Trần Nguyên Trác

Trần Nguyên Trác
陳元晫
Hoàng tử Việt Nam
Thông tin chung
Sinh1319
Thăng Long
Mất1370
Thăng Long
Hậu duệ
Tên húy
Trần Nguyên Trác
Tước hiệuCung Tĩnh đại vương (恭靖大王)[1]
Triều đạiNhà Trần
Thân phụTrần Minh Tông
Thân mẫuTriều Môn Thứ phi (朝門次妃)[2]

Trần Nguyên Trác (tiếng Trung: 陳元晫; 1319 – 1370), là một tông thất hoàng gia Đại Việt thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Nguyên Trác là Hoàng thứ tử, con trai thứ hai của vua Trần Minh Tông, sinh vào mùa đông tháng 11 (âl) năm Kỷ Mùi (1319), sau anh cả Trần Vượng 7 tháng.[3]Lệ Thánh hoàng hậu khi đó chưa có con trai, nên cả Trần Vượng và Trần Nguyên Trác đều là con thứ.[4] Mẹ của Trần Nguyên Trác là Triều Môn Thứ phi, không rõ họ tên.[5][a]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 (âl) năm Mậu Thìn (1328), sau khi Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn (cha của Lệ Thánh Hoàng hậu) bị lật đổ, Trần Minh Tông mới lấy Trần Vượng làm Hoàng thái tử, cho ở Đông cung, cũng phong Trần Nguyên Trác tước Cung Tĩnh đại vương. Đến tháng 2 (âl) năm Kỷ Tỵ (1329) thì Trần Vượng được Minh Tông nhường ngôi, tức Trần Hiến Tông.[7]

Tháng 10 (âl) năm Mậu Dần (1338), khi tròn 20 tuổi, Cung Tĩnh vương được phép tham dự triều chính,[8] quan phong tới chức Thái úy.[9]

Tháng 8 (âl) năm Tân Tỵ (1341), Trần Hiến Tông băng hà, Thượng hoàng Minh Tông lấy con út thuộc dòng đích là Trần Hạo, khi ấy mới 6 tuổi, lên làm vua, tức Trần Dụ Tông.[10] Thứ phi cho rằng Nguyên Trác là Hoàng thứ tử đáng lẽ ra phải được lên ngôi vua, nên thành ra căm giận. Thứ phi mua một con cá bống, cho nuốt bùa chú trù yểm ba người con đẻ của Hiến Từ thái hậu (tức Lệ Thánh hoàng hậu) là Trần Dụ Tông, Cung Túc vương, công chúa Thiên Ninh, rồi thả vào giếng Nghiêm Quang thuộc Bắc cung.[11] Sau đó, một người lính canh bắt được con cá và phát hiện ra bùa chú, tâu lên Thượng hoàng. Thượng hoàng lo sợ, ra lệnh bắt hết cung nhân, bà mụ, thị tì ra để tra hỏi. Nhưng Thái hậu sợ có người bị oan, mới cho hỏi lính gác cổng, thì biết được việc này là do Thứ phi làm. Thượng hoàng định cho người tra xét nhưng Thái hậu lại xin tha cho.[12]

Tháng 6 (âl) năm Quý Tị (1353), Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác được thăng Tả tướng quốc[9] (Hữu tướng quốc là Cung Định vương Trần Phủ[13]).

Tháng 2 (âl) năm Đinh Dậu (1357), Thượng hoàng Minh Tông băng, vua Dụ Tông chính thức nắm quyền.[14] Tướng quân Trần Tông Hoắc đem sự việc cá bống tấu lên vua, khiến Cung Tĩnh vương suýt nữa bị tội. May nhờ Thái hậu tận lực cứu giúp mới được miễn.[11][12]

Tháng 5 (âl) năm Kỷ Dậu (1369), Trần Dụ Tông băng, con trai của Cung Túc vươngTrần Nhật Lễ lên ngôi vua. Tháng 8 (âl), Nhật Lễ lấy Trần Nguyên Trác làm Thượng tướng quốc, Thái tể.[12] Nhật Lễ định đổi sang họ Dương, lại cho người sát hại Hiến Từ thái hậu, khiến các tông thất thất vọng.[15]

Ngày 20 tháng 9 (âl) năm Canh Tuất (1370), Cung Tĩnh vương Nguyên Trác cùng con trai Trần Nguyên Tiết và hai con của công chúa Thiên Ninh dẫn người vào thành giết Nhật Lễ, nhưng lại để Nhật Lễ trốn thoát. Rạng sáng hôm sau, Nhật Lễ cho người bắt giữ rồi giết hại 18 người chủ mưu, bao gồm cha con Cung Tĩnh vương.[15]

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngô Sĩ Liên: Nhật Lễ tiếm ngôi trời, là người tôn thất nhà Trần lẽ nào lại có thể điềm nhiên ngồi nhìn để cho xã tắc dời sang họ khác? Lúc Nhật Lễ đang có tội giết thái hậu, tiếc rằng các đại thần tôn thất không biết kể tội và giết đi, mà mưu chước vụng về, lại bị nó giết hại. Đáng thương thay.[15]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Con trai: Trần Nguyên Tiết (陳元偰)[15]
  • Trần Nguyên Đĩnh .Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Bản trọn bộ in theo nội dung bản in Đại Việt sử ký toàn thư của Nhà xuất bản Khoa học và Xã hội năm 1971- 1972) Trang 525 có đoạn ghi rằng "... Con Thái tể Nguyên Trác là Nhân Tĩnh vương Nguyên Đĩnh làm Tư Đồ..."
  1. ^ Bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư của Viện Khoa học xã hội Việt Nam lại dịch rằng Thứ phi là con gái của Trần Nguyên Trác, tức vợ của Trần Dụ Tông.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngô Sĩ Liên (chủ biên), Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 6, Trần kỷ.
  2. ^ Ngô Sĩ Liên (chủ biên), Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 7, Trần kỷ.
  3. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 103
  4. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 113
  5. ^ Văn hóa Á Châu (1960), tr. 250
  6. ^ “Ngả mũ trước tài 'đối nhân xử thế' của Bà hoàng triều Trần”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 20 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 113–114
  8. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 126
  9. ^ a b Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 134
  10. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 127
  11. ^ a b “Âm mưu trù yểm chấn động hậu cung nhà Trần”. Tiền phong. 18 tháng 1 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ a b c Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 147–148
  13. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 133
  14. ^ Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 136
  15. ^ a b c d Hoàng Văn Lâu (1998), tr. 149
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sách Ổn định hay tự do
Sách Ổn định hay tự do
Ổn định hay tự do - Cuốn sách khích lệ, tiếp thêm cho bạn dũng khí chinh phục ước mơ, sống cuộc đời như mong muốn.
Chân Huyết-Thần Tổ Cainabel Overlord
Chân Huyết-Thần Tổ Cainabel Overlord
Cainabel hay còn biết tới là Huyết Thần (Chân Huyết) 1 trong số rất nhiều vị thần quyền lực của Yggdrasil và cũng là Trùm sự kiện (Weak Event Boss) trong Yggdrasil
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
Trong cuộc phỏng vấn với bà Sara Danius - thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy điển, bà nói về giải thưởng Nobel Văn học dành cho Kazuo
[Genshin Impact] Giới thiệu Albedo - Giả thuật sư thiên tài
[Genshin Impact] Giới thiệu Albedo - Giả thuật sư thiên tài
Chuyện kể rằng, một ngày nọ, khi đến Mondstadt, anh ấy nhanh chóng được nhận làm "Hội Trưởng Giả Kim Thuật Sĩ" kiêm đội trưởng tiểu đội điều tra