Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
AHFS/Drugs.com | Thông tin thuốc chuyên nghiệp FDA |
Danh mục cho thai kỳ |
|
Dược đồ sử dụng | Hít vào |
Mã ATC | |
Dữ liệu dược động học | |
Chuyển hóa dược phẩm | Gan (CYP2E1[1]) |
Bài tiết | Thận, hô hấp |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
IUPHAR/BPS | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.005.270 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C2HBrClF3 |
Khối lượng phân tử | 197.381 g/mol |
Mẫu 3D (Jmol) | |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(kiểm chứng) |
Halothane, được bán dưới tên Fluothane trong cùng một số tên khác, là một thuốc gây mê toàn thân.[2] Chúng có thể được sử dụng để bắt đầu hoặc duy trì trạng thái gây mê.[2] Một trong những điểm tốt của nó là nó không làm tăng sản xuất nước bọt, điều này có thể đặc biệt hữu ích ở những người khó đặt nội khí quản.[2] Chúng được sử dụng qua bằng đường mũi-dạng hít.[2]
Các tác dụng phụ của thuốc có thể kể đến như nhịp tim không đều, giảm khả năng thở (suy hô hấp) và các vấn đề về gan.[2] Thuốc không nên được sử dụng cho những người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin hoặc có tiền sử bệnh tật tăng thân nhiệt ác tính ở chính họ hoặc người thân trong gia đình họ.[2] Không rõ liệu sử dụng trong khi mang thai có hại cho đứa trẻ hay không và thường không được khuyến cáo sử dụng trong phẫu thuật mổ lấy thai.[3] Halothane là một phân tử có đồng phân quang học được sử dụng như một hỗn hợp racemic (có cả hai đồng phân).[4]
Halothane được phát hiện vào năm 1955.[5] Nó nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, hay nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Tính đến năm 2014, chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 22 đến 52 USD cho một chai 250 ml.[7] Việc sử dụng nó ở các nước phát triển đã được thay thế chủ yếu bởi các hóa chất mới hơn như sevoflurane.[8] Nó không còn được bán ở Hoa Kỳ.[3]