HMS Mauritius (80)

Tàu tuần dương hạng nhẹ HMS Mauritius
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Mauritius
Đặt hàng 20 tháng 12 năm 1937
Xưởng đóng tàu Swan Hunter, Newcastle upon Tyne
Đặt lườn 31 tháng 3 năm 1938
Hạ thủy 19 tháng 7 năm 1939
Nhập biên chế 4 tháng 1 năm 1940
Xuất biên chế 1952
Số phận Bị tháo dỡ bởi hãng T.W. Ward, Inverkeithing, 27 tháng 3 năm 1965
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương Crown Colony
Trọng tải choán nước 10.725 tấn Anh (10.897 t) (đầy tải)
Chiều dài 555 ft 6 in (169,32 m) (chung)
Sườn ngang 62 ft (19 m)
Mớn nước 16 ft 6 in (5,03 m)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 4 × nồi hơi ống nước Admiralty
  • 4 × trục
  • công suất 72.500 shp (54,1 MW)
Tốc độ 33 hải lý trên giờ (61 km/h; 38 mph)
Tầm xa 10.100 nmi (18.710 km; 11.620 mi) ở tốc độ 12 hải lý trên giờ (22 km/h; 14 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 730 (thời bình); 907 (thời chiến)
Vũ khí
Bọc giáp
  • đai giáp chính: 83 mm (3,3 in);
  • sàn tàu: 51 mm (2,0 in);
  • tháp pháo: 51 mm (2,0 in);
  • tháp chỉ huy: 102 mm (4,0 in)
Máy bay mang theo 2 × thủy phi cơ Supermarine Walrus (tháo dỡ năm 1943)

HMS Mauritius (80) là một tàu tuần dương hạng nhẹ lớp Crown Colony của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc; được đặt tên theo đảo Mauritius, vốn là một thuộc địa của Đế quốc Anh khi nó được chế tạo vào cuối những năm 1930. Nó đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và sau chiến tranh đã tiếp tục phục vụ tại Địa Trung HảiĐông Ấn cho đến khi ngừng hoạt động năm 1952 và được tháo dỡ vào năm 1965.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Mauritius được đóng bởi hãng Swan Hunter tại Newcastle upon Tyne, được đặt lườn vào ngày 31 tháng 3 năm 1938. Nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 7 năm 1939 và được đưa ra hoạt động vào ngày 4 tháng 1 năm 1940.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]
HMS Mauritius cùng các tàu Đồng Minh khác ngoài khơi bãi đổ bộ Anzio, tháng 3 năm 1944
Các khẩu pháo 6 inch của HMS Mauritius đang bắn trong một hoạt động đêm tại vịnh Audierne giữa BrestLorient, Pháp, 23 tháng 8 năm 1944

Khi hoàn tất, Mauritius đảm nhiệm vai trò bảo vệ tuyến đường thương mại hàng hải quốc tế tại Đại Tây Dương, và tiếp tục ở lại cùng Hạm đội Nhà Anh Quốc cho đến khi đi đến Đông Ấn vào cuối năm 1941. Nó gia nhập Hạm đội Viễn Đông Anh Quốc vào năm 1942, rồi được rút về để tăng cường cho Hạm đội Địa Trung Hải vào tháng 4 năm 1943. Sau khi được sửa chữa do một vụ mắc cạn, nó hoạt động trở lại vào tháng 6 năm 1943, tham gia Chiến dịch Husky, cuộc đổ bộ lực lượng Đồng Minh lên Sicilia trong tháng 7 như một đơn vị hỗ trợ Lực lượng Đông, tiến hành các hoạt động bắn phá bờ biển.

Đến tháng 9, Mauritius nằm trong thành phần lực lượng bảo vệ cho cuộc đổ bộ lên Salerno; đến cuối năm nó chuyển sang vịnh Biscay tuần tra chống các tàu buôn đối phương vượt phong tỏa trong Chiến dịch Stonewall. Tuy nhiên, nó nhanh chóng được điều quay trở lại Địa Trung Hải, lần này là trong Chiến dịch Shingle, cuộc đổ bộ lên Anzio vào tháng 1 năm 1944. Đến tháng 6, nó bảo vệ cho cuộc Đổ bộ Normandy trong thành phần của Lực lượng D ngoài khơi bãi Sword, rồi tiến hành các cuộc tuần tra tấn công dọc theo bờ biển Brittany trong tháng 8 để quét sạch tàu bè Đức còn lại tại khu vực này. Hoạt động cùng với các tàu khu trục, Mauritius đã đánh chìm Sperrbrecher 157 vào ngày 14-15 tháng 8 và năm chiếc Vorpostenboote vào ngày 22-23 tháng 8. Sau đó nó quay trở về Hạm đội Nhà bảo vệ các tàu sân bay tiến hành không kích dọc theo bờ biển Na Uy và hoạt động chống hạm tàu nổi đối phương của chính nó. Trong đêm 27-28 tháng 1 năm 1945, cùng với HMS Diadem, nó đụng độ với các tàu khu trục Đức, trong đó chiếc Z31 bị hư hại nặng. Sau hoạt động này, nó được tái trang bị tại Cammell Laird từ tháng 2 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946.

Sau chiến tranh, Mauritius phục vụ tại Địa Trung Hải, bao gồm sự can dự vào vụ khủng hoảng do băng qua eo biển Corfu vào năm 1946 cùng với Hải đội Tuần dương 15, rồi quay trở về Anh vào năm 1948. Sau một giai đoạn ngắn nằm trong lực lượng dự bị rồi được tái trang bị, nó hoạt động trở lại vào năm 1949 tại Địa Trung Hải cùng với Hải đội Tuần dương 1, vốn được đổi tên từ Hải đội Tuần dương 15, lên đường vào ngày 6 tháng 5 năm 1949. Mauritius trải qua giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1951 tại Trạm Đông Ấn cùng với Hải đội Tuần dương 4 cho đến khi nó quay về Chatham vào ngày 18 tháng 12 năm 1951. Nó được đưa về lực lượng dự bị vào năm 1952, và tiếp tục ở lại đây cho đến năm 1965, khi nó được bán cho hãng T. W. Ward Ltd. tại Inverkeithing để tháo dỡ, đến nơi vào ngày 27 tháng 3 năm 1965.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
  • Raven, Alan (1980). British Cruisers of World War Two. Roberts, John. Annapolis, MD: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-922-7.
  • Rohwer, Jürgen (2005). Chronology of the War at Sea 1939-1945: The Naval History of World War Two . Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-59114-119-2.
  • Whitley, M. J. (1995). Cruisers of World War Two: An International Encyclopedia. London: Cassell. ISBN 1-86019-874-0.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Target Elimination - Vanishing Illusions] Hướng dẫn sơ lược về Clear và treo Auto ở boss Selena
[Target Elimination - Vanishing Illusions] Hướng dẫn sơ lược về Clear và treo Auto ở boss Selena
Do cơ chế Auto hiện tại của game không thể target mục tiêu có Max HP lớn hơn, nên khi Auto hầu như mọi đòn tấn công của AG đều nhắm vào Selena
Review sách: Dám bị ghét
Review sách: Dám bị ghét
Ngay khi đọc được tiêu đề cuốn sách tôi đã tin cuốn sách này dành cho bản thân mình. Tôi đã nghĩ nó giúp mình hiểu hơn về bản thân và có thể giúp mình vượt qua sự sợ hãi bị ghét
Những hình ảnh liên quan đến Thiên Không và các manh mối đáng ngờ xung quanh Childe
Những hình ảnh liên quan đến Thiên Không và các manh mối đáng ngờ xung quanh Childe
Thread này sẽ là sự tổng hợp của tất cả những mối liên kết kì lạ đến Thiên Không Childe có mà chúng tôi đã chú ý đến trong năm qua
Yelan: Nên roll hay không nên
Yelan: Nên roll hay không nên
Sau một khoảng thời gian dài chờ đợi, cuối cùng bà dì mọng nước của chúng ta đã cập bến.