Hồi quốc Aceh
Keurajeuën Acèh Darussalam كاورجاون اچيه دارالسلام |
|||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1496–1903 | |||||||||
Hồi quốc Aceh trong thời kỳ trị vì của sultan Iskandar Muda, 1608–1637. | |||||||||
Tổng quan | |||||||||
Thủ đô | Kutaraja, Bandar Aceh Darussalam (Banda Aceh ngày nay) | ||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Aceh, tiếng Mã Lai, tiếng Ả Rập | ||||||||
Tôn giáo chính | Hồi giáo Sunni | ||||||||
Sultan | |||||||||
• 1496–1528 | Ali Mughayat Syah | ||||||||
• 1875–1903 | Muhammad Daud Syah | ||||||||
Lịch sử | |||||||||
• Vị Sultan đầu tiên lên ngôi | 1496 | ||||||||
1903 | |||||||||
Kinh tế | |||||||||
Đơn vị tiền tệ | Tiền xu vàng và bạc | ||||||||
| |||||||||
Hiện nay là một phần của | Indonesia Malaysia |
Bài viết này nằm trong chủ đề Lịch sử Indonesia |
---|
Xem thêm: |
Thời tiền sử |
Những nhà nước đầu tiên |
Tarumanagara (358–669) |
Sunda (669–1579) |
Sailendra (giữa thế kỷ 8 - giữa thế kỷ 9) |
Srivijaya (cuối thế kỷ 7 - 13) |
Medang (giữa thế kỷ 8 - thế kỷ 10) |
Kediri (1049–1221) |
Singhasari (1222–1292) |
Majapahit (1293–1527) |
Các nhà nước Hồi giáo |
Sự phát triển của Hồi giáo (1200–1600) |
Vương quốc Malacca (1400–1511) |
Vương quốc Demak (1475–1518) |
Hồi quốc Aceh (1496–1903) |
Hồi quốc Banten (1526–1813) |
Hồi quốc Mataram (thế kỷ 16 - 18) |
Thời kỳ thuộc địa |
Bồ Đào Nha (1512–1850) |
Công ty Đông Ấn Hà Lan (1602–1800) |
Đông Ấn Hà Lan (1800–1942) |
Indonesia trỗi dậy |
Đánh thức Quốc gia (1899–1942) |
Thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng (1942–1945) |
Tuyên ngôn độc lập (1945) |
Cách mạng Dân tộc (1945–1950) |
Thời kỳ độc lập |
Dân chủ tự do (1950–1957) |
"Dân chủ kỷ luật" (1957–1965) |
Quá độ tới "Trật tự Mới" (1965–1966) |
"Trật tự Mới" (1966–1998) |
Thời kỳ "Reformasi" (1998–nay) |
sửa |
Hồi quốc Aceh hay Sultan quốc Aceh, tên chính thức Vương quốc Aceh Darussalam (tiếng Aceh: Keurajeuën Acèh Darussalam; Jawoë: كاورجاون اچيه دارالسلام), được bảo hộ từ Để quốc Ottoman(1569 - 1903),là một cựu quốc gia nằm chủ yếu trên địa phân tỉnh Aceh thuộc Indonesia ngày nay. Đây từng một cường quốc trong khu vực vào khoảng thế kỷ 16-17, trước khi bước vào một thời kỳ suy thoái dài. Thủ đô đặt tại Kutaraja, tức Banda Aceh ngày nay.
Khi đặt đỉnh cao, Hồi quốc Aceh là một trong những kẻ thù chính của Hồi quốc Johor và Malacca thuộc Bồ Đào Nha, cả hai đều nằm trên bán đảo Mã Lai. Cả ba thế lực đều tìm cách thâu tóm việc thương mại trên eo biển Malacca, đặc biệt là trong buôn bán hồ tiêu và thiếc.
Lịch sử Aceh thời cổ không rõ ràng. Tiếng Aceh là một trong mười ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Aceh-Chăm. Theo Sejarah Melayu, vua Chăm Pa Syah Pau Kubah có một con trai tên Syah Pau Ling, người đã chạy thoát khỏi thủ đô Vijaya khi nó bị quân đội nhà Lê của Đại Việt đánh chiếm năm 1471. Syah Pau Ling sau đó đã lập nên Aceh.
Hồi quốc này được thành lập bởi Ali Mughayat Syah, người đã mở rộng quyền lực ra khắp bắc Sumatra năm 1520.[1] Ông đánh chiếm Deli, Pedir, Pasai, và tấn công Aru. Con trai ông, Alauddin al-Kahar tuy mở rộng lãnh thổ ra xa hơn về phía nam của Sumatra, song lại ít thành công hơn trong việc tìm chỗ đứng trong khu vực eo biển, mặc dù đã nhiều lần tấn công cả Johor và Malacca[2] với sự hỗ trợ về người và hỏa lực từ sultan Suleiman I của đế quốc Ottoman.[3]
Ngày 21 tháng 6, 1599, thuyền trưởng người Hà Lan Cornelius Houtman cập bến "Acheen", đây là một trong ba chuyến viễn chinh đầu tiên tới Đông Ấn. Thủy thủ đoàn ở lại đây ba tháng để tìm lấy hồ tiêu và các gia vị khác. John Davis nói rằng sau đó nhóm của ông đã bị chủ đất địa phương tấn công, với tổng cộng 68 người chết và bị bắt. Sau khi đến, họ được sultan cho phép thu mua hồ tiêu. Cùng năm đó, đại diện của Công ty Đông Ấn Anh dưới sự chỉ huy của James Lancaster đến Aceh. Lancaster trở lại năm 1602, mang theo lá thư của nữ hoàng Elizabeth I.[4][5]
Sultan từ năm 1589 đến 1604 là Alauddin Riayat Shah ibn Firman Shah. Sau khi ông mất, mâu thuẫn nội bộ khiến đất nước không có một vị quân chủ nào đủ sức quản lý. Năm 1607, Iskandar Muda lên ngôi. Iskandar Muda mở rộng bờ cỏi ra phần lớn Sumatra. Ông cũng chinh phục Pahang, một vùng sản xuất thiếc trên bán đảo Mã Lai, và đã buộc sultan của Johor phải công nhận vị thế nước lớn của mình. Ông còn ban hành luật Adat Meukuta Alam (Adat có nghĩa là "phong tục"). Đội thủy quân của ông đã phải chịu kết cục thảm hại trong một chiến dịch tiến đánh Malacca năm 1629, khi thủy quân hợp lực giữa Johor và Bồ Đào Nha đã phá tan toàn bộ tàu thuyền và tiêu diệt 19.000 quân Aceh.[5][6][7] Tuy vậy, Aceh vẫn có thể chinh phục Kedah trong cùng năm đó và kết nạp thêm nhiều thần dân mới.[7] Con rể ông, Iskandar Thani, cựu hoàng tử Pahang, trở thành người nối ngôi. Trong thời kỳ này, Aceh chú trọng củng cố nội bộ và thống nhất về tôn giáo.
Sau Iskandar Thani, Aceh được cai trị bởi nhiều nữ sultan. Chính sách bắt con tin từ các vương quốc bị chinh phục của Aceh[7] khiến họ khao khát tìm sự độc lập, kết quả là quyền lực của Aceh bị suy yếu khi những thuộc vương mỗi lúc một có thêm quyền lực. Tước vị "Sultan" dần trở thành một danh hiệu chỉ còn tính biểu tượng.[8] Tới thập niên 1680, một người Ba Tư đã mô tả bắc Sumatra là nơi "mỗi góc lại có một vị vua hay một thống sứ hoặc nhà lãnh đạo tự quản lý một cách độc lập và không và không cống nạp bất cứ gì cho cấp cao hơn."[9]