Hoplestigma

Hoplestigma
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Boraginales
Họ (familia)Cordiaceae
Chi (genus)Hoplestigma
Pierre, 1899
Các loài
2. Xem bài.

Hoplestigma là một chi thực vật có hoa từng được coi là chi duy nhất thuộc họ Hoplestigmataceae.[1] Tuy nhiên, nhiều nhà thực vật học không công nhận họ này mà đặt chi Hoplestigma vào họ Boraginaceae nghĩa rộng hoặc họ Cordiaceae (khi được coi là một phần của họ Boraginaceae nghĩa rộng). Hệ thống APG III (2009) chuyển chi này sang họ Boraginaceae nghĩa rộng[2]. Chi này có 2 loài. Cả hai đều là cây gỗ sinh sống ở Tây Phi[3].

Một nghiên cứu phấn hoa năm 1989 gợi ý rằng Hoplestigma có thể có quan hệ họ hàng với họ Ehretiaceae.[4] Trong so sánh các trình tự DNA của DNA lục lạp vào năm 2014, người ta thấy Hoplestigma tạo thành một nhánh được hỗ trợ mạnh với Coldenia và các chi thường xuyên được đặt trong họ Cordiaceae.[5] Các tác giả của nghiên cứu này khuyến cáo rằng HoplestigmaColdenia nên được gộp trong Cordiaceae.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên chi Hoplestigma có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp hople nghĩa là "móng chẻ đôi" và stigma nghĩa là "đầu nhụy hoa". Tên gọi khoa học này là để nói tới vòi nhụy chẻ đôi.[6]

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Vernon H. Heywood, Richard K. Brummitt, Ole Seberg & Alastair Culham. 2007. Flowering Plant Families of the World. Firefly Books: Ontario, Canada. ISBN 9781554072064.
  2. ^ Peter F. Stevens (2001 trở đi). Boraginaceae trong website của APG tại website của Vườn thực vật Missouri.
  3. ^ David J. Mabberley. 2008. Mabberley's Plant-Book. Nhà in Đại học Cambridge, Anh.
  4. ^ Joan W. Nowicke, James S. Miller. 1989. "Pollen morphology and the relationships of Hoplestigmataceae". Taxon 38(1):12-16.
  5. ^ Maximilian Weigend, Federico Luebert, Marc Gottschling, Thomas L.P. Couvreur, Hartmut H. Hilger & James S. Miller. 2014. "From capsules to nutlets — phylogenetic relationships in the Boraginales". Cladistics 30(5):508-518. doi:10.1111/cla.12061.
  6. ^ Umberto Quattrocchi. 2000. CRC World Dictionary of Plant Names volume II. CRC Press: Boca Raton; New York; Washington D.C., USA. London, UK. ISBN 9780849326769 (vol. II)..


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan