Hồ Mộ La

Nhà giáo Ưu tú
Hồ Mộ La
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Hồ Mộ La
Ngày sinh
31 tháng 8, 1931 (93 tuổi)
Nơi sinh
Nam Kinh, Trung Quốc
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Ca sĩ
  • Nhà giáo
  • Giảng viên âm nhạc
Gia đình
Bố mẹ
Chồng
Đặng Đức Sinh
Lĩnh vựcNhạc thính phòng
Khen thưởngHuân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhì
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Ba
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhì
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Danh hiệuNhà giáo Ưu tú (2008)
Sự nghiệp âm nhạc
Đào tạoNhạc viện Tchaikovsky
Ca khúc
  • Em bé Mường La
  • Biết ơn chị Võ Thị Sáu
  • Sóng Cửa Tùng

Hồ Mộ La (sinh 1931), bút danh Hồng Lam, là ca sĩ, nghệ sĩ, nhà giáo ưu tú của Việt Nam. Cuộc đời bà gắn liền với sự nghiệp giảng dạy thanh nhạc, bà đã phát hiện và đào tạo nhiều nghệ sĩ, ca sĩ người Việt Nam với dòng nhạc thính phòng, nhạc cổ điển như Rơ Chăm Pheng, Tố Uyên, Hà Thủy, Anh Thơ[1]...Bà sống cùng thời và là bạn thân của nghệ sĩ ưu tú Tân Nhân.[2]

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ Mộ La sinh ngày 31 tháng 8 năm 1931[3] (có tài liệu nói là ngày 5 tháng 11[4] năm Canh Ngọ, 1930[5]) tại Nam Kinh, Trung Quốc, nhưng quê gốc ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bà xuất thân trong một gia đình cách mạng lưu vong nhiều năm tại Trung quốc, cha là Hồ Học Lãm (1884 – 1943), mẹ là Ngô Khôn Duy (1893 – 1980). Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, năm 1945 Hồ Chủ tịch cử người đi đón bà Khôn Duy và hai con gái là Hồ Diệc Lan và Hồ Mộ La đưa về nước nhưng đến năm 1946 ba mẹ con mới về tới Việt Nam. Khi về đến Tổ quốc, bà Khôn Duy tham gia công tác ở địa phương cùng con gái Diệc Lan, sau này Diệc Lan mất, bà ra Hà Nội công tác ở Báo Nhân dân và sống cùng Hồ Mộ La. Năm 1949 bà gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam (lúc này đã tuyên bố giải tán và hoạt động bí mật)[6]. Năm 1950, khi 19 tuổi, Hồ Mộ La là giáo viên Trung văn và làm phiên dịch. Bà tiếp tục học văn hóa tại Trường Văn hóa công - nông Hoàng Hữu Nam của Khu ủy khu 4 mở. Năm 1953, bà được tuyển vào làm diễn viên của Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị (Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị)[7]. Sau hiệp định Geneve, năm 1956 bà làm phiên dịch cho các chuyên gia ở lớp thanh nhạc đầu tiên của Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị. Cũng thời gian này bà nổi tiếng khi thể hiện thành công bài hát “Em bé Mường La”. Năm 1957, bà theo học lớp hợp xướng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Triều Tiên. Tháng 8-1959 bà được nhà nước Việt Nam cử đi học khoa Thanh nhạc của Nhạc viện TchaikovskyMoskva, Liên Xô (cùng thời với Nghệ sĩ nhân dân Bùi Gia Tường). Bà là nữ nghệ sĩ hiếm hoi thời ấy sang du học âm nhạc tại Liên Xô, cùng tham gia khóa học 7 năm ở khoa Thanh nhạc của Nhạc viện Tchaikovsky với bà có nghệ sĩ Quốc Hương, Kim Ngọc...Tại đây, bà đã lĩnh hội và tiếp thu một cách toàn diện căn bản nghệ thuật và kỹ thuật thanh nhạc cổ điển và hiện đại của châu Âu, đặc biệt là phương pháp “âm thanh cộng minh”, hay còn gọi là phương pháp belcanto (giọng hát đẹp), một phương pháp rất mới trong thanh nhạc đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ 17 nhưng phải đến giữa thế kỷ 19 mới thật sự phát triển mạnh mẽ[8]. Tốt nghiệp về nước, năm 1966 bà làm công tác tập huấn cho các đoàn văn công quân đội. Từ năm 1967 là Chủ nhiệm Khoa Thanh nhạc, Trường Nghệ thuật Quân đội (nay là Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội). Năm 1984, Hồ Mộ La chuyển sang làm giảng viên tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam). Bà ít đi biểu diễn hay thu thanh nhưng đã phát hiện và đào tạo nhiều ca sĩ có tên tuổi của Việt Nam. Tâm huyết với sự nghiệp dạy thanh nhạc, bà còn dịch từ tiếng Ngatiếng Trung nhiều tài liệu âm nhạc và sách giáo khoa âm nhạc.[7] Những năm 1990, sau khi nghỉ hưu, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bà nhận làm phiên dịch, làm đại diện cho một công ty Đài Loan ở Việt Nam.[1]

Một số tác phẩm đã thể hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ca khúc bà thể hiện không nhiều, chỉ vài bản thu, nổi bật là:

  1. Em bé Mường La[7]
  2. Biết ơn chị Võ Thị Sáu (sáng tác: Nguyễn Đức Toàn). Bà là người đầu tiên thể hiện ca khúc này khi 25 tuổi và tự đánh giá là cảm thấy xấu hổ khi nghe lại vì hát chưa thành công.
  3. Sóng Cửa Tùng (sáng tác: Doãn Nho)

Những học trò tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Nghệ sĩ nhân dân Rơ Chăm Pheng, giải nhất cuộc thi hát thính phòng năm 1996.
  2. Nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên
  3. Nghệ sĩ ưu tú Hà Thủy, đồng giải ba cuộc thi hát thính phòng năm 1996.
  4. Nghệ sĩ ưu tú Kim Khánh
  5. Nghệ sĩ ưu tú Thúy Loan
  6. Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Hà
  7. Nghệ sĩ Xuân Thanh, giải thưởng “Người hát dân ca hay nhất” trong cuộc thi âm nhạc quốc tế Tchaikovsky.
  8. Ca sĩ Hoàng Hoa
  9. Ca sĩ Thu Hằng
  10. Ca sĩ Nông Trung Bộ
  11. Ca sĩ Thu Lan, đồng giải ba cuộc thi hát thính phòng năm 1996.
  12. Ca sĩ Anh Thơ
  13. Ca sĩ Trần Thị Huyền Trang (Thí sinh đạt giải nhất Phong cách dân gian trong Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 2013)[1]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách dịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Xêbastian Bắc (của Ôrgiêgôpxkaia, dịch từ tiếng Nga, bút danh Hồng Lam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1981)[7]

Sách viết

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương Tây (500 trang, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, 2005)
  2. Phương pháp giảng dạy thanh nhạc (gần 300 trang, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, 2008)[1]
  3. Phương pháp thanh nhạc Hồ Mộ La[7]
  1. Hồi tưởng về cha tôi Hồ Học Lãm (hồi ký, viết trong 3 năm)

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2008, Hồ Mộ La được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.[1]

Bà còn được trao Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Quan điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà có cha là Hồ Học Lãm (1884 – 1943), từng theo Phan Bội Châu sang Nhật Bản trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục từ năm 1906. Sau đó là sĩ quan cao cấp trong quân đội Quốc dân Đảng, tham gia cuộc cách mạng Tân Hợi – 1911 do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Hồ Học Lãm vừa hoạt động tình báo cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong màu áo Quốc dân Đảng, vừa ủng hộ cách mạng Việt Nam trong những năm 1920. Chị gái bà là Hồ Diệc Lan (1920 – 1947), người cũng có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Chồng bà là họa sĩ Đặng Đức Sinh (1927 – 1997), hai người sinh được hai người con.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g Nhà giáo Hồ Mộ La: Thầm lặng " trồng người " (23/11/2012)[liên kết hỏng] Nguyễn Phúc, báo Đại đoàn kết. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2015
  2. ^ a b "Dì tôi, Hồ Mộ La"[liên kết hỏng], theo Trương Nguyên Việt, Báo Công An Nhân dân, ngày 29/04/2014
  3. ^ Thông tin về Hồ Mộ La trên http://baicadicungnamthang.net/ Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2015
  4. ^ Hồ Mộ La “Em bé Mường La” vào tuổi 80[liên kết hỏng]. Nguyễn Thụy Kha, tháng 11/2009
  5. ^ Bác Hồ qua lời kể của nhà giáo Hồ Mộ La. Trịnh Tố Long, báo điện tử Tiền Phong, ngày 17 tháng 05 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2015
  6. ^ Nhà giáo Hồ Mộ La ba lần gặp Bác Hồ Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine. Nguyễn Lưu, Báo Nhân dân. http://news.khaitri.vn/ Lưu trữ 2015-03-28 tại Wayback Machine cập nhật 14:04 ngày 02-04-2009
  7. ^ a b c d e f g h i Gặp “Em bé Mường La” một thời[liên kết hỏng]. Thu Hồng, http://baophapluat.vn/. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015
  8. ^ Hồ Mộ La mô tả: “Khi tôi hát ở Việt Nam, âm thanh thường bắt đầu từ cổ, mới đầu nghe tưởng rất to rất vang, thế là hay lắm rồi. Nhưng sang bên đó, tôi nghe họ hát không phải như thế. Họ hát với cả dàn nhạc mà âm thanh cứ choang choang, nghe như ở đâu trên trán ấy. Tôi bị choáng ngợp và thu hút kỳ lạ bởi lối hát đó”
  9. ^ Khách mời âm nhạc: NSƯT Hồ Mộ La - Hồ Mộ La. Ban âm nhạc Đài tiếng nói Việt Nam.
  10. ^ Bà cho rằng, để vận dụng phương pháp belcanto vào Việt Nam, cần chia thành ba dòng nhạc với ba cách hát. Đối với hát Opera thì ca sĩ phải vận dụng tối đa phương pháp belcanto, nếu không thì thanh âm sẽ không xuyên thấu được dàn nhạc giao hưởng đồ sộ hoành tráng. Đối với dòng ca khúc hiện đại, ca sĩ chỉ vận dụng phương pháp belcanto một cách vừa phải, “trong cách nhả chữ có âm mở, âm đóng nhiều hơn”, nhất là với các ca khúc thính phòng. Đối với dòng ca khúc mang đậm chất dân ca thì ca sĩ chỉ nên vận dụng tối thiểu phương pháp belcanto, vì lối hát ca khúc này đòi hỏi phải luyến láy nhiều, “dùng âm đóng nhiều hơn âm ngậm”

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan