Harper Lee

Harper Lee
Harper Lee và tổng thống George W. Bush trong lễ trao Huân chương Tự do Tổng thống Hoa Kỳ tại Nhà Trắng ngày 5 tháng 11 năm 2007
Harper Lee và tổng thống George W. Bush trong lễ trao Huân chương Tự do Tổng thống Hoa Kỳ tại Nhà Trắng ngày 5 tháng 11 năm 2007
Sinh(1926-04-28)28 tháng 4, 1926
Monroeville, Alabama, Hoa Kỳ
Mất19 tháng 2, 2016(2016-02-19) (89 tuổi)
Monroeville, Alabama, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpNhà văn
Quốc tịch Hoa Kỳ

Ảnh hưởng bởi

Ảnh hưởng tới

Nelle Harper Lee (28 tháng 4 năm 192619 tháng 2 năm 2016), thường được biết tới với tên Harper Lee, là một nữ nhà văn người Mỹ. Bà được biết tới nhiều nhất qua tiểu thuyết đầu tay Giết con chim nhại (To Kill a Mockingbird). Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Harper Lee đã được tổng thống George W. Bush trao Huân chương Tự do Tổng thống Hoa Kỳ (Presidential Medal of Freedom), huân chương cao quý nhất dành cho công dân Hoa Kỳ, vì những đóng góp của bà cho văn học Mỹ.[1]

Vào tháng 2 năm 2015, luật sư của Lee xác nhận xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ 2, Đặt người vọng canh (Go Set a Watchman). Được sáng tác vào giữa thập niên 1950, quyển sách phát hành vào tháng 7 năm 2015 như là phần tiếp theo của Giết con chim nhại.[2][3][4]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nelle Harper Lee sinh năm 1926 tại thị trấn nhỏ Monroeville thuộc tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Bà là con út trong số bốn người con của ông bà Amasa Coleman Lee và Frances Cunningham Finch Lee.[5] Bố của Harper Lee là một luật sư làm việc tại cơ quan tư pháp tiểu bang, trước đó ông từng là một biên tập viên tờ báo địa phương.[6] Từ khi còn nhỏ bà đã bộc lộ niềm yêu thích văn chương, Harper Lee chơi rất thân với cậu bé hàng xóm có tên Truman Capote, người sau này cũng trở thành một trong những phóng viên và nhà văn nổi tiếng nhất nước Mỹ.[7][8][9]

Sau khi tốt nghiệp trung học tại Monroeville,[5] Lee vào học tại trường nữ sinh Huntingdon CollegeMontgomery (1944–45) và sau đó theo học cử nhân luật tại Đại học Alabama (University of Alabama, 1945 – 1950). Trong thời gian là sinh viên, Harper Lee tham gia viết bài và biên tập cho tờ báo của trường, tờ Rammer Jammer.[10][11] Chưa hoàn thành hết khóa học cử nhân luật, Harper Lee đã sang Anh học một mùa hè tại Oxford rồi quay trở về New York làm nhân viên cho hãng hàng không Eastern Air LinesBOAC.[5] Mãi đến cuối thập niên 1950 Lee mới quyết định nghỉ việc để tập trung sức lực cho nghề viết văn.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Tôi không hề nghĩ rằng Giết con chim nhại sẽ thành công như vậy. Khi đó tôi chỉ vừa hy vọng các nhà phê bình sẽ kết liễu tôi nhanh chóng và nhẹ nhàng, vừa trông đợi rằng ai đó sẽ thích nó đủ để động viên tôi. Như đã nói, tôi trông đợi rất ít từ sự đón nhận và ủng hộ của công chúng, nhưng hóa ra tôi lại có được rất nhiều động viên từ phía họ, theo một cách nào đó nó cũng đáng sợ như là sự kết liễu nhanh chóng và nhẹ nhàng mà tôi trông đợi từ các nhà phê bình.

—Harper Lee, trích từ Newquist—1964[12][13]

Sau khi hoàn thành một số truyện dài, vào cuối năm 1956 Harper Lee được tặng nguyên một năm lương với đề nghị bà dùng năm nghỉ ngơi này để sáng tác bất cứ gì mình thích.[14] Trong vòng một năm, nữ nhà văn viết xong bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay, sau đó bà cùng với biên tập viên Tay Hohoff của nhà xuất bản J. B. Lippincott & Co. hoàn thành Giết con chim nhại (To Kill a Mockingbird) vào mùa hè năm 1959. Tiểu thuyết có nhiều nét tương tự như một cuốn tự truyện của chính nhà văn, nó lấy không gian một thị trấn nhỏ ở Alabama với nhân vật chính là cô bé Jean Louise "Scout" Finch, con gái luật sư Atticus Finch. Trong tiểu thuyết còn xuất hiện nhân vật Dill, bạn của Scout, với hình mẫu được lấy từ người bạn thân của Harper Lee là Truman Capote. Điều thú vị là Harper Lee trước đó cũng trở thành hình mẫu để Capote xây dựng một nhân vật trong tiểu thuyết Other Voices, Other Rooms xuất bản năm 1948 của ông. Xuất bản lần đầu tiên ngày 11 tháng 7 năm 1960, Giết con chim nhại đã nhanh chóng trở thành tác phẩm ăn khách cũng như được giới phê bình đánh giá rất cao. Harper Lee đã được trao Giải Pulitzer Văn học (Pulitzer Prize for Fiction) năm 1961 cho tiểu thuyết này. Sau khi ra đời, Giết con chim nhại đã được tái bản rất nhiều lần cũng như được chuyển thể thành phim và trở thành một trong những tác phẩm văn học đáng chú ý nhất thế kỷ 20 của văn học Mỹ.

Sau khi hoàn thành Giết con chim nhại, Lee làm trợ lý cho Capote trong chuyến đi của ông tới Holcomb, Kansas để tìm hiểu thông tin về một vụ giết người dã man nhằm viết bài cho báo The New Yorker. Tư liệu từ chuyến đi này của hai người sau đó đã được Capote sử dụng để viết tiểu thuyết xuất sắc nhất của ông, In Cold Blood (1966). Về phần Lee, mặc dù đã trở nên nổi tiếng nhờ tiểu thuyết đầu tay, bà hầu như từ chối mọi cuộc phỏng vấn hoặc xuất hiện nơi công cộng và cũng ngừng viết văn, ngoại trừ một số tiểu luận ngắn. Tiểu thuyết thứ hai của bà, The Long Goodbye, vì thế chưa bao giờ được hoàn thành.[15] Giữa thập niên 1980, Lee cũng từng có ý định viết một cuốn sách về vụ giết người hàng loạt ở Alabama, nhưng rồi bà cũng nhanh chóng bỏ qua dự án vì không hài lòng với nó.[15] Trong một buổi họp mặt tại Alabama năm 2008, Lee đã từ chối lời mời xuất hiện trước công chúng với lý do: "Tốt hơn là im lặng thay vì trở thành một kẻ khờ".[16][17]

Tháng 6 năm 1966, Harper Lee là một trong hai người được tổng thống Lyndon B. Johnson mời tham gia Ủy ban Nghệ thuật Quốc gia (Hoa Kỳ) (National Council on the Arts). Ngày 5 tháng 11 năm 2007, bà được tổng thống George W. Bush trao Huân chương Tự do Tổng thống Hoa Kỳ (Presidential Medal of Freedom), huân chương cao quý nhất dành cho công dân Hoa Kỳ, vì những đóng góp của bà cho văn học Mỹ.[18][19]

Năm 2005 trong bộ phim Capote làm về quá trình tìm tư liệu và sáng tác In Cold Blood của Truman Capote, nữ diễn viên Catherine Keener đã vào vai Harper Lee. Keener đã được đề cử Giải Oscar nữ diễn viên phụ cho vai diễn này. Một năm sau đó trong bộ phim tiểu sử về Truman Capote, Infamous, đến lượt Sandra Bullock được giao khắc họa lại hình ảnh của Harper Lee.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Lee mất trong khi đang ngủ vào buổi sáng ngày 19 tháng 2 năm 2016 ở tuổi 89.[20][21] Trước lúc nhắm mắt, bà vẫn sống tại Monroeville, Alabama.[22]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Love—In Other Words". (15 tháng 4 năm 1961) Vogue, pp. 64–65
  • "Christmas to Me". (tháng 12 năm 1961) McCall's
  • "When Children Discover America". (tháng 8 năm 1965) McCall's
  • "Romance and High Adventure" (1983)
  • Bức thư đến Oprah Winfrey (tháng 7 năm 2006), O: The Oprah Magazine

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ President Bush Honors Medal of Freedom Recipients The White House Press Release from 5 tháng 11 năm 2007
  2. ^ Nocera, Joe (ngày 24 tháng 7 năm 2015). “The Harper Lee 'Go Set A Watchman' Fraud”. The New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2015.
  3. ^ Oldenburg, Ann (ngày 3 tháng 2 năm 2015). “New Harper Lee novel on the way!”. USA Today. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ Alter, Alexandra (ngày 3 tháng 2 năm 2015). “Harper Lee, Author of 'To Kill a Mockingbird,' Is to Publish a Second Novel”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ a b c Anderson, Nancy G. (ngày 19 tháng 3 năm 2007). “Nelle Harper Lee”. The Encyclopedia of Alabama. Auburn University at Montgomery. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2010.[liên kết hỏng]
  6. ^ Shields, Charles J. (2006). Mockingbird: A Portrait of Harper Lee. Henry Holt and Co. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2016.
  7. ^ Woo, Elaine (ngày 22 tháng 11 năm 2014). “Lawyer Alice Lee dies at 103; sister of 'To Kill a Mockingbird' author”. Los Angeles Times.
  8. ^ “Louise L. Conner Obituary”. The Gainesville Sun.
  9. ^ Kovaleski, Serge (ngày 11 tháng 3 năm 2015). “Harper Lee's Condition Debated by Friends, Fans and Now State of Alabama”. New York Times. New York. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  10. ^ “Harper Lee Biography”. Biography.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2008.
  11. ^ Shields, Charles J. (ngày 11 tháng 6 năm 2006). 'Mockingbird: A Portrait of Harper Lee: Good Scout”. The New York Times. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2008.
  12. ^ Nguyên văn: "I never expected any sort of success with Mockingbird. I was hoping for a quick and merciful death at the hands of the reviewers but, at the same time, I sort of hoped someone would like it enough to give me encouragement. Public encouragement. I hoped for a little, as I said, but I got rather a whole lot, and in some ways this was just about as frightening as the quick, merciful death I'd expected."
  13. ^ Newquist, Roy, editor (1964). Counterpoint. Chicago: Rand McNally. ISBN 1-111-80499-0.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  14. ^ Harper Lee. NNDB.com. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2007.
  15. ^ a b “A writer's story: The mockingbird mystery”. The Independent. ngày 4 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2008.
  16. ^ Nguyên văn: "Well, it's better to be silent than to be a fool."
  17. ^ Author has her say; The Boston Globe, 21 tháng 8 2007
  18. ^ Harper Lee given Presidential Medal of Freedom; The Birmingham News, 5 tháng 11 năm 2007
  19. ^ Author Lee receives top US honour; BBC News Online, 6 tháng 11 năm 2007
  20. ^ Harper Lee, 'To Kill a Mockingbird' author, dead at 89
  21. ^ “Harper Lee dead at age of 89: 'To Kill a Mockingbird Author' passes away”. AL.com. ngày 19 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2016.
  22. ^ “US author Harper Lee dies aged 89”. BBC News. ngày 19 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Công thức nước chấm thần thánh
Công thức nước chấm thần thánh
Nước chấm rất quan trọng trong bữa ăn cơm của người Việt Nam. Các bữa cơm hầu như không thể thiếu nó
[Genshin Impact] Guide La Hoàn Thâm Cảnh v2.3
[Genshin Impact] Guide La Hoàn Thâm Cảnh v2.3
Cẩm nang đi la hoàn thâm cảnh trong genshin impact mùa 2.3
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Chloe Aubert là một trong những đứa trẻ của Dị giới mà chúng ta gặp từ đầu trong anime nhưng sự thật đằng sau nhân vật của cô ấy là gì
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)