Huệ phi (Khang Hy)

Thanh Thánh Tổ Huệ phi
清聖祖惠妃
Khang Hi Đế phi
Thông tin chung
Mất7 tháng 4 năm 1732
An tángPhi viên tẩm của Cảnh lăng
Phu quânThanh Thánh Tổ
Khang Hi Hoàng đế
Hậu duệ
Thân phụTác Nhĩ Hòa

Huệ phi Na Lạp thị (chữ Hán: 惠妃那拉氏; ? - 7 tháng 4 năm 1732), Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, cũng gọi Nạp Lạt thị (纳喇氏), là một trong những phi tần đầu tiên của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất thân dòng họ Diệp Hách Na Lạp thị hiển hách thuộc Mãn Châu Chính Hoàng Kỳ, bà là con gái Chính ngũ phẩm Lang trung Sách Nhĩ Hòa (索爾和). Sách Nhĩ Hòa đương khi nhậm Thị lang bộ Lại kiêm thêm Tá lĩnh (佐领), thế tước truyền đời "Nhất đẳng Nam kiêm Nhất Vân kỵ úy" (一等男兼一云骑尉)[1].

Sách Vinh hiến lục (永宪录) cho rằng, Na Lạp thị cùng đương triều danh thần Nạp Lan Minh Châu là anh em, thực ra có chút nhầm lẫn. Vì cha của Minh Châu tên là Ngưu Lục ngạch chân Ni Nhã Cáp (雅哈率), con trai khác của Kim Đài Cát, nên xét tính ra thì Minh Châu cùng Tác Nhĩ Hòa là hai anh em họ cùng ông nội (Kim Đài Cát), và Na Lạp thị phải gọi Minh Châu bằng chú. Con trai của Minh Châu là Nạp Lan Tính Đức, cũng là một danh sĩ thời Khang Hi tại vị. Không rõ thời gian Na Lạp thị chính thức nhập cung.

Đại Thanh tần phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 9 (1670), Na Lạp thị sinh ra Hoàng tử Thừa Khánh (承庆), sang năm thì chết yểu. Năm Khang Hi thứ 11 (1672), Na Lạp thị lại tiếp tục hạ sinh Hoàng trưởng tử Dận Thì, là người con lớn nhất khi trưởng thành của Khang Hi Đế. Lúc này hậu cung nhà Thanh chưa có phân định rõ, hồ sơ đương thời không ghi lại bất kì tư liệu tấn phong nào trước khi Khang Hi Đế chế định ra hậu cung giai phẩm vào năm thứ 16.

Năm Khang Hi thứ 16 (1677), sách thăng Tần vị, phong hiệu Huệ tần (惠嬪)[2]. Theo cách Khang Hi Đế gửi thư cho 4 vị Phi, có lẽ Huệ tần cư ngụ Diên Hi cung (延禧宮)[3]. Trong cung, sau cái chết của Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu, Na Lạp thị gần như trở thành người đứng đầu. Suốt nhiều năm sau, bà cùng Khang Hi Đế lo việc nội đình, cũng thập phần tâm đắc, cùng trải qua 8 năm Loạn tam phiên căng thẳng.

Năm Khang Hi thứ 20 (1681), tháng 12, Khang Hi Đế đại phong hậu cung, lấy Đại học sĩ Lý Úy (李霨) càm Tiết, sách phong Huệ tần Na Lạp thị trở thành Huệ phi (惠妃)[4].

Sách văn viết:

Khi ấy, Na Lạp thị là người đứng đầu Tứ phi, trên: Nghi phi Quách Lạc La thị, Đức phi Ô Nhã thị và Vinh phi Mã Giai thị. Theo ý chỉ của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu, Huệ phi cùng Vinh phi giữ bổn phận chủ trì mọi việc trong nội đình. Do địa vị của mẹ, cũng như thân phận Trưởng tử, Dận Thì có ý tranh đoạt với Thái tử Dận Nhưng, đứa con do Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý thị sinh ra.

Khang Hi Đế giá băng, Huệ phi từng được Liêm Thân vương Dận Tự phụng dưỡng ở phủ đệ, do khi vừa được Lương phi sinh ra thì Khang Hi Đế đem Dận Tự cho Huệ phi nuôi dưỡng. Sau Dận Tự bị tội, Huệ phi lại trở về trong cung sống. Năm Ung Chính thứ 10 (1732), ngày 7 tháng 4, Huệ phi qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi, có lẽ khoảng trên dưới 70 tuổi. Tháng 9 năm đó, bà được nhập Cảnh lăng Phi viên tẩm.

Tương quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Ngao Bái bị diệt, Na Lạp thị gia tộc hưng thịnh. Tuy không rõ bà nhập cung khi nào, nhưng đều ghi sơ lược bà là Thứ phi, không rõ phong hiệu. Khi Khang Hi Đế phong Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị làm Kế Hậu, Na Lạp thị cùng Mã Giai thị ở trong cung phụ trợ Kế Hậu việc nội cung, là do đích thân Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu cho phép, địa vị không thể xem thường.

Theo suy đoán, Huệ phi đương thời rất có khả năng trú tại Diên Hi cung (延禧宮)[5], mà trong thư từ Khang Hi Đế gửi đến Diên Hi cung phi (延禧宮妃), Hoàng đế lệnh Diên Hi cung phi hỗ trợ cung cấp quần áo cho các Thường tại trẻ tuổi ở trong cung, như vậy có thể phán đoán ra Huệ phi địa vị trong cung căn bản là đủ tư cách chăm lo các phi tần thấp, nhìn ra được địa vị của bà không hề thấp. Đến đây phần nhiều cũng chỉ là suy đoán, nhưng Huệ phi có danh nghĩa là mẹ đẻ của Hoàng trưởng tử, cộng thêm tư lịch là một trong những tần phi vào cung sớm nhất của Khang Hi Đế, phán đoán này rất có cơ sở.

Năm Khang Hi thứ 47 (1708), Dận Thì bị hoạch tội, suýt nữa bị giết chết. Huệ phi Na Lạp thị dâng thư nói rằng Dận Thì từ nhỏ không hiếu thuận, Khang Hi Đế thuận nước đẩy thuyền, đưa Dận Thì đến chỗ mẫu thân mình bế môn tự trách, từ đó không phải chịu tội chết. Huệ phi đã tuyệt đỉnh thông minh, cứu lấy con mình mà cũng bảo toàn địa vị của mình không bị liên lụy như thế.

Tuy nhiên, chú trong tộc của Huệ phi là Nạp Lan Minh Châu từ năm 1688 đã bị Khang Hi Đế chán ghét, tuy được phục hồi quan chức nhưng về sau cũng dần không được trọng dụng. Khi xảy ra sự kiện Dận Thì, Minh Châu liên lụy, bị khám xét và ốm chết. Thế lực của gia tộc không còn, con trai bị hạch tội tranh chấp vị trí Thái tử, địa vị của Huệ phi lúc đó chỉ còn cố sống sót qua ngày.

Hậu cung bài tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ 《Khâm định đại thanh hội điển tắc lệ》cuốn 42, hậu phi bài vị trình tự ghi lại:[6]

Văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Diễn viên Tên nhân vật
2000 Khang Hi vương triều
(康熙王朝)
Cung Tuyết Hoa
宮雪花
Huệ phi
2005 Khang Hi bí sử
(康熙秘史)
Thạch Tiểu Quần
石小群
Nạp Lạt Huệ Nhi
(纳喇惠儿)
2011 Tử Cấm kinh lôi
(紫禁惊雷)
Vương Quân Hinh
王君馨
Nhan Ánh Tuyết
(颜映雪)
2016 Tịch mịch không đình xuân dục vãn
(寂寞空庭春欲晚)
Vương Nhược Tâm
王若心
Nạp Lan Huệ
(纳兰惠)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 弘昼.《八旗满洲氏族通谱》:辽海出版社,2002
  2. ^ 《清实录·清圣祖实录·卷之六十八》康熙十六年......八月......○丙寅。上御太和殿。遣大学士索额图、为正使。大学士李霨、为副使。持节授妃钮祜卢氏册宝。立为皇后......遣大学士觉罗勒德洪、持节授佟氏册宝。封为贵妃。遣尚书吴正治、侍郎额星格、杨正中、马喇、富鸿基、学士项景襄、李天馥等、持节授册封李氏为安嫔,王佳氏为敬嫔,董氏为端嫔,马佳氏为荣嫔,纳喇氏为惠嫔,郭罗洛氏为宜嫔,何舍里氏为僖嫔......
  3. ^ Chi tiết: 康熙帝三十五年曾给自己的后妃写过书信,他在书信中排列他的后妃的顺序为:延禧宫妃、翊坤宫妃、永和宫妃及钟粹宫妃。目前已知翊坤宫为宜妃居住宫殿,永和宫为德妃居住宫殿,翊坤宫和永和宫恰好对应在书信排列顺序的第二第三位。根据四妃的排位顺序“惠宜德荣”,惠妃居首,康熙帝又是个严格按照长幼、地位高低排位来书写的人,因此可以推断惠妃在康熙朝居延禧宫,荣妃为钟粹宫妃。(荣妃排位在四妃最末,而且康熙三十五年大阿哥和三阿哥都受到皇父的重视和宠爱,康熙帝当没有理由将四妃之首列在最末,反将排在最末的荣妃列于首位。但目前尚没有发现惠妃确定居于延禧宫的资料,因此是根据四妃排位顺序和康熙帝行文习惯来进行推测。)
  4. ^ 《清实录·清圣祖实录·卷之九十九》康熙二十年。辛酉。十二月......○命大学士勒德洪、持节进封贵妃佟氏、为皇贵妃......○命大学士李霨、持节进封惠嫔纳喇氏。为惠妃。册文曰、朕惟治本齐家、茂衍六宫之庆。职宜佐内、备资四德之贤。恪恭久效于闺闱。升序用光以纶綍。咨尔惠嫔纳喇氏。柔嘉成性。淑慎持躬。动谐珩佩之和、克娴于礼。敬凛夙宵之节、靡懈于勤。兹仰承太皇太后慈谕、以册印、进封尔为惠妃。尔其祗膺晋秩、副象服之有加。懋赞坤仪、迓鸿庥之方至。钦哉。尚书吴正治、持节进封宜嫔郭罗洛氏、为宜妃。册文同......
  5. ^ 康熙帝三十五年曾给自己的后妃写过书信,他在书信中排列他的后妃的顺序为:延禧宫妃、翊坤宫妃、永和宫妃及钟粹宫妃。目前已知翊坤宫为宜妃居住宫殿,永和宫为德妃居住宫殿,翊坤宫和永和宫恰好对应在书信排列顺序的第二第三位。根据四妃的排位顺序“惠宜德荣”,惠妃居首,康熙帝又是个严格按照长幼、地位高低排位来书写的人,因此可以推断惠妃在康熙朝居延禧宫,荣妃为钟粹宫妃。(荣妃排位在四妃最末,而且康熙三十五年大阿哥和三阿哥都受到皇父的重视和宠爱,康熙帝当没有理由将四妃之首列在最末,反将排在最末的荣妃列于首位。但目前尚没有发现惠妃确定居于延禧宫的资料,因此是根据四妃排位顺序和康熙帝行文习惯来进行推测。)
  6. ^ Năm Càn Long 29, Dận Đào biên soạn. Đài Loan thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1986.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Izumo the Reinoha - Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Izumo the Reinoha - Artery Gear: Fusion
Nhìn chung Izumo có năng lực sinh tồn cao, có thể tự buff ATK và xoá debuff trên bản thân, sát thương đơn mục tiêu tạo ra tương đối khủng
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Câu chuyện bắt đầu với việc anh sinh viên Raxkonikov, vì suy nghĩ rằng phải loại trừ những kẻ xấu
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
Phát triển bởi quân đội Mỹ nhưng tín hiệu GPS được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nigredo là một Magic Caster và nằm trong những NPC cấp cao đứng đầu danh sách của Nazarick