HMS Poseidon (P99)

Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Poseidon (P99)
Đặt tên theo Poseidon
Xưởng đóng tàu Vickers-Armstrongs, Barrow in Furness
Đặt lườn 5 tháng 9, 1928
Hạ thủy 22 tháng 8, 1929
Nhập biên chế 5 tháng 5, 1930
Số phận Đắm do tai nạn va chạm với tàu buôn Yuta ngoài khơi Uy Hải Vệ, Trung Quốc, 9 tháng 6, 1931[1]
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu tàu ngầm lớp Parthian
Kiểu tàu tàu ngầm Diesel-điện
Trọng tải choán nước
  • 1.475 tấn Anh (1.499 t) (nổi)
  • 2.040 tấn Anh (2.070 t) (ngầm)
Chiều dài 260 ft (79,2 m)
Sườn ngang 28 ft (8,5 m)
Mớn nước 13 ft 8 in (4,17 m)
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 8.500 hải lý (15.700 km) ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h) (nổi)
  • 70 hải lý (130 km) ở tốc độ 4 hải lý trên giờ (7,4 km/h) (lặn)
Thủy thủ đoàn tối đa 59
Vũ khí

HMS Poseidon (P99) là một tàu ngầm lớp Parthian được Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo vào cuối thập niên 1920. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Anh được đặt cái tên này, theo tên Poseidon, một vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Nhập biên chế năm 1930, nó được phái sang phục vụ tại Viễn Đông, và bị mất sau tai nạn va chạm với tàu buôn Trung Quốc Yuta ngoài khơi Uy Hải Vệ, Trung Quốc vào ngày 9 tháng 6, 1931. Xác tàu được Trung Quốc trục vớt vào năm 1972.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp Parthian được chế tạo với một thiết kế cải tiến hơn so với lớp Odin;[2] có mũi tàu dốc nghiêng và tăng cường tấm chắn cho khẩu hải pháo trên boong.[3] Lớp này vẫn tồn tại một khiếm khuyết có từ lớp Odin, nơi các thùng nhiên liệu hình yên ngựa được ghép vào vỏ tàu bằng đinh tán dễ bị rò rỉ, khiến dầu diesel nổi lên và làm lộ vị trí của tàu ngầm.[4]

Những chiếc lớp Parthian có chiều dài chung 289 ft (88 m), mạn tàu rộng 28 ft (8,5 m) và mớn nước sâu 13 ft 8 in (4,17 m).[5] Nó có trọng lượng choán nước 1.475 tấn Anh (1.499 t) khi nổi và 2.040 tấn Anh (2.073 t) khi lặn.[2][5] Con tàu được vận hành bằng hai động cơ diesel Admiralty 8-xy lanh công suất 4.640 bhp (3.460 kW)[6] cùng hai động cơ điện công suất 1.635 shp (1.219 kW),[2] [4] mỗi chiếc dẫn động một trục chân vịt.[5] Nó đạt được tốc độ tối đa 17,5 kn (32,4 km/h) trên mặt nước và 9 kn (17 km/h) khi di chuyển ngầm.[5]

Lớp Parthian có thủy thủ đoàn đầy đủ 53 người.[3] Con tàu trang bị một hải pháo QF 4-inch/40 Mk IV, hai súng máy Lewis,[2][3] cùng tám ống phóng ngư lôi 533 milimét (21,0 in),[7] gồm sáu ống trước mũi và hai ống phía đuôi, và mang theo tổng cộng 24 ngư lôi.[2] Parthian là lớp tàu ngầm Anh đầu tiên được trang bị ngư lôi 21 in (530 mm) Mark VIII.[7]

Chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Poseidon được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Vickers-Armstrongs tại Barrow-in-Furness vào ngày 5 tháng 9, 1928. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 8, 1929 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 5 tháng 5, 1930.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi nhập biên chế, Poseidon được phái sang Viễn Đông và đã phục vụ tại Trạm Trung Hoa trong thành phần Chi hạm đội tàu ngầm 4. Nó dành phần lớn của quãng đời phục vụ hoạt động tại khu vực Hoàng hải từ căn cứ Uy Hải Vệ thuộc Sơn Đông, Trung Quốc.[1]

Lúc khoảng 12 giờ 12 phút ngày 9 tháng 6, 1931, Poseidon thực hành trên mặt nước phối hợp cùng tàu tiếp liệu tàu ngầm Marazion ở vị trí khoảng 20 mi (32 km) về phía Bắc Uy Hải Vệ. Cho dù có tầm nhìn tốt, Poseidon gặp tai nạn va chạm với chiếc tàu buôn hơi nước Trung Quốc Yuta.[8][9][Ghi chú 1] Ba mươi mốt người trong số thành viên thủy thủ đoàn đã kịp thời nhảy xuống biển trước khi chiếc tàu ngầm đắm chỉ trong vòng vài phút, và chìm xuống đáy biển ở độ sâu 130 ft (40 m), tại tọa độ 37°50′B 122°14′Đ / 37,833°B 122,233°Đ / 37.833; 122.233.[10]

Các tàu sân bay HMS Hermes, tàu tuần dương hạng nặng HMS Berwick và tàu ngầm chị em HMS Perseus đã đến nơi để ứng cứu.[11] Vào lúc này Poseidon đã có thiết bị thoát hiểm ngầm Davis mới được đưa vào sử dụng chỉ hai năm trước đó; tám thành viên đã tìm cách thoát ra khỏi phần phía trước con tàu, cho dù hai người đã không lên đến mặt nước và một người qua đời sau đó. Tổng công hai mươi mốt thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng trong tai nạn.

Sự kiện một số thủy thủ đã thoát ra khỏi tàu thành công sau khi tàu đắm đã khiến Bộ Hải quân Anh thay đổi chính sách thoát hiểm: thay vì chờ đợi sự ứng cứu từ bên ngoài, thủy thủ được khuyến khích tìm cách thoát khỏi tàu càng sớm càng tốt. Chính sách mới được công bố tại Hạ Nghị viện Anh vào tháng 3, 1934.[12]

Trục vớt

[sửa | sửa mã nguồn]

Phía Trung Quốc đã bí mật trục vớt chiếc tàu ngầm vào năm 1972 bởi các đơn vị trục vớt dưới nước, sự kiện này được mô tả trong một bài viết đăng trên tạp chí 现代舰船 (Hiện Đại Hạm Thuyền) vào năm 2002.[13][14] Phương Tây đã không biết đến việc này mãi cho đến khi nhà nghiên cứu và nhà báo Steven R. Schwankert tìm ra bài viết trên Google và đọc nó trong một thư viện tại Hong Kong.[14][15]

Khi các sử gia đi tìm kiếm các di tích khi HMS Poseidon bị đắm và tìm hiểu về việc trục vớt, họ khám phá ra nghĩa trang của Hải quân Anh trước đây trên đảo Lưu Công, bia mộ mang tên tuổi, ngày tháng của thủy thủ Anh từ trần tại đây bị chồng chất lộn xộn.[16] Chính phủ Anh đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc giải thích.[17] Kết quả của nghiên cứu này được mô tả trong quyển sách Poseidon: China's Secret Salvage of Britain's Lost Submarine của Schwankert[18] và trong phim tài liệu The Poseidon Project.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Yuta là một tàu chở hàng 1.753 GRT được đóng như là chiếc Yuen Sang tại Aberdeen năm 1889, và được Pao Yu Tzai ở Dinh Khẩu, Trung Quốc sở hữu từ năm 1931

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Chalcraft, Geoff. “Junon to Oxley: Oswald”. British Submarines of World War II. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ a b c d e Gardiner & Chesneau (1980), tr. 48.
  3. ^ a b c “Parthian Class”. Britsub.net. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2011.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  4. ^ a b Brown (2000), tr. 109.
  5. ^ a b c d Helgason, Guðmundur. “P class - Submarine”. Allied Warships - uboat.net. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2024.
  6. ^ “Parthian Class”. Submariners Association. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ a b Ward (2001), tr. 35.
  8. ^ “Submarine Casualties Booklet”. U.S. Naval Submarine School. 1966. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2009.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  9. ^ Lloyd's Register of Ships (PDF). Lloyd's Register of Shipping. 1931.
  10. ^ Gray (2003), tr. 130-131.
  11. ^ “HMS Poseidon”. Battleships-Cruisers.co.uk. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2024.
  12. ^ Kemp (1990), tr. 105.
  13. ^ Zhao, Changxin (赵常信); Zhao, Binghua (赵炳华); Yang, Zhenbo (杨振勃) (2002). “追忆打捞英国"海神"号潜艇” [Remembering the salvage of the British submarine Poseidon]. 现代舰船 (Hiện Đại Hạm Thuyền) (6). ISSN 1003-2339. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2013.
  14. ^ a b Schwankert (2013), tr. 139–141,143–144.
  15. ^ Ryall, Julian (12 tháng 6 năm 2009). “China accused of secretly salvaging sunken British submarine containing 18 lost sailors”. The Telegraph. London. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2010.
  16. ^ Ryall, Julian (3 tháng 6 năm 2013). “Families of HMS Poseidon victims angry at 'desecration' of graves”. The Telegraph. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
  17. ^ Lewis, MP Julian (24 tháng 6 năm 2009). “HMS Poseidon”. House of Commons Debates Hansard - Written answers and statements. UK Parliament. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2024.
  18. ^ Schwankert (2013).

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review phim The Secret Life of Walter Mitty
Review phim The Secret Life of Walter Mitty
Một bộ phim mình sẽ xem tới những giây cuối cùng, và nhìn màn hình tắt. Một bộ phim đã đưa mình đến những nơi unknown
Tại sao blockchain chết?
Tại sao blockchain chết?
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Trong phần lore của Xích Nhiêm Long (Red Loong), có kể rất chi tiết về số phận vừa bi vừa hài và đầy tính châm biếm của chú Rồng này.