HMS Trinidad (46)

Tàu tuần dương hạng nhẹ HMS Trinidad
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Trinidad
Xưởng đóng tàu Xưởng tàu Devonport
Đặt lườn 21 tháng 4 năm 1938
Hạ thủy 21 tháng 3 năm 1941
Nhập biên chế 14 tháng 10 năm 1941
Số phận Hư hại do không kích và bị đánh đắm tại biển Bắc Cực, 15 tháng 5 năm 1942
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương Crown Colony
Trọng tải choán nước
  • 8.530 tấn Anh (8.670 t) (tiêu chuẩn)
  • 10.450 tấn Anh (10.620 t) (đầy tải)
Chiều dài 555 ft 6 in (169,32 m) (chung)
Sườn ngang 62 ft (19 m)
Mớn nước 16 ft 6 in (5,03 m)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 4 × nồi hơi ống nước Admiralty
  • 4 × trục
  • công suất 72.500 shp (54,1 MW)
Tốc độ 33 hải lý trên giờ (61 km/h; 38 mph)
Tầm xa 6.520 nmi (12.080 km; 7.500 mi) ở tốc độ 13 hải lý trên giờ (24 km/h; 15 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 730 (thời bình); 907 (thời chiến)
Vũ khí
Bọc giáp
  • đai giáp chính: 83 mm (3,3 in);
  • sàn tàu: 51 mm (2,0 in);
  • tháp pháo: 51 mm (2,0 in);
  • tháp chỉ huy: 102 mm (4,0 in)
Máy bay mang theo 2 × thủy phi cơ Supermarine Walrus

HMS Trinidad (46) là một tàu tuần dương hạng nhẹ lớp Crown Colony của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc; được đặt tên theo đảo Trinidad, vốn vẫn còn là một thuộc địa của Đế quốc Anh khi nó được chế tạo vào cuối những năm 1930. Nó đã hoạt động trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã bị mất tại biển Bắc Cực sau khi bị hư hại lúc đang hộ tống Đoàn tàu vận tải PQ-13 vào năm 1942.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Trinidad được chế tạo bởi hãng Xưởng tàu Devonport. Nó được đặt lườn vào ngày 21 tháng 4 năm 1938, được hạ thủy vào ngày 21 tháng 3 năm 1941, và được đưa ra hoạt động vào ngày 14 tháng 10 năm 1941. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Anh được đặt cái tên này.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]
HMS Trinidad dưới màu sơn ngụy trang, nhìn từ tàu khu trục HMS Fury, tại Bắc Đại Tây Dương trong một chuyến tuần tra hộ tống vận tải Bắc Cực

Trinidad đã hoạt động cùng Hạm đội Nhà Anh Quốc trong quãng đời phục vụ ngắn ngũi. Trong khi hộ tống Đoàn tàu vận tải PQ-13 vào tháng 3 năm 1942, nó cùng các tàu hộ tống khác đã đối đầu với các tàu khu trục thuộc lớp Narvik của Đức Quốc xã. Nó đã bắn trúng và đánh chìm tàu khu trục Đức Z 26, rồi tung ra một đợt tấn công bằng ngư lôi. Một trong các quả ngư lôi của nó bị hỏng cơ cấu con quay hồi chuyển, có thể do ảnh hưởng của nước biển lạnh giá; đường đi của quả ngư lôi trở thành một vòng tròn, quay lại đánh trúng Trinidad, khiến 32 người thiệt mạng.

Trinidad được kéo ra khỏi vòng chiến, rồi tiếp tục di chuyển bằng chính động lực của nó để đi đến Murmansk. Tàu ngầm U-boat Đức U-378 [1] tìm cách tiếp chiến và đánh chìm chiếc tàu tuần dương bị hư hại, nhưng bị tàu khu trục HMS Fury phát hiện và tấn công.[1] Khi đến được Murmansk nó được sửa chữa tạm thời.

HMS Trinidad đang được sửa chữa tại Kola Inlet, Murmansk.

Trinidad lên đường để quay trở về nhà vào ngày 13 tháng 5 năm 1942, được hộ tống bởi các tàu khu trục HMS Foresight, HMS Forester, HMS SomaliHMS Matchless. Các tàu chiến khác của Hạm đội Nhà nằm trong lực lượng bảo vệ gần đó. Tốc độ của nó phải giảm còn 20 knot do những hư hại mà nó mắc phải. Trên đường đi, Trinidad bị hơn 20 máy bay ném bom Junkers Ju 88 tấn công vào ngày 15 tháng 5 năm 1942. Tất cả các quả bom đều trượt, ngoại trừ một quả duy nhất đánh trúng cạnh chỗ hư hỏng trước đó, gây nên một đám cháy lớn. 63 người đã thiệt mạng,[2] bao gồm 20 người sống sót từ chiếc tàu tuần dương HMS Edinburgh vốn bị đánh chìm hai tuần trước đó. Người ta quyết định đánh đắm tàu, và tàu khu trục HMS Matchless đã phóng ngư lôi đánh chìm nó trong biển Bắc Cực, về phía Bắc mũi North.[3]

Văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong số những người sống sót có nhà soạn nhạc George Lloyd. Trong quá trình hồi phục kéo dài sau khi bị chấn động bởi đạn pháo, ông đã viết nên bản Giao hưởng số 4 tựa đề "Bắc Cực" (The Arctic), được ông mô tả trong lời tựa: "… một thế giới đen tối, bão tố, những màu sắc lạ lùng và một sự bình yên còn cách xa".

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
  • Raven, Alan (1980). British Cruisers of World War Two. Roberts, John. Annapolis, MD: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-922-7.
  • Rohwer, Jürgen (2005). Chronology of the War at Sea 1939-1945: The Naval History of World War Two . Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-59114-119-2.
  • Whitley, M. J. (1995). Cruisers of World War Two: An International Encyclopedia. London: Cassell. ISBN 1-86019-874-0.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]



Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Attack on Titan là một bộ truyện có cốt truyện rất hấp dẫn, đừng nên đọc để bảo toàn trải nghiệm tận hưởng bộ truyện nếu bạn chưa đọc truyện.
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Vị thần của vĩnh hằng tuy vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng người chơi, nhưng sự nổi tiếng lại đi kèm tai tiếng
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
Hãy tưởng tượng hôm nay là tối thứ 6 và bạn có 1 deadline cần hoàn thành ngay trong tối nay.