Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Học viện Dân tộc (Việt Nam) | |
---|---|
Vietnam Academy for Ethnic Minorities - VAEM | |
Địa chỉ | |
Thông tin | |
Tên cũ | Trường Cán bộ Dân tộc |
Loại | Đại học |
Thành lập | ngày 08 tháng 08 năm 2016 |
Thể loại | Công lập |
Mã trường | HVD |
Website | http://www.hvdt.edu.vn |
Thông tin khác | |
Viết tắt | HVDT/VAEM |
Thuộc tổ chức | Ủy ban Dân tộc |
Học viện Dân tộc (Việt Nam) là cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục công lập trực thuộc Ủy ban Dân tộc, hoạt động theo Điều lệ trường đại học. Học viện Dân tộc (Việt Nam) có chức năng nghiên cứu về công tác dân tộc, chiến lược và các chính sách dân tộc, đào tạo trình độ đại học, sau đại học, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số và cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Học viện Dân tộc (Việt Nam) được thành lập vào ngày 08 tháng 08 năm 2016 theo Quyết định số 1562/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Trường Cán bộ Dân tộc.[1] Học viện Dân tộc (Việt Nam) tiền thân là Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc đã trải qua một chặng đường dài không ngừng phát triển và đổi mới. Hiện nay, Học viện đang tiến hành xây dựng và lập đề án đào tạo các hệ dự bị đại học, đại học và sau đại học; thực hiện các hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Sứ mệnh
Học viện Dân tộc (Việt Nam) là trung tâm khoa học, giáo dục công lập, nghiên cứu về các dân tộc, chiến lược, chính sách dân tộc; đào tạo trình độ đại học, sau đại học góp phần phát triển nguồn nhân lực trình độ cao; bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức trong nước và quốc tế.
Tầm nhìn
Đến năm 2030, Học viện Dân tộc (Việt Nam) là cơ sở giáo dục thuộc nhóm các trường Đại học, Học viện trọng điểm của Quốc gia Việt Nam về nghiên cứu chiến lược, chính sách dân tộc, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc trong nước và quốc tế.
Giá trị cốt lõi
"Sáng tạo, chất lượng, chuyên nghiệp và phát triển bền vững".
Cơ cấu tổ chức của Học viện gồm: 05 khoa chuyên môn; 07 phòng chức năng; 08 tổ chức nghiên cứu phát triển và đơn vị sự nghiệp trực thuộc gồm có 02 Viện nghiên cứu, 04 Trung tâm và 01 Tạp chí. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Học viện do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quyết định thành lập.[2]