Hiến Từ Hoàng thái hậu

Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu
憲慈宣聖皇后
Trần Minh Tông Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Việt nhà Trần
Tại vịTháng 12 năm 1323 – 15 tháng 2, 1329
Đăng quangTháng 12 năm 1323
Tiền nhiệmBảo Từ Hoàng hậu
Kế nhiệmHuy Từ Hoàng hậu
Thái thượng hoàng hậu Đại Việt
Tại vị15 tháng 3 năm 1329tháng 7 năm 1342
Tiền nhiệmBảo Từ Thái thượng Hoàng hậu
Hoàng thái hậu Đại Việt
Tại vịtháng 7 năm 13428 tháng 9 năm 1357
Tiền nhiệmThuận Thánh thái hậu
Kế nhiệmTá Thánh thái hậu
Thái hoàng thái hậu Đại Việt
Tại vị8 tháng 9 năm 135714 tháng 12 năm 1369
(12 năm, 97 ngày)
Tiền nhiệmTuyên Từ Thái hoàng Thái hậu
Kế nhiệmKhông có
Trường Lạc Thái hoàng Thái hậu (nhà Hậu Lê)
Thông tin chung
Sinh1299
Mất14 tháng 12, 1369(70 tuổi)
Thăng Long
An tángMục Lăng
Phu quânTrần Minh Tông
Hậu duệ
Thụy hiệu
Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu
(憲慈宣聖皇后)
Tước hiệuHuy Thánh công chúa (徽聖公主)
Lệ Thánh Hoàng hậu (麗聖皇后)
Hiến Từ Thái thượng Hoàng hậu (憲慈太上皇后)
Hiến Từ Hoàng thái hậu (憲慈皇太后)
Hiến Từ Thái hoàng thái hậu (憲慈太皇太后)
Hoàng tộcNhà Trần
Thân phụHuệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn
Thân mẫuNguyễn Phu nhân

Hiến Từ Tuyên Thánh Hoàng hậu (chữ Hán: 憲慈宣聖皇后, 1299 - 14 tháng 12, 1369), còn hay gọi là Hiến Từ Hoàng thái hậu (憲慈皇太后), sách Khâm định chép Huệ Từ Thái hậu (惠慈太后), là Hoàng hậu của hoàng đế Trần Minh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Trần Dụ Tông, Cung Túc vương Trần Nguyên DụcThiên Ninh Công chúa Ngọc Tha.

Trong cung đình nhà Trần, bà nổi tiếng với gia thế hiển hách khi thuộc dòng dõi chính thống cai trị Đại Việt thời đó, cũng như bởi lòng nhân hậu và cách xử thế, được xếp vào hàng Nữ trung Nghiêu Thuấn (女中尧舜).

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiến Từ Hoàng hậu mang họ Trần, có xuất thân cao quý, bà là con gái của Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn (陳國瑱), được thụ phong là Huy Thánh Công chúa (徽聖公主) từ nhỏ. Huệ Vũ vương là con trai thứ của Trần Nhân Tông, bà gọi Nhân Tông hoàng đế là ông nội, Trần Anh Tông là bác, Trần Minh Tông là anh họ.

Bà cùng Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu là các Hoàng hậu có thân thế hiển hách bậc nhất trong các Hoàng hậu nhà Trần, cũng như trong các triều đại về sau khi có họ hàng gần huyết thống với dòng chính thống Hoàng đế nhất.

Năm Hưng Long thứ 9 (1301), Trần Anh Tông đã gả em gái mình là Thiên Trân Công chúa (天珍公主) cho Uy Túc công Trần Văn Bích (陳文碧)[1][2]. Năm thứ 17 (1309), Công chúa mất, Uy Túc công lại lấy Huy Thánh Công chúa về làm phu nhân[3][4].

Không rõ quãng thời gian hôn nhân ra sao, có thể là bà ly hôn hoặc bị buộc phải bỏ Uy Túc công mà sau đó, bà lại trở về nhà cha là Huệ Vũ vương, được sắp đặt chọn làm Hoàng hậu cho Minh Tông.

Năm Đại Khánh thứ 10 (1323), Minh Tông hoàng đế lúc này đã 23 tuổi. Tháng 12 năm đó, Huy Thánh Công chúa được Minh Tông lấy làm Hoàng hậu, phong làm Lệ Thánh Hoàng hậu (麗聖皇后)[5][6].

Cha ruột bị hại

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khai Thái thứ 5 (1328), xảy ra vụ án cha bà là Huệ Vũ vương Quốc Chẩn bị kết tội mưu phản, bị buộc tự sát[7][8].

Đương khi đó, Lệ Thánh Hoàng hậu kết hôn với Minh Tông đã lâu mà vẫn chưa sinh hạ Hoàng tử kế thừa đại thống. Sốt ruột khi ngôi vị Trữ quân để trống quá lâu, Trần Minh Tông muốn lập Hoàng tử Trần Vượng (陳旺), con của Anh Tư Phu nhân (英姿夫人) đang đắc sủng làm Thái tử, nhưng cha của Hoàng hậu là Huệ Vũ vương Quốc Chẩn can ngăn.

Từ trước đến nay, các Hoàng đế nhà Trần đều sinh ra từ các Hoàng hậu có dòng máu trong nội tộc. Tuy Minh Tông không phải con ruột của Bảo Từ hoàng thái hậu (保慈皇太后), mẹ sinh là Chiêu Từ Hoàng thái hậu (昭慈皇太后) là con của một người ngoại tộc là Trần Bình Trọng, nhưng mẹ của Chiêu Từ là Thụy Bảo Công chúa, con gái của Trần Thái Tông nên huyết thống vẫn còn.

Anh Tư Phu nhân vốn là con gái quan viên cấp thấp họ Lê, người Giáp Sơn, Thanh Hóa, dòng máu hoàn toàn khác xa hoàng tộc nên không thể lấy con của phu nhân làm Thái tử, dù đó là con trưởng của Minh Tông. Huệ Vũ vương can ngăn quyết liệt, Minh Tông cũng đành để yên chuyện mà thôi ý định nhưng trong lòng đã sớm buồn bực Huệ Vũ vương.

Lợi dụng hoàn cảnh éo le đó, Anh Tư Nguyên Phi đã bàn bác kế sách với Cương Đông Văn Hiến Hầu, là con của Tá thánh Trần Nhật Duật muốn đánh đổ Lệ Thánh Hoàng hậu để lập Thái tử Vượng, mới đem của đút cho gia thần của Huệ Vũ vương là Trần Phẫu 100 lạng vàng bảo Trần Nhạc vu cáo cho Huệ Vũ có âm mưu làm phản. Minh Tông cả tin cho là thật liền ra lệnh bắt giam ngay Huệ Vũ vương vào chùa Tư Phúc ở kinh sư rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung vốn là người Giáp Sơn, cùng quê với Anh Tư Phu nhân nên sớm có ý thông đồng, xúi giục Minh Tông xử tử Huệ Vũ vương.[9]

Minh Tông truyền bắt Huệ Vũ vương phải tuyệt thực. Lệ Thánh Hoàng hậu lúc đó khi vào thăm cha đã lấy áo nhúng nước mặc vào người rồi vắt ra cho cha uống. Trong khi đó, Anh Tư Phu nhân muốn cho Huệ Vũ vương chết sớm để con mình được lập làm Thái tử, liền cho người mang nước tẩm độc cho Huệ Vũ vương uống, uống xong thì chết[10][11].

Cuối năm đó, Minh Tông lập Hoàng tử Trần Vượng làm Thái tử.

Năm Kỷ Tị, Khai Thái năm thứ 6 (1329), ngày 7 tháng 2 âm lịch, Minh Tông lập Trần Vượng làm Đông cung Hoàng thái tử. Sang ngày 15 tháng 2 thì chính thức nhường ngôi, Thái tử Vượng lên ngôi, sử gọi là Trần Hiến Tông. Lệ Thánh Hoàng hậu được tôn là Hiến Từ Thái thượng Hoàng hậu (憲慈太上皇后)[12][13], có sách chép là Huệ Từ Thái thượng Hoàng hậu[14].

Con trai được lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khai Hựu thứ 13 (1341), mùa hạ, tháng 6, Trần Hiến Tông làm Hoàng đế được 13 năm thì qua đời, không có con cái.

Lúc này, Lệ Thánh Thái thượng Hoàng hậu đã sinh ra Cung Túc vương Trần Nguyên Dục (陳元育), Thiên Ninh Công chúa Trần Ngọc Tha (陳玉他) và Hoàng tử Trần Hạo (陳暭). Cung Túc vương Nguyên Dục theo vai vế dĩ nhiên sẽ trở thành người kế vị, nhưng lấy lý do "là người ngông cuồng", Minh Tông không vừa ý, còn Trần Hạo tuy chỉ mới 6 tuổi nhưng lại thông minh nhanh nhẹn, nên Minh Tông chọn làm Hoàng đế kế vị, tức Trần Dụ Tông. Minh Tông vẫn giữ quyền điều hành đất nước với tư cách là Thái thượng hoàng[15][16].

Năm Thiệu Phong thứ 2 (1342), tháng 7, bà được tôn làm Hiến Từ Hoàng thái hậu (憲慈皇太后)[17][18], có sách chép là Huệ Từ Hoàng thái hậu [19]. Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Huệ Từ là vợ của Minh Tông, bấy giờ Minh Tông vẫn còn đã vội vàng tôn Huệ Từ làm Hoàng thái hậu, như thế thì đạo thờ cha và nghĩa chồng đều lỗi cả,

Năm thứ 17 (1357), Thượng hoàng Minh Tông băng hà. Khi Minh Tông mất, bà muốn đi tu, nhưng nghe theo lời dặn cuối của Minh Tông, không thụ giới nhà Phật [20][21].

Ngày 8 tháng 9 năm đó, bà được tôn làm Hiến Từ Thái hoàng thái hậu (憲慈太皇太后)[22][23] hay Huệ Từ Thái hoàng thái hậu. Bàn về vấn đề này, Ngô Thì Sĩ đã nói "Huệ Từ là mẹ Dụ Tông. Tôn mẹ làm thái hoàng thái hậu, ấy là điển lễ ở đâu? Không biết kê cứu lễ xưa đến thế là cùng! Vậy mà các nho thần ở triều đình bấy giờ không có một ai nói đến, là cớ sao?"[24].

Trong thời gian tại vị, bà đã cố gắng kiềm chế bản tính xa hoa, bộc trực của Dụ Tông. Có người đã xàm tấu với ông rằng Thái úy Cung Tĩnh Đại vương Trần Nguyên Trác (陳元卓) đã yểm bùa hại ông. Dụ Tông chút nữa là sát hại Nguyên Trác, nhưng Thái hậu đã can ngăn.

Cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đại Trị thứ 12 (1369), mùa hạ, tháng 5, Trần Dụ Tông qua đời, không có con nối dõi. Ngày sắp băng, vì không có con, Dụ Tông xuống chiếu đón Nhật Lễ là con của Cung Túc vương Nguyên Dục vào nối đại thống.

Ngày 15 tháng 6, Tuyên Thánh Thái hậu ra chỉ đón Nhật Lễ vào cung theo di chiếu. Trong triều, hoàng tộc muốn lập người anh khác mẹ của Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ[25] lên kế thừa nhưng bà nhất định đòi lập người con của Cung Túc vương Trần Nguyên Dục là Trần Nhật Lễ lên ngôi kế thừa[26][27]. Quần thần bàn rằng:"Cung Định vương Phủ là người rất hiền, nhưng anh không lẽ lại kế tự em". Thái hậu bảo các quan rằng:"Dục là con đích trưởng mà không được ngôi, lại sớm lìa đời. Nhật Lễ chẳng phải là con của Dục ư?".

Sau khi lên nối đại thống, Nhật Lễ tôn bà làm Hiến Từ Tuyên Thánh Thái hoàng thái hậu (憲慈宣聖太皇太后). Do nhận ngôi với tư cách là con của Dụ Tông, Nhật Lễ truy tôn Cung Túc vương làm Hoàng thái bá[26][27].

Ngày 14 tháng 12, Tuyên Thánh Thái hoàng thái hậu đột ngột băng hà. Các sử gia suy đoán là do Trần Nhật Lễ giết do Thái hoàng thái hậu biết Nhật Lễ không phải con của cố Cung Túc vương Nguyên Dục. Đại Việt sử ký toàn thư [28][29]Khâm định Việt sử Thông giám cương mục [25] đều chép rằng: "Nhật Lễ giết Hiến Từ Tuyên Thánh Thái hoàng thái hậu trong cung".

Theo truyền thuyết, mẹ của Nhật Lễ là thiếp của một kép hát tên Dương Khương. Mẹ Nhật Lễ khi đóng trò có tên hiệu là Vương Mẫu (Trò có tích "Vương Mẫu hiến bàn đào", Mẹ Nhật lễ đóng vai Vương Mẫu, nên lấy tên làm hiệu), đương có thai, Cung Túc vương Nguyên Dục thấy nàng xinh đẹp, nên lấy làm vợ. Đến khi đẻ, Dục nhận làm con mình[30].

Tính cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiến Từ Thái hậu nổi tiếng về sự nhân ái và cách xử thế, thương yêu các con của vua Minh Tông như con ruột không phân biệt, dù là con của vợ thứ hay cung phi sinh ra, và còn thân thiện với các cung tần trong cung, cũng như hay phát tiền bố thí dân nghèo.

Nhiều lần bà bị vu oan hay hiềm khích, nhưng bà đều bỏ qua, không lợi dụng uy tín mình để truy cứu hay trả thù.

Đại Việt Sử ký toàn thư có chép một giai thoại về bà:

Khâm định Việt sử thông giám cương mục nhận xét:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 16b, Bản kỷ toàn thư - Quyển VI: Anh Tông Hoàng đế
  2. ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 91 (xuất bản), 215 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 6
  3. ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 25b, Bản kỷ toàn thư - Quyển VI: Anh Tông Hoàng đế
  4. ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 101 (xuất bản), 222 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 6
  5. ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 42a, Bản kỷ toàn thư - Quyển VI: Anh Tông Hoàng đế
  6. ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 117 (xuất bản), 233 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 6
  7. ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 46a, Bản kỷ toàn thư - Quyển VI: Minh Tông Hoàng đế
  8. ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 121 (xuất bản), 236 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 6
  9. ^ “Vụ án oan bi thảm chấn động nhà Trần”.
  10. ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 46b, Bản kỷ toàn thư - Quyển VI: Minh Tông Hoàng đế
  11. ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 122 (xuất bản), 236 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 6
  12. ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 48a, Bản kỷ toàn thư - Quyển VI: Minh Tông Hoàng đế
  13. ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 123 (xuất bản), 237 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 6
  14. ^ Quốc Sử quán triều Nguyễn (1998), tr. 269 (bản điện tử), Quyển IX
  15. ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 10b, Bản kỷ toàn thư - Quyển VII: Hiến Tông Hoàng đế
  16. ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 136 (xuất bản), 246 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 7
  17. ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 11a, Bản kỷ toàn thư - Quyển VII: Dụ Tông Hoàng đế
  18. ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 137 (xuất bản), 247 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 7
  19. ^ Quốc Sử quán triều Nguyễn (1998), tr. 277 (bản điện tử), Quyển IX
  20. ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 21a, Bản kỷ toàn thư - Quyển VII: Hiến Tông Hoàng đế
  21. ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 148 (xuất bản), 254 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 7
  22. ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 22a, Bản kỷ toàn thư - Quyển VII: Dụ Tông Hoàng đế
  23. ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 148 (xuất bản), 255 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 7
  24. ^ Quốc Sử quán triều Nguyễn (1998), tr. 285 (bản điện tử), Quyển X
  25. ^ a b Quốc Sử quán triều Nguyễn (1998), tr. 291 (bản điện tử), Quyển X
  26. ^ a b Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 29b, Bản kỷ toàn thư - Quyển VII: Dụ Tông Hoàng đế
  27. ^ a b Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 156 (xuất bản), 260 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 7
  28. ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 30a, Bản kỷ toàn thư - Quyển VII: Dụ Tông Hoàng đế
  29. ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 157 (xuất bản), 260 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 7
  30. ^ Đại Việt Sử ký toàn thư, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 - 1992).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiến Từ Hoàng thái hậu
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Bảo Từ Hoàng hậu
Hoàng hậu Việt Nam
1323-1329
Kế nhiệm
Huy Từ hoàng hậu
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx, cô nàng tội phạm tính khí thất thường đến từ Zaun, sống để tàn phá mà chẳng bận tâm đến hậu quả.
Nhân vật Hiyori Shiina - Classroom of the Elite
Nhân vật Hiyori Shiina - Classroom of the Elite
Có thể mình sẽ có được một người bạn cùng sở thích. Một phần mình nghĩ rằng mình hành động không giống bản thân thường ngày chút nào, nhưng phần còn lại thì lại thấy cực kỳ hào hứng. Mình mong rằng, trong tương lai, sự xung đột giữa các lớp sẽ không làm rạn nứt mối quan hệ của tụi mình.
Một tip nhỏ về Q của Bennett và snapshot
Một tip nhỏ về Q của Bennett và snapshot
Nhắc lại nếu có một vài bạn chưa biết, khái niệm "snapshot" dùng để chỉ một tính chất đặc biệt của kĩ năng trong game
Những quyền năng của Công Lý Vương [Michael]
Những quyền năng của Công Lý Vương [Michael]
Thân là kĩ năng có quyền hạn cao nhất, Công Lí Vương [Michael] có thể chi phối toàn bộ những kẻ sở hữu kĩ năng tối thượng thuộc Thiên Sứ hệ