Hiệp ước Kanagawa

Hiệp ước Kanagawa
Bản in gỗ tiếng Nhật có Perry (giữa) và các sĩ quan cao cấp Hải quân Hoa Kỳ.
Tượng Matthew Perry tại Shimoda

Ngày 31 tháng 3 năm 1854, Hiệp ước Kanagawa 日米和親条約 (Nichibei Washin Jōyaku?) còn gọi là 神奈川条約 (Kanagawa Jōyaku?) được ký kết giữa Phó đề đốc Matthew C. Perry của Hải quân Hoa KỳĐế quốc Nhật Bản. Hiệp ước này buộc Nhật Bản phải mở hai hải cảng ShimodaHakodate cho thương thuyền Hoa Kỳ vào buôn bán. Sau 200 năm thực hiện chính sách Tỏa Quốc, Nhật Bản cuối cùng phải nhượng bộ cho thế lực thương mại nước ngoài.[1]

Perry lúc đầu không chịu thương lượng với quan lại Nhật Bản, chỉ muốn tiếp kiến trực tiếp với Thiên hoàng - đây là một đòi hỏi không được Nhật chấp nhận. Lúc bấy giờ Tướng quân Tokugawa Iesada được xem là có quyền hành cao nhất phải thay mặt Thiên hoàng truyền lệnh ký hiệp ước, sau đó Thiên hoàng bất đắc dĩ phải đóng ấn.[2]

Hiệp ước này làm một bước ngoặt lớn trong lịch sử Nhật Bản, mở đầu các cuộc phân tranh giữa các thế lực quyền chính và kết thúc khi Thiên hoàng Minh Trị khôi phục Hoàng quyền, chấm dứt thời đại của các Chinh di Đại tướng quân.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ *Perry, Matthew Calbraith. (1856). Narrative of the expedition of an American Squadron to the China Seas and Japan, 1856. Lưu trữ 2017-05-19 tại Wayback Machine
  2. ^ Cullen, Louis M. (2003). A History of Japan, 1582-1941: Internal and External Worlds, p. 173-185.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
So với các nước trong khu vực, mức sống ở Manila khá rẻ trừ tiền thuê nhà có hơi cao
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Thế giới ngày xưa khi chưa có Thần - hay còn gọi là “Thế giới cũ” - được thống trị bởi bảy vị đại vương đáng sợ