cảng Đảo kể từ tháng 12 năm 2016, cũng được phân loại là MCS bởi chúng sử dụng các đoàn tàu ngắn hơn và có sức chứa nhỏ hơn, tuy nhiên vẫn áp dụng công nghệ tương tự như các tuyến metro hoàn chỉnh.

Nói chung, công suất trung bình được xác định bởi sức chứa và/hoặc cấu trúc đoàn tàu nhỏ hơn tương đối so với các hệ thống đường sắt nặng trong cùng khu vực. Ví dụ, đoàn tàu của một MCS có thể có cấu trúc ngắn hơn so với hệ thống metro tiêu chuẩn, thường chỉ có 3 (trong một số trường hợp thậm chí chỉ có 2) tới 6 toa tàu, cho phép ke ga ngắn hơn được sử dụng. Thay vì sử dụng bánh sắt, công nghệ metro lốp cao su, ví dụ như hệ thống VAL sử dụng tại Đài Bắc, đôi khi cũng được khuyến nghị do tiếng ồn thấp khi chạy cùng với khả năng leo dốc và ôm cua gắt tốt hơn, cho phép thiết kế linh hoạt hơn.

Các hệ thống đường sắt nặng hoặc metro hoàn chỉnh thường có tần suất chạy tàu từ 10 phút mỗi chuyến hoặc ít hơn trong giờ cao điểm.[9] Một số hệ thống đạt hầu hết các tiêu chí để được phân loại là đường sắt nặng/metro (ví dụ như được phân mức hoàn toàn), nhưng lại có một số khiếm khuyết trong mạng lưới (ví dụ như có đoạn chỉ chạy một đường ray), chỉ có thể hoạt động với tần suất ít hơn (v.d. mỗi 15 phút), khiến công suất chuyên chở hành khách thấp hơn, và sẽ được phân loại chính xác hơn là "metro nhẹ" hoặc "công suất trung bình". Một ví dụ cho điều này là tuyến B/D của LA Metro trong đại dịch COVID-19, do tần suất chạy tàu trên mỗi tuyến bị giảm xuống còn 12-20 phút.

Thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]
Đoàn tàu của Copenhagen Metro
Tàu VAL của Rennes Metro

Ngoài MCS, metro nhẹ (tiếng Anh: light metro) là tên gọi thay thế phổ biến tại các nước châu Âu, Ấn Độ,[10][11] và Hàn Quốc.[12]

Đoàn tàu Tuyến Ui-Sinseol đang rời ga Công viên Solbat tại Seoul, Hàn Quốc

Tuy nhiên, tại một số quốc gia, các hệ thống metro nhẹ thường được gộp chung với đường sắt nhẹ. Ở Hàn Quốc, từ light rail (đường sắt nhẹ) được sử dụng để dịch thuật ngữ gốc trong tiếng Hàn là "경전철" – nghĩa đen là "metro nhẹ", nhưng ý nghĩa thực chất của thuật ngữ này là "Bất cứ hệ thống vận tải đường sắt nào khác đường sắt nặng, có năng lực chuyên chở nằm giữa đường sắt nặng và xe buýt".[13][14][15][16] Ví dụ, Tuyến U tại Uijeongbu sử dụng hệ thống VAL, một biến thể của hệ thống vận tải đường sắt công suất trung bình, và do đó được LRTA cùng nhiều tổ chức khác phân loại là "metro nhẹ,[12] nhưng nhà vận hành tuyến cũng như các nguồn thông tin tại Hàn Quốc đều gọi Tuyến U là "đường sắt nhẹ".[17] Tàu điện khổ hẹp Busan–Gimhae cũng tương đương như metro nhẹ về mặt ngoại hình và đặc tính, nhưng đơn vị vận hành vẫn gọi nó là "đường sắt nhẹ".[18] Tương tự như vậy, các quan chức và truyền thông tại Malaysia thường gọi Tuyến Kelana Jaya, tuyến Ampang và Sri Petaling là các hệ thống "vận tải đường sắt nhẹ" (light rail transit);[19][20][21] khi mới khai trương, những tên gọi tắt của các tuyến này, PUTRA-LRT (Projek Usahasama Transit Ringan Automatik/Dự án Liên doanh Giao thông công cộng Nhẹ Tự động) và STAR-LRT (Sistem Transit Aliran Ringan/Hệ thống Giao thông công cộng Lưu lượng Nhẹ) không có sự phân định rõ ràng giữa đường sắt nhẹ và metro nhẹ. Một số bài viết tại Ấn Độ cũng gọi những hệ thống dạng "metro nhẹ" là "đường sắt nhẹ".[22] Hiệp hội Vận tải Đường sắt nhẹ (LRTA), một tổ chức phi lợi nhuận, cũng phân loại một số hệ thống giao thông công cộng là "metro nhẹ".[23][a]

Ưu nhược điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý do chính khi xây dựng một hệ thống metro nhẹ thay vì metro thông thường là nhằm giảm chi phí, chủ yếu là bởi hệ thống kiểu này sử dụng đoàn tàu và nhà ga có chiều dài ngắn hơn.

Metro nhẹ có thể vận hành nhanh hơn so với các hệ thống metro đường sắt nặng nhờ giảm được thời gian dừng tại các ga cũng như thời gian tăng và giảm tốc do tàu có trọng lượng nhẹ hơn.[cần dẫn nguồn] Ví dụ, các chuyến tàu nhanh của hệ thống tàu điện ngầm Thành phố New York chạy với thời gian nhanh tương đương với Vancouver SkyTrain, nhưng đó là do chúng bỏ qua hầu hết các điểm dừng trên tuyến.

Các hệ thống công suất trung bình bị hạn chế trong việc nâng cấp sức chứa khi lượng hành khách gia tăng. Ví dụ, một khi hệ thống đã vận hành thì sẽ rất khó để mở rộng nhà ga, nhất là với các hệ thống đường sắt ngầm, bởi công việc nâng cấp phải được thực hiện mà không làm ảnh hưởng tới giao thông hiện có. Một số hệ thống đường sắt, như ở Hồng Kông và Vũ Hán, có thể xây dựng trước ke ga dài hơn chẳng hạn, để có thể đón các đoàn tàu có nhiều toa hơn hoặc có toa dài hơn trong tương lai. Ví dụ, hệ thống đường sắt đô thị Đài Bắc đã cho xây dựng tất cả các nhà ga thuộc Tuyến Văn Hồ với không gian rộng hơn, có khả năng đón được thêm hai toa tàu.

Danh sách hệ thống đường sắt công suất trung bình

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là danh sách các MCS đang hoạt động được Hiệp hội Vận tải Đường sắt nhẹ (LRTA) phân loại là metro nhẹ tính đến tháng 3 năm 2018,[24] ngoại trừ một số trường hợp theo ghi chú.

Danh sách này không bao gồm một số hệ thống như monorail hay tàu đệm từ đô thị, mặc dù hầu hết chúng cũng là "hệ thống đường sắt công suất trung bình".

Quốc gia Địa điểm Hệ thống Số tuyến Năm khai trương Ghi chú
Armenia Yerevan Yerevan Metro 1 1981 Sử dụng các đoàn tàu 2 và 3 toa
Áo Viên Vienna U-BahnTuyến 6 1 1989 Sử dụng các đoàn tàu sàn thấp T và T1 do Bombardier Transportation thiết kế, với chiều dài lần lượt là 27,3 mét (90 ft) và 26,8 mét (88 ft), vận hành theo cấu trúc 2 hoặc 4 toa.
Bulgaria Sofia Sofia Metro – Tuyến 3 1 2020 Hệ thống phương tiện không người lái – đoàn tàu dài 60 mét (200 ft); Siemens được chọn làm nhà cung cấp công nghệ[25]
Canada Ottawa O-TrainTuyến Confederation 1 2019 Mặc dù sử dụng trang thiết bị của các hệ thống đường sắt nhẹ thông thường, Tuyến Confederation đã đạt công suất của một hệ thống "metro nhẹ" hoàn chỉnh nhờ việc chạy các đoạn tàu Alstom Citadis Spirit 2 toa (dài 100m).
Montreal Réseau express métropolitain 1 2023 Hệ thống phương tiện không người lái.[26] Đơn vị vận hành tự phân loại[27] là metro nhẹ. Đoàn tàu dài 38 mét.
Vancouver SkyTrain 3 1985 Mặc dù sử dụng trang thiết bị thường thấy trong các hệ thống công suất trung bình, tuyến Expo đã đạt công suất của một hệ thống "rapid transit" hoàn chỉnh do dùng các đoàn tàu Bombardier Innovia Metro 4 và 6 toa có chiều dài lớn hơn. Tuy nhiên, Tuyến Canada chỉ hoạt động với các đoàn tàu Rotem 2 toa.
Trung Quốc Bắc Kinh Tàu điện ngầm Bắc KinhTuyến Yến Phòng, Tuyến Sân bay tốc hành 2 2008 Tuyến sân bay tốc hành sử dụng đoàn tàu loại L 4 toa, dài 60m. Tuyến Yến Phòng sử dụng đoàn tàu loại B 4 toa, dài 76 mét (249 ft). Cả hai đều chạy không người lái.
Trường Xuân Đường sắt đô thị Trường XuânTuyến 3, Tuyến 4, Tuyến 8 3 2002 Cả ba tuyến dùng đoàn tàu đường sắt nhẹ, trong đó tuyến 3 còn có một số điểm giao cắt cùng mức.
Đại Liên Tàu điện ngầm Đại LiênTuyến 3, Tuyến 12, Tuyến 13 3 2002 Sử dụng đoàn tàu loại B 4 toa, một số đoàn tàu trên tuyến 3 chỉ có 2 toa.
Phật Sơn Tàu điện ngầm Phật SơnTuyến 1 (Tàu điện Nam Hải) 1 2021 Tuyến tàu điện này (còn được gọi là hệ thống Giao thông công cộng Mới Nam Hải) sử dụng các đoàn tàu đường sắt nhẹ, dài 35 mét (115 ft).[28]
Quảng Châu Tàu điện ngầm Quảng ChâuTuyến 4, Tuyến 6, Tuyến Quảng Phật, và Hệ thống Vận chuyển Hành khách Tự động Châu Giang Tân Thành (Tuyến APM) 4 2005 Các tuyến 4 và 6 sử dụng đoàn tàu loại L 4 toa, dài 67m. Tuyến Quảng Phật sử dụng đoàn tàu loại B 4 toa, dài 76 mét (249 ft). Tuyến APM sử dụng 14 toa tàu APM 100 của Bombardier Transportation được lắp ráp tại Pittsburgh, Pennsylvania.[29]
Nam Kinh Tàu điện ngầm Nam KinhTuyến S6, Tuyến S7, Tuyến S8, Tuyến S9 4 2014 Các tuyến S6, S7 và S8 sử dụng đoàn tàu loại B 4 toa, dài 76 mét (249 ft). Tuyến S9 sử dụng đoàn tàu loại B 3 toa, dài 57 m.
Thượng Hải Tàu điện ngầm Thượng HảiTuyến 5 (nhánh), Tuyến 6, và Tuyến Phố Giang 3 2003 Tuyến 5 nhánh và tuyến 6 sử dụng đoàn tàu loại C 4 toa, dài 76 mét (249 ft). Tuyến Phố Giang sử dụng 11 toa tàu APM 300 của Bombardier Transportation.[30]
Thiên Tân Tàu điện ngầm Thiên TânTuyến 9 1 2004 Tuyến 9 sử dụng đoàn tàu loại B 4 toa, dài 76 mét (249 ft).
Vũ Hán Tàu điện ngầm Vũ HánTuyến 1 1 2004 Tuyến 1 sử dụng đoàn tàu loại B 4 toa, dài 76 mét (249 ft).
Hồng Kông Tuyến Disneyland Resort 1 2005 Sử dụng đoàn tàu 4 toa không người lái.
Tuyến Nam Cảng Đảo 1 2016 Sử dụng đoàn tàu S-Train 3 toa. Được phân loại là "hệ thống vận tải đường sắt công suất trung bình".[31]
Ma Cao Đường sắt nhẹ Ma Cao 1 2019 Sử dụng đoàn tàu APM Mitsubishi Heavy Industries Crystal Mover với bánh lốp cao su chạy trên đường ray bê tông.[32] Mitsubishi cung cấp 55 đoàn tàu 2 toa tự động hoàn toàn (không người lái) và sử dụng hệ thống APM lốp cao su.[33] Chúng có sức chứa lên tới 476 hành khách.[32]
Đan Mạch Copenhagen Copenhagen Metro 4 2002 Hệ thống phương tiện không người lái. Sử dụng đoàn tàu cấu hình 3 toa, dài 39 mét (128 ft).
Pháp Lille Lille Metro 2 1983 Hệ thống vận chuyển hành khách tự động VAL. Sử dụng đoàn tàu 2 toa, dài 26 mét (85 ft), năng lực chuyên chở 208–240 người mỗi chuyến (tùy vào mẫu đoàn tàu VAL 206 hoặc VAL 208). UrbanRail.net mô tả đây là một "thế hệ hệ thống metro mới".[34]
Lyon Lyon Metro 4 1978 Sử dụng đoàn tàu không người lái, cấu hình 2 hoặc 3 toa, dài từ 36 mét (118 ft) đến 54 mét (177 ft). Có thể chở 252 đến 325 người mỗi chuyến.
Marseille Marseille Metro 2 1977 Sử dụng đoàn tàu 4 toa, dài 65 mét (213 ft).
Paris Orlyval 1 1991 Hệ thống vận chuyển hành khách tự động VAL, sử dụng đoàn tàu VAL 206.
Rennes Rennes Metro 2 2002 Hệ thống vận chuyển hành khách tự động VAL – mặc dù khoảng cách giữa các chuyến chỉ là 80 giây, mỗi đoàn tàu chỉ có thể chở được 158 người. Được mô tả là một "tuyến metro mini".[35]
Toulouse Toulouse Metro 2 1993 Mặc dù là một hệ thống VAL, LRTA lại mô tả đây là hệ thống "Metro". Trong khi đó, UrbanRail.net gọi đây là một "hệ thống VAL metro nhẹ".[36]
Hungary Budapest Tàu điện ngầm BudapestTuyến 1 1 1896 Sử dụng đoàn tàu 3 toa, dài 30 mét (98 ft) có thể chở tới 190 hành khách.
Ấn Độ Gurgaon Rapid Metro Gurgaon 1 2013 Hệ thống phương tiện không người lái. Tuyến này được thiết kế với khả năng chở lên tới 30.000 hành khách mỗi giờ.[37][38][39] Một số bài viết xác định hệ thống này là "metro nhẹ".[37][38][39]
Indonesia Jakarta Jakarta LRT[40] 1 2019[41] Jakarta LRT là tuyến đầu tiên tại Jakarta áp dụng hệ thống ray thứ ba. Nó sử dụng đường ray khổ tiêu chuẩn (1435 mm). Mỗi đoàn tàu có thể chở 270-278 hành khách[42]
Jabodebek LRT 2 2023 Tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn trên cao này được điện khí hóa bằng hệ thống ray thứ ba 750V DC. Hệ thống tín hiệu dạng khối di chuyển (moving block) cho phép thời gian gián cách giữa các chuyến đạt 2–3 phút.[43]
Palembang Palembang LRT 1 2018 Sử dụng đoàn tàu 3 toa
Ý Brescia Brescia Metro 1 2013 Sử dụng đoàn tàu 3 toa, dài 39 mét (128 ft).
Catania Catania Metro 1 1999 Tần suất chạy tàu bị giới hạn ở mốc 15 phút mỗi chuyến do có đoạn đường chạy cùng mức, chỉ có một đường ray. Hiện tại hệ thống đang triển khai nâng cấp lên đường ray đôi trên một đoạn tuyến dài 4,6 kilômét (2,9 mi).[44]
Genova Genoa Metro 1 1990 Thường được coi là "metro nhẹ" do tần suất hoạt động thấp, thời gian hoạt động giới hạn và sức chứa hạn chế. LRTA phân loại đây là "đường sắt nhẹ".
Milano MeLA[45]
Tàu điện ngầm Milano: Tuyến 4Tuyến 5
3 1999, 2013, 2022 Hệ thống phương tiện không người lái. Sử dụng đoàn tàu 4 toa, dài 50,5 mét (166 ft), sức chứa 536 hành khách.
Napoli Naples Metro 1 1993 Tuyến 6 được phân loại là "metro nhẹ", với tần suất chạy tàu chỉ là 16 phút mỗi chuyến. Tuyến 1 có một đoạn hầm chạy đường ray đơn.
Perugia MiniMetro 1 2008 LRTA xác định hệ thống này là "metro nhẹ", trong khi một hệ thống tương tự tại Laon, đã ngưng hoạt động vào năm 2016, lại được phân loại là "monorail dây cáp".
Torino Turin Metro 1 2006 Hệ thống vận chuyển hành khách tự động VAL.
Nhật Bản Hiroshima Tuyến Astram 1 1994 Hệ thống phương tiện không người lái. Một phần nhỏ của đoạn ngầm được xây dựng theo tiêu chuẩn metro.
Kobe Kobe New Transit 2 1981, 1990 Tuyến Port IslandTuyến Rokkō Island đều sử dụng đoàn tàu 4 toa (300 người mỗi tàu), nhưng ke ga được thiết kế có thể đón các đoàn tàu 6 toa.
Osaka Tuyến Nankō Port Town 1 1981 Sử dụng đoàn tàu 4 toa, nhưng ke ga được thiết kế có thể đón các đoàn tàu 6 toa.
Saitama New Shuttle 1 1983 Sử dụng đoàn tàu lốp cao su 6 toa vận hành thủ công.
Tokyo Nippori-Toneri Liner 1 2008 Sử dụng đoàn tàu 5 toa không người lái.
Yurikamome 1 1995 Sử dụng đoàn tàu 6 toa không người lái.
Yokohama Tuyến Kanazawa Seaside 1 1989 Hệ thống phương tiện không người lái.
Malaysia Kuala Lumpur Rapid KLTuyến Kelana Jaya, Tuyến Ampang, Tuyến Sri Petaling, Tuyến Shah Alam 4 1998, 1996
  • Tuyến Kelana Jaya: sử dụng 2 mẫu đoàn tàu
    • Bombardier Innovia Art 200: cấu hình 2 toa[46] và 4 toa hỗn hợp
    • Bombardier Innovia Metro 300: cấu hình 4 toa
  • Các tuyến Ampang và Sri Petaling: sử dụng đoàn tàu CRRC Zhuzhou LRV 6 toa
  • Tuyến Shah Alam: sử dụng đoàn tàu CRRC Light Rail 3 toa
Philippines Manila Tuyến LRT 1 1 1984 Ban đầu sử dụng đoàn tàu 2 toa, được cấu hình lại thành 3 toa vào năm 1999,[47] cùng với những đoàn tàu 4 toa được mua mới vào các năm 1999,[47] 2006 và 2022.[48] Tuyến được thiết kế ban đầu với công suất 18.000 p/h/d,[47] đến năm 2006 được tăng lên 40.000 p/h/d.[49] Được LRTA phân loại là "đường sắt nhẹ".[50]
Tuyến MRT 3 1 1999 Sử dụng đoàn tàu 3 toa, sức chứa tối đa 1.182 hành khách, thời gian giãn cách 3,5-4 phút mỗi chuyến. Năm 2022, các đoàn tàu 4 toa với sức chứa tối đa 1.576 hành khách được giới thiệu.[51] Tuy nhiên, tuyến chỉ được thiết kế với công suất 23.000 p/h/d, có thể mở rộng lên 48.000 p/h/d.[52]
Nga Moskva Tàu điện ngầm Moskva: Tuyến 12 – Tuyến Butovskaya 1 2003 Có thể chuyên chở 6.700 p/h/d.[cần dẫn nguồn] Sử dụng đoàn tàu 3 toa, dài ~85 mét (279 ft)
Singapore Singapore Singapore MRT: Tuyến Vòng tròn, Tuyến Trung tâmTuyến Khu vực Jurong (trong tương lai) 3 2009, 2013, 2027 Tuyến Vòng tròn sử dụng các đoàn tàu Alstom C830C830C theo cấu hình 3 toa, với sức chứa 931 hành khách. Tuyến Trung tâm sử dụng đoàn tàu Bombardier C951 & C951A cũng theo cấu hình 3 toa và sức chứa 931 hành khách. Tuyến Khu vực Jurong sẽ triển khai mẫu tàu Hyundai Rotem J151 theo cấu hình 3 toa, sức chứa 600 hành khách.
Hàn Quốc Busan Tàu điện ngầm Busan: Tuyến 4 1 2009 LRTA không đề cập tới tuyến này, trong khi UrbanRail.net thì phân loại đây là "metro nhẹ".[53]
Tàu điện khổ hẹp Busan–Gimhae 1 2011 Hệ thống phương tiện không người lái. Sử dụng đoàn tàu 2 toa. LRTA không đề cập tới tuyến này, nhưng đơn vị vận hành tự phân loại đây là hệ thống "đường sắt nhẹ".[18]
Gimpo Gimpo Goldline 1 2019 Mỗi đoàn tàu gồm 2 toa và chạy không có người lái.
Incheon Tàu điện ngầm Incheon: Tuyến 2 1 2016 Mỗi đoàn tàu gồm 2 toa và chạy không có người lái.
Seoul Ui LRT 1 2017 Mỗi đoàn tàu gồm 2 toa và chạy không có người lái.
Tuyến Sillim 1 2022 Mỗi đoàn tàu gồm 2 toa và chạy không có người lái.
Uijeongbu Tuyến U 1 2012
  • Hệ thống không người lái VAL. Sử dụng đoàn tàu 2 toa.
  • Được LRTA và một số tổ chức phân loại là "metro nhẹ",[12] tuy nhiên cũng có một số bài viết gọi đây là "đường sắt nhẹ".[17]
Yongin Yongin Everline 1 2013 Áp dụng hệ thống phương tiện không người lái.
Tây Ban Nha Barcelona Barcelona Metro: Tuyến 8Tuyến 11 2 2003 Hệ thống phương tiện không người lái. Sử dụng đoàn tàu cấu hình 2 toa. LRTA cũng phân loại Tuyến 8 là "metro nhẹ".
Málaga Málaga Metro 1 2014 Hệ thống có một số điểm giao cắt cùng mức trên đoạn đi nổi của Tuyến 1.[54] Có ít nhất một tờ báo chuyên ngành gọi đây là hệ thống "metro nhẹ".[55]
Palma, Majorca Palma Metro: Tuyến M1 1 2007 Tuyến đi chủ yếu dưới ngầm với tần suất chỉ 15 phút mỗi chuyến và đoàn tàu 2 toa (tối đa 306 hành khách); một nguồn tham khảo[56] còn gọi đây là "đường sắt nhẹ".
Sevilla Seville Metro 1 2000 Sử dụng đoàn tàu dài 31,3 mét (103 ft) với sức chứa tối đa 280 hành khách. Được CAF, nhà sản xuất mẫu đoàn tàu, phân loại là "metro nhẹ".[57]
Thụy Sỹ Lausanne Lausanne Métro 2 1991 Tuyến M1 sử dụng đoàn tàu đường sắt nhẹ dài 30 mét (98 ft). Tuyến M2 sử dụng đoàn tàu lốp cao su không người lái, có chiều dài 30 mét (98 ft).[cần dẫn nguồn]
Đài Loan Đài Bắc Đường sắt đô thị Đài Bắc: Tuyến Văn Hồ/NâuTuyến Vòng/Vàng 2 1996, 2020
  • Tuyến Nâu – sử dụng hệ thống tàu lốp cao su, cấu hình 4 toa; được LRTA phân loại là một phần của hệ thống "metro".
  • Tuyến Vàng – sử dụng đoàn tàu AnsaldoBreda Driverless Metro 4 toa không người lái, được LRTA phân loại là "metro nhẹ".
Đài Trung Tàu điện ngầm Đài Trung: Tuyến Xanh lá 1 2021 Sử dụng đoàn tàu 2 toa.[58]
Thái Lan Bangkok Bangkok MRT: Tuyến MRT Tím 1 2016 Sử dụng đoàn tàu cấu hình 3 toa
Thổ Nhĩ Kỳ Ankara Metro nhẹ Ankaray (Tuyến A1) 1 1996 Sử dụng đoàn tàu 3 toa dài khoảng 90 mét (300 ft). Được phân loại bởi LRTA là "đường sắt nhẹ" mặc dù đã đạt công suất 27.000 p/h/d.[59]
Bursa Bursaray 2 2002 Sử dụng toa xe đường sắt nhẹ, tương tự như Frankfurt U-Bahn
Istanbul Tàu điện ngầm Istanbul: Tuyến M1 (Istanbul Hafif Metro) 1 1989 Sử dụng đoàn tàu cấu hình 4 toa. Tên gọi "Hafif Metro" có nghĩa đen là "Metro nhẹ". Được LRTA phân loại là "đường sắt nhẹ".
İzmir İzmir Metro: Tuyến M1 (İzmir Hafif Rayli Metro Sistemi) 1 2000 Sử dụng đoàn tàu 5 toa, được nâng cấp từ cấu hình 3 và 4 toa trước đó
Anh Quốc Glasgow Tàu điện ngầm Glasgow 1 1896 Sử dụng đường ray khổ 4 ft  (1.219 mm) và đoàn tàu 3 toa.
London Docklands Light Railway 7 1987 Hệ thống phương tiện không người lái. Sử dụng đoàn tàu với cấu hình thường là 2 đến 3 toa. Được LRTA phân loại là "đường sắt nhẹ".
Tyne và Wear Tàu điện ngầm Tyne và Wear 2 1980 Sử dụng đoàn tàu 2 toa với 7 điểm giao cắt cùng mức;[60] về bản chất đây là một hệ thống bán metro[61] system.
Hoa Kỳ Detroit Detroit People Mover 1 1987 Được coi là một "hệ thống vận chuyển hành khách tự động" (people mover).
Honolulu Skyline 1 2023 Sử dụng đoàn tàu Hitachi Rail Italy Driverless Metro 4 toa, dài 78m (256ft).
Miami Metromover 3 1986 Được coi là một "hệ thống vận chuyển hành khách tự động".
Philadelphia Tuyến Cao tốc Norristown (thuộc hệ thống đường sắt SEPTA) 1 1907 Hoạt động trên "phần đường" đi nổi thuộc sở hữu tư nhân, một số đoạn có 3 đường ray, cho phép vận hành các dịch vụ tàu tốc hành vào giờ cao điểm. Được APTA phân loại là "vận tải đường sắt nhanh nhẹ"[62] (tức là nằm giữa "vận tải nhanh (đường sắt nặng)" và "đường sắt nhẹ"). Mặc dù có ke ga cao và hệ thống cấp điện bằng ray thứ ba, tất cả điểm dừng giữa tuyến đều là các điểm dừng theo yêu cầu và hành khách cần trả tiền vé cho lái tàu lúc lên tàu. Điều này khiến tuyến đường này khó có thể được phân loại, do nó sử dụng cơ sở vật chất và toa xe của metro nhẹ nhưng lại vận hành theo nhiều mặt giống như xe buýt hoặc xe điện bánh hơi.
Venezuela Maracaibo Maracaibo Metro 1 2006 Sử dụng đoàn tàu 3 toa, dài ~58 mét (190 ft) (ban đầu được thiết kế cho Metro Praha). Được LRTA phân loại là "đường sắt nhẹ".
Valencia Valencia Metro 1 2007 Sử dụng đoàn tàu Siemens SD-460 2 toa, dài ~55 mét (180 ft). Được LRTA phân loại là "đường sắt nhẹ".

Đang xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Địa điểm Hệ thống Dự kiến mở cửa
România Cluj-Napoca Cluj-Napoca Metro 2026

Các MCS trước đây

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là danh sách các MCS từng tồn tại, hiện đã phát triển thành hệ thống metro hoàn chỉnh hoặc không còn hoạt động nữa:

  • Quảng Châu, Trung Quốc
    • Tuyến 3 – bắt đầu với cấu hình 3 toa, đến năm 2010 chuyển sang 6 toa.
  • Komaki, Nhật Bản
    • Peachliner – đã ngưng hoạt động vào ngày 30 tháng 9 năm 2006.
  • Seoul, Hàn Quốc
    • Tuyến 9 – các đoàn tàu đã được kéo dài từ 4 lên 6 toa vào năm 2019.[63]
  • Sa ĐiềnMã An Sơn, Hồng Kông
  • Toronto, Ontario
    • Tuyến 3 Scarborough – Được APTA phân loại là "đường sắt trung bình" (tức là nằm giữa "đường sắt nặng" và "đường sắt nhẹ"),[64] trong khi LRTA phân loại đây là "metro nhẹ".[24] Dịch vụ tàu đã ngừng hoạt động sau một vụ trật bánh váo tháng 7 năm 2023, sẽ được thay thế bằng dịch vụ xe buýt tốc hành.[65]
  1. ^ Thuật ngữ tiếng Pháp Métro léger, một cách dịch trực tiếp theo nghĩa đen của "metro nhẹ", lại được dùng để chỉ đường sắt nhẹ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Allport, Roger (1996). “Theme Paper 6: Investment in mass rapid transit” (PDF). Trong Stares, Stephen; Zhi, Liu (biên tập). China's Urban Transport Development Strategy: Proceedings of a Symposium in Beijing, November 8–10, 1995. Washington D.C.: The World Bank. tr. 257. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ Boorse, Jack. W (2006). “Joint International Light Rail Conference: A World of Applications and Opportunities, April 9-11, 2006, St. Louis, Missouri”. Transportation Research Circular. E-C112: 443. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ “Transportation term definition” (bằng tiếng Trung). Ministry of Transportation and Communications (MOTC). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2008.
  4. ^ “Comparison between high capacity and medium capacity systems” (bằng tiếng Trung). Taiwan Department of Rapid Transit Systems, TCG. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2008.
  5. ^ a b Cledan Mandri-Perrott (2010). Private Sector Participation in Light Rail-Light Metro Transit Initiatives (PDF). Public-Private Infrastructure Advisory Facility (PPIAF) (Bản báo cáo). Ngân hàng Thế giới. tr. 17. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ a b Great Britain: Parliament: House of Commons: Transport Committee biên tập (2005). Integrated Transport: The Future of Light Rail and Modern Trams in the United Kingdom. The Stationery Office. tr. 216. ISBN 9780215025739. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2014.
  7. ^ “VAL and NeoVAL”. Siemens TS. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2008.
  8. ^ “MTR train frequencies of railway lines in different periods, number of cars on each train, train carrying capacity, train loading rates and number of seats” (PDF). MTR. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ Robert Schwandl (2007). “What is a metro?”. UrbanRail.Net. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2014.
  10. ^ “Kerala opts for light metro, not monorail”. Business Standard India. 24 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2014.
  11. ^ “BJP promises light metro in Bhopal and Indore”. dnaindia.com. 21 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2014.
  12. ^ a b c “Korean city opens automatic light metro”. Rail Journal.com. 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2014.
  13. ^ “경전철”. Railway terminology dictionary (철도용어사전). Korea Rail Network Authority. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  14. ^ “경전철”. General current affair knowledge dictionary (시사상식사전) . Bakmungak(박문각). Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  15. ^ 경전철. doopedia(두산백과). Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  16. ^ 경전철. Korea Railway Industry Information Center(철도산업정보센터). Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2019.
  17. ^ a b “Uijeongbu Light Rail Transit, South Korea”. Railway-technology.com. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2014.
  18. ^ a b “Busan-Ginhae Light Rail Transit”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2012.
  19. ^ “RT's 'double loop' system expected to cut waiting time for Kelana Jaya line”. New Straits Times. 31 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2019.
  20. ^ “Kajang-Putrajaya rail link may be revived”. The Star. 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2019.
  21. ^ “Malaysia enters new era for more efficient transportation network”. The Sun. 24 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2019.
  22. ^ Ajay Kumar (20 tháng 9 năm 2012). “Light rail could be alternative mode of transport in future”. India today. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2015.
  23. ^ Michael Taplin (tháng 3 năm 2013). “Index of Countries + Totals for each Country”. Light Rail Transit Association (LRTA). Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2014.
  24. ^ a b Michael Taplin (tháng 3 năm 2013). “A world of trams and urban transit – A complete listing of Light Rail, Light Railway, Tramway & Metro systems throughout the World”. Light Rail Transit Association (LRTA). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2019.
  25. ^ “Metro Sofia” (PDF). Siemens Mobility. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  26. ^ “Rolling stock”. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2023.
  27. ^ “Light metro”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2023.
  28. ^ “佛山南海新交通有轨电车预计明年底开通试运营”. gd.sina.com.cn (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  29. ^ Ltd, DVV Media International. “Guangzhou peoplemover enters service”. Railway Gazette.
  30. ^ “上海首条胶轮APM浦江线 3月31日起通车试运营”. 上海地铁 (bằng tiếng Trung). 在轨道交通选型上,采用中运量 (MCS)、胶轮转向轨制式、噪音相对小、启停加减速快捷等特点的APM全自动无人驾驶系统
  31. ^ “Alstom in Hong Kong” (PDF). tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  32. ^ a b Leung, Natalie (31 tháng 12 năm 2010). “Mitsubishi wins LRT tender”. Macau Daily Times. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2013.
  33. ^ “MHI Receives Order for Macau Light Rapid Transit (MLRT) Phase 1” (Thông cáo báo chí). Mitsubishi Press Information. 3 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2013.
  34. ^ Robert Schwandl (2004). “Lille”. UrbanRail.net. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2016.
  35. ^ “VAL Mini-Metro Line”. Railway Technology. 2004. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2016.
  36. ^ Robert Schwandl (2004). “Toulouse”. UrbanRail.net. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2014.
  37. ^ a b “Rapid MetroRail Gurgaon opens”. Railway Gazette International. 15 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  38. ^ a b Simon Crompton-Reid (18 tháng 11 năm 2013). “Rapid MetroRail Gurgaon launched”. Total Rail. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  39. ^ a b “Gurgaon automated metro”. Subways.net. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  40. ^ Tabay, Andy (29 tháng 3 năm 2018). “First Jakarta light metro train rolls out”. International Railway Journal (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2023.
  41. ^ Muthiariny, Dewi Elvia (21 tháng 11 năm 2019). Afifa, Laila (biên tập). “LRT Jakarta Fare to be Valid per December 1”. Tempo. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2019.
  42. ^ name="ramadhan">Ramadhan, Ardito (14 tháng 4 năm 2018). “Ini Spesifikasi Kereta LRT yang Tiba di Jakarta”. KOMPAS.com (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2018.
  43. ^ “Jakarta Jabodebek light metro line opening confirmed for June 2023”. International Railway Journal. 16 tháng 9 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
  44. ^ “FOTO | Metropolitana, il cronoprogramma ufficiale”. Mobilita Catania. 9 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2015.
  45. ^ [1]
  46. ^ Robert Schwandl (2010). “Kuala Lumpur”. UrbanRail.net. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2015.
  47. ^ a b c “The Line 1 Capacity Expansion Project (Phase I)”. Light Rail Transit Authority. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  48. ^ Amojelar, Darwin G. (25 tháng 2 năm 2022). “LRT-1 to deploy new trains in 2nd quarter”. Manila Standard. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  49. ^ “3rd Generation LRV Mock Up on Display”. Light Rail Transit Authority. 9 tháng 3 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  50. ^ “World List P-T”. Light Rail Transit Association. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  51. ^ Recuenco, Aaron (28 tháng 3 năm 2022). “MRT-3 starts month-long free ride, deploys 4-car train set”. Manila Bulletin. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  52. ^ “About Us – Background”. Metro Rail Transit. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  53. ^ Robert Schwandl (2007). “Busan”. UrbanRail.net. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2014.
  54. ^ “Malaga metro problems – before work's even started”. euroweeklynews.com. 27 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2014.
  55. ^ Puente, Fernando (30 tháng 7 năm 2014). “Malaga light metro network opens”. International Railway Journal. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2014.
  56. ^ “Mallorca Rail Development, Spain”. Railway-Technology.com. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2014.
  57. ^ “Sevilla Light Metro”. CAF, Construcciones y Auxiliar de Ferrocarriles, S.A. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  58. ^ “台中捷運綠線電聯車測試 每列車可載運536人”. Liberty Times Net (bằng tiếng Trung). 30 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.
  59. ^ “TEKNİK ÖZELLİKLER” [TECHNICAL SPECIFICATIONS] (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Ankaray LRT. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2014.
  60. ^ Meechan, Simon (16 tháng 8 năm 2018). “Why Metro level crossings in Newcastle do not have safety barriers”. ChronicleLive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2023.
  61. ^ The Highway Engineer, Volume 23. Institution of Highway Engineers. 1976. tr. 44. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2023.
  62. ^ “American Public Transportation Association – A MULTIMODAL TOUR OF THE DELAWARE VALLEY” (PDF). American Public Transportation Association (APTA). 1 tháng 6 năm 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2013.
  63. ^ “Trains on Seoul Subway Line 9 lengthened to 6 cars to reduce congestion on infamously busy line”. english.seoul.go.kr. 7 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2024.
  64. ^ “Transit Ridership Report Fourth Quarter and End-of-Year 2014” (PDF). American Public Transportation Association (APTA). 3 tháng 3 năm 2015. tr. 34. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2015.
  65. ^ “TTC, City improving Line 3 Scarborough bus shuttle routes as train service set to permanently end”. www.ttc.ca (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2023.

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Albedo là một sub-DPS hệ Nham, tức sẽ không gặp nhiều tình huống khắc chế
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một nhân vật cận chiến, nên base HP và def của cậu khá cao, kết hợp thêm các cơ chế hồi máu và lối chơi cơ động sẽ giúp cậu không gặp nhiều vấn đề về sinh tồn
Những bộ anime nhất định phải xem trong thập kỉ vừa qua
Những bộ anime nhất định phải xem trong thập kỉ vừa qua
Chúng ta đã đi một chặng đường dài của thế kỉ 21, khép lại thập kỉ đầu tiên cùng với hàng trăm bộ anime được ra mắt công chúng
Hướng dẫn cày Genshin Impact tối ưu và hiệu quả nhất
Hướng dẫn cày Genshin Impact tối ưu và hiệu quả nhất
Daily Route hay còn gọi là hành trình bạn phải đi hằng ngày. Nó rất thú vị ở những ngày đầu và rất rất nhàm chán về sau.