Hội quán Phước An

Cổng Hội quán Phước An trên đường Hồng Bàng

Hội quán Phước An (chữ Hán: 福安會館), còn được gọi là Chùa Minh Hương, là một cơ sở tín ngưỡng tại địa chỉ số 184 đường Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những hội quán do cộng đồng người Hoa tại Chợ Lớn xây dựng.[1][2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa điểm này trước kia vốn là một ngôi miếu nhỏ có từ năm 1865 nằm giữa khu đất hoang vu, cây cỏ rậm rạp với tên gọi "An Hòa Miếu". Tục truyền rằng, vào cuối thế kỷ 19, ông Quách Lai Kim, người Phước Kiến, khi khởi nghiệp hay đến miếu này vái xin thần phù hộ. Về sau ông làm ăn phát đạt nên đã cùng 20 thương nhân khác quyên góp tiền xây dựng lại ngôi miếu. Nơi đây sau khi xây lại cũng trở thành hội quán của chung tất cả bảy phủ người Minh Hương[a] nên còn được gọi là "Minh Hương Thất Phủ".[3]

Ngày 27 tháng 4 năm 2009, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng Hội quán Phước An là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.[4]

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội quán Phước An nằm trên một khuôn viên rộng gần 1.000 m², công trình chính nằm theo trục dọc, gồm chính điện ở phía Bắc, tiền điện phía Nam, trung điện ở giữa. Hai bên là Đông sương, Tây sương.[2][5]

Hội quán này được xây dựng muộn hơn và quy mô cũng nhỏ hơn so với các hội quán khác trong khu vực Chợ Lớn. Tuy nhiên kiến trúc và các công trình chạm trổ trang trí, các bức hoành, liễn, đồ tự khí đều được gia công tỉ mỉ với đường nét tinh xảo và sơn thếp vàng son rực rỡ. Ngoài ra, trên bờ nóc, bờ mái chùa là một quần thể các tiểu tượng gốm Cây Mai tạo nên vẻ đặc sắc riêng.[3]

Thờ tự

[sửa | sửa mã nguồn]
Gian thờ Quan Đế

Đối tượng thờ tự chính ở đây là Quan Thánh đế quân và phối tự hai bên: một bên là Năm Bà Ngũ Hành, một bên là Ông Bổn. Lịch lễ hàng năm có:

  • Vía Quan Thánh (23 tháng giêng và 24 tháng 6 Âm lịch)
  • Vía Ông Bổn (15 tháng 8 Âm lịch)
  • Vía Ngũ Hành (18 tháng 8 Âm lịch)

Sau này hội quán có thêm nơi thờ tự Phật Di LặcBồ Tát Quan Âm ở hai bên sân trước. Do sự tích hợp thêm đối tượng thờ tự mới này nên Hội quán Phước An trở thành cơ sở tín ngưỡng thờ thần lẫn Phật. Theo đó hàng năm lại có thêm các lễ vía Quan Âm vào các ngày 4 tháng 2, 19 tháng 6 và 14 tháng 9 Âm lịch.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Quốc Lê (4 tháng 3 năm 2018). “Điều đặc biệt ở hội quán Phước An của người Hoa Chợ Lớn”. Báo Tri thức và Cuộc sống.
  2. ^ a b Yên Nội (23 tháng 5 năm 2020). “Hội quán người Hoa Chợ Lớn - Nét kiến trúc độc đáo trong không gian đô thị tại TP Hồ Chí Minh”. Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ a b c Huỳnh Ngọc Trảng (2002). Sổ tay hành hương đất phương Nam. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 263–264.
  4. ^ “Hội quán Phước An đón nhận bằng công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố”. Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ “Đường Hồng Bàng”. Ủy ban nhân dân Quận 5. 4 tháng 5 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review phim Mouse: Kẻ săn người
Review phim Mouse: Kẻ săn người
Phim nói về cuộc đấu trí giữa tên sát nhân thái nhân cách biệt danh 'Kẻ săn người' và cảnh sát
Focalors đã thay đổi vận mệnh của Fontaine như thế nào?
Focalors đã thay đổi vận mệnh của Fontaine như thế nào?
Focalor là tinh linh nước trong đầu tiên được thủy thần tiền nhiệm biến thành người, trải qua sự trừng phạt của thiên lý
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Cuộc sống ngày nay đang dần trở nên ngột ngạt theo nghĩa đen và nghĩa bóng
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Trong khung cảnh lầm than và cái ch.ết vì sự nghèo đói , một đế chế mang tên “Mặt Nạ Đồng” xuất hiện, tự dưng là những đứa con của Hoa Thần