Dận Thì

Dận Thì
胤禔
Hoàng tử nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh(1672-03-12)12 tháng 3, 1672
Mất7 tháng 1, 1735(1735-01-07) (62 tuổi)
An tángPhía dưỡng Hoàng Hoa sơn, phía tây Thanh Đông lăng
Phối ngẫuxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Dận Thì
(愛新覺羅 胤禔)
Ái Tân Giác La Doãn Thì
(愛新覺羅 允禔)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụThanh Thánh Tổ Khang Hi Đế
Thân mẫuHuệ phi

Doãn Thì (tiếng Mãn: ᠶᡡᠨ ᡷᡳ, Möllendorff: Yūn Jy, Abkai: Yvn Jyʼ, chữ Hán: 允禔; 12 tháng 3 năm 1672 – 7 tháng 1 năm 1735), là hoàng trưởng tử tính trong số những người con sống tới tuổi trưởng thành của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Doãn Thì nguyên danh là Bảo Thanh (保清), sau đổi thành Dận Thì (chữ Mãn:ᡳᠨ ᡷᡳ, chữ Hán: 胤禔, bính âm: In Jy)[1] sinh vào giờ Ngọ ngày 14 tháng 2 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 11 (1672).[2][3] Sau khi 4 người con trai đầu tiên chết yểu, theo quy định không xếp thứ tự, ông được chỉ định là "Hoàng trưởng tử", là người con trai cả tính trong số những người con sống tới tuổi trưởng thành của Khang Hi Đế. Sinh mẫu của ông là Huệ phi, là một trong những phi tần đầu tiên của Khang Hi Đế.[4] Theo lệ, Hoàng tử lúc nhỏ sẽ được dưỡng ngoài cung nên ông được nuôi dưỡng ở phủ Nội vụ phủ Tổng quản Cát Lộc (噶禄), thúc bá của Thành phi. Năm Khang Hi thứ 29 (1690), Khang Hi Đế mệnh ông làm phó tướng cho Dụ Thân vương Phúc Toàn cùng chống cự Mông Cổ Cát Nhĩ Đan, nhưng vì hai người không chịu phối hợp mà ông bị gọi trở về. Năm thứ 35 (1696), ông lại theo Khang Hi Đế thân chinh đánh Cát Nhĩ Đan.[5][6] Năm thứ 37 (1698), ông được phong Trực Quận vương (直郡王).[7] Năm thứ 47 (1708), vì hành vi ở tái ngoại, Khang Hi Đế phế ngôi vị Thái tử của Dận Nhưng (胤礽). Khang Hi Đế đã lệnh ông giám sát Dận Nhưng, suốt quãng đường từ tái ngoại về Kinh đều do ông trông chừng. 

Đoạt đích

[sửa | sửa mã nguồn]

Dận Thì một lòng muốn đoạt đích kế thừa đại thống, ông tỉ mỉ chú ý thái độ của Khang Hi Đế đối với Hoàng Thái tử Dận Nhưng. Bắt đầu từ năm Khang Hi thứ 29 (1690) đến năm thứ 47 (1708), gần 20 năm trở lại, giữa Khang Hi Đế và Dận Nhưng phát sinh rất nhiều sự kiện dẫn đến quan hệ thay đổi. Cho đến khi sự kiện phế Thái tử lần đầu tiên xảy ra, ông cho rằng cơ hội cùng thời cơ để ông giành được Trữ vị đã đến. Dận Thì có rất nhiều lợi thế trong việc tranh đoạt trữ vị: vị trí Trưởng tử, Đại học sĩ Nạp Lan Minh Châu là thúc tổ của ông, ông lại được Khang Hi Đế rất sủng ái. Vì có thể đoạt đích thành công, ông đã bỏ ra rất nhiều công sức. Ông cho rằng Khang Hi Đế lập đích bất thành ắt phải lập trưởng. Nhưng Khang Hi Đế đã phát hiện ra dã tâm của ông. Năm thứ 47 (1708), ngày 4 tháng 9, sau khi tuyên bố giam giữ Dận Nhưng, Khang Hi Đế tuyên dụ:

Dận Thì chỉ nhìn được cái lợi trước mắt, lại khuyên Khang Hi Đế xử tử Dận Nhưng, nói rằng: "Hôm nay (ta) muốn giết Dận Nhưng, không cần đợi Hoàng phụ ra tay" ,[8] Khang Hi Đế nghe được cực kì sửng sốt, ý thức được Dận Thì vì mưu đoạt trữ vị đã muốn giết Dận Nhưng, nếu thực hiện được thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Khang Hi Đế lần nữa phê bình Dận Thì:

Biết bản thân mình khó lòng tranh đoạt trữ vị, ông liền muốn đề cử Dận Tự, người có quan hệ mật thiết với mình nhất (thuở nhỏ Dận Tự do sinh mẫu của ông là Huệ phi nuôi dưỡng). Ông lợi dụng việc Trương Minh Đức xem tướng, vì Dận Tự chế tạo dư luận, nói rằng: "Tương diện nhân Trương Minh Đức tằng tương Dận Tự, hậu tất đại quý".[9] Khang Hi Đế phái người truy xét, không chỉ tra ra sự tình xem tướng còn tra ra việc ông từng muốn mưu sát Hoàng Thái tử. Tư liệu nguyên văn ghi chép:

Về sau, Hoàng tam tử Dận Chỉ tố giác ông cùng với một Vu thuật sư (Mông Cổ Lạt ma Ba Hán Cách Long) đi lại rất thân thiết, sau khi điều tra phát hiện ông sử dụng tà thuật hãm hại Dận Nhưng, âm mưu ám hại huynh đệ, còn có vật chứng. Mẹ ông là Huệ phi tuyệt vọng, tấu xưng với Khang Hi Đế rằng Dận Thì bất hiếu, xin Khang Hi xử trí. Khang Hi Đế tức giận, nhưng không nỡ giết nhi tử thân sinh, lệnh tước bỏ hết phong hiệu của ông (1708) và giam lỏng ông ngay tại phủ đệ, trông coi chặt chẽ.[10] Năm thứ 48 (1709), tháng 4, lúc đang Tuần du Tái ngoại, Khang Hi Đế hạ xuống một đạo dụ chỉ:

Vương đại thần vội vàng thương nghị, quyết định phái 8 Hộ quân Tham lĩnh, 8 Hộ quân giáo, 18 Hộ quân của Bát kỳ vào phủ Dận Thì canh giữ. Khang Hi Đế vẫn chưa yên tâm, lại phái thêm Bối lặc Duyên Thọ (延寿), Bối tử Tô Nỗ (苏努), Công Ngạc Phi (公鄂飞), Đô thống Tân Thái (辛泰), Hộ quân Thống lĩnh Đồ Nhĩ Hải (图尔海), Trần Thái (陈泰) cùng 11 Chương kinh của Bát kỳ luân phiên theo dõi, còn dặn dò những quan viên này: "Nếu người nào bỏ rơi nhiệm vụ, gặp phải chính là tai ương diệt cửu tộc".[10] Sau khi Ung Chính Đế lên ngôi đã đổi tên ông thành Doãn Thì để tránh kỵ huý. Năm Ung Chính thứ 12 (1735) [11], giờ Mão ngày 1 tháng 11 (âm lịch), ông qua đời, hưởng thọ 64 tuổi và được táng theo nghi lễ dành cho Bối tử.[12] Ung Chính Đế đã từng đánh giá về Dận Thì:[13]

"大阿哥残暴横肆, 暗行镇魇, 冀夺储位.

.

Đại a ca tàn bạo hoành tứ, ám hành trấn yểm, ký đoạt trữ vị"

Những lần xuất cung

[sửa | sửa mã nguồn]
Những lần Dận Thì theo Khang Hi xuất cung
Năm Tháng Mục đích Người đồng hành
1683 6 Nghỉ mát Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu, Dận Nhưng, Dận Chỉ
1685 Tuần du Tái ngoại Dận Nhưng
1686 Tuần du Tái ngoại Dận Nhưng, Dận Chỉ, Dận Chân
1687 8 Tuần du Tái ngoại Dận Nhưng, Dận Chỉ, Dận Chân, Dận Kì, Dận Hựu, Dận Tự
1692 2 Tuần du ngoại ô Dận Nhưng, Dận Chân
10 Yết lăng Dận Nhưng, Dận Chỉ, Dận Chân
1693 2 Tuần du ngoại ô Dận Nhưng, Dận Chỉ, Dận Chân, Dận Kì, Dận Hựu, Dận Tự
8 Tuần du Tái ngoại Dận Nhưng, Dận Chỉ, Dận Chân, Dận Kì, Dận Hựu, Dận Tự
1701 2 Tuần du ngoại ô Dận Nhưng, Dận Chân, Dận Tường
5 Tuần du Tái ngoại Dận Nhưng, Dận Chỉ, Dận Chân, Dận Kì, Dận Hựu, Dận Tự, Dận Tường, Dận Trinh, Dận Vu, Dận Lộc
1702 6 Nghỉ mát Tái ngoại Hiếu Trang Thái Hoàng Thái hậu, Dận Nhưng, Dận Chân, Dận Tường, Dận Trinh, Dận Lộc
1703 5 Tuần du Tái ngoại Dận Nhưng, Dận Tường, Dận Trinh, Dận Vu, Dận Lộc
1704 6 Tuần du Tái ngoại Dận Nhưng, Dận Tự, Dận Tường, Dận Trinh, Dận Vu, Dận Lộc
1705 5 Tuần du Tái ngoại Dận Nhưng, Dận Tường, Dận Vu, Dận Lộc, Dận Lễ
1706 2 Tuần du ngoại ô Dận Nhưng, Dận Chân, Dận Đường, Dận Tường
5 Tuần du Tái ngoại Dận Nhưng, Dận Tường, Dận Vu, Dận Lộc
Yết lăng Dận Nhưng, Dận Tường
1707 1 Nam tuần Dận Nhưng, Dận Tường, Dận Vu, Dận Lộc
6 Tuần du Tái ngoại Dận Nhưng, Dận Tường, Dận Vu, Dận Lộc, Dận Lễ, Dận Giới
1708 2 Tuần du ngoại ô Dận Nhưng, Dận Tường, Dận Vu, Dận Lộc, Dận Giới
5 Tuần du Tái ngoại Dận Nhưng, Dận Tường, Dận Trinh, Dận Vu, Dận Lộc, Dận Lễ, Dận Giới

Mộ phần bị phá hủy

[sửa | sửa mã nguồn]

Viên tẩm của Dận Thì nằm ở bên dưới Hoàng Hoa Sơn, phía Tây của Thanh Đông lăng, là viên tẩm thứ 5 bên trái (5 tòa lăng tẩm lần lượt viên tẩm của Vinh Thân vương, Lý Mật Thân vương Dận Nhưng, Dụ Hiến Thân vương Phúc Toàn, Thuần Tĩnh Thân vương Long Hi và Trực Quận vương Dận Thì). Vì Dận Thì dùng lễ Bối tử mà hạ táng nên quy chế của viên tẩm này thấp nhất trong 5 tòa lăng tẩm, không sử dụng ngói lưu ly mà chỉ dùng ngói bố. Bởi vì khuyết thiếu tài liệu, kiến trúc trên mặt đến cũng không còn gì, vì vậy quy chế của Viên tẩm này đến nay vẫn chưa rõ.

Ngày 28 tháng 6 năm 1979, nhà nghiên cứu Từ Quảng Nguyên (徐广源) đã cùng cộng sự của mình là hai vị tiên sinh Vu Thiện Phổ và Đỗ Thanh Lâm đã đi xe đạp đến Hoàng Hoa Sơn để khảo sát Vương gia Viên tẩm. May mắn là, cả ba đã được chứng kiến phần kiến trúc duy nhất còn sót lại khi ấy là Bảo đính của Trực Quận vương Dận Thì. Tòa Bảo đính ấy là dùng vôi vữa đắp nên, cực kỳ đồ sộ. Nguyệt đài bên dưới Bảo đính đã bị phá hủy. Cả ba lúc đó đã chụp vài bức ảnh làm kỷ niệm.[14]

Ngày 17 tháng 11 năm sau, nhà nghiên cứu Từ Quảng Nguyên lại một lần nữa cùng Vu Thiện Phổ, Cao Phúc Trụ và Công trình sư của Cục văn vật quốc gia Trung Quốc là Trương A Tường đi xe đạp đến Hoàng Hoa Sơn khảo sát Vương gia Viên tẩm. Lúc đến Trực Quận vương Viên tẩm, thì thấy hơn 10 người dân địa phương đang dở bỏ Trực quận vương Địa cung. Tòa bảo đính năm trước cũng đã không còn thấy nữa. Địa cung bị đào thành một cái hố to, cửa đá khổng lồ hai đầu cũng bị hủy, chỉ còn lại đỉnh vòm đá. Khi ba người thấy được sự việc liền cấp tốc báo cho Sở bảo quản văn vật Thanh Đông lăng. Công trình sư Trương A Tường cũng cấp tốc báo cáo tình huống nghiêm trọng này cho Cục văn vật Quốc gia.

Không lâu sau, Sở bảo quản văn vật Thanh Đông lăng nhận được một phần tài liệu từ Bộ phần Văn vật của Kế huyện, bên trên nói về việc làm sao xử lý tình huống Trực Quận vương Viên tẩm bị phá hủy. Thì ra lúc Cục văn vật Quốc gia nhận được báo cáo của Trương A Tường đã lập tức gọi điện thoại cho Bộ phận Văn vật của thành phố Thiên Tân, thành phố Thiên Tân lại gọi điện thoại cho Kế huyện. Sau khi Kế huyện nhận được điện thoại lập tức phái người đến hiện trường thì nơi đó mọi chuyện đã xong xuôi hết rồi.[15]

Hiện nay, Viên tẩm của Dận Thì không còn gì cả, khắp nơi đều là ruộng.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyên phối: Y Nhĩ Căn Giác La thị (伊爾根覺羅氏), con gái của Thượng Thư Khoa Nhĩ Khôn (科爾坤), tằng tôn nữ của Mục Kỳ Nạp Cát Cáp (穆奇纳噶哈).
  • Kế thất: Trương Giai thị (張佳氏), con gái của Tổng binh quan Trương Hạo Thượng (張浩尚).
  • Thứ thiếp:
    • Ngô Nhã thị (吳雅氏), con gái của Lang trung Ba Kỳ Nạp (巴奇納)
    • Quan thị (關氏), con gái của Ma Sắc (麻色)
    • Tiền thị (錢氏), không rõ xuất thân.
    • Nguyễn thị (阮氏), con gái của Nhã Đồ (雅圖)
    • Quách thị (郭氏), con gái của Quách Vĩnh (郭永)
    • Tấn thị (晉氏), con gái của Đạt Sắc (達色)
    • Phạm thị (范氏), con gái của Nhị Cách (二格)
    • Vương thị (王氏), con gái của Vương Trung (王忠)
    • Cao thị (高氏), con gái của Cao Đăng Khoa (高登科)
    • Lý thị (李氏), con gái của Lý Hạo Sơn (李浩山)
    • Triều thị (晁氏), không rõ xuất thân.

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
Phả hệ Trực Quận vương phủ

Dĩ cách Trực Quận vương
Bối tử
Dận Thì
1672–1698–1708–1735
Phụng ân Trấn quốc công
Hoằng Phưởng (弘昉)
1704–1735–1772
Phụng ân Tướng quân
Hoằng Thưởng (弘晌)
1718–1773–1781
Dĩ cách
Phụng ân Phụ quốc công
Vĩnh Dương (永揚)
1747–1773–1777
Vĩnh Thác (永𤣯)
1727–1780
Vĩnh Tồn (永𤣳)
1725–1760
Vĩnh Phàm (永㺸)
1723–1771
Phụng ân Tướng quân
Vĩnh Đa (永多)
1740–1781–1809
Miên Bỉ (綿比)
1762–1824
Miên Hạo (綿灝)
1747-1807
Miên Dong (綿蓉)
1752–1804
Miên Lượng (綿亮)
1750–1774
Miên Tuyên (綿亘)
1761–1803
Miên Khang (綿康)
1796–1845
Dịch Giang (奕江)
1793–1872
Dịch Quý (奕貴)
1768–1799
Dịch Tỷ (奕璽)
1777–1836
Phụng ân Tướng quân
Dịch Chương (奕章)
1796–1809–1848–1850
Dịch Chiêm
1839–1885
Tái Chấn (載振)
1824–1856
Tái Mưu (載謀)
1795–1854
Tái Mã (載禡)
1813–1841
Bối lặc
Tái Chú (載澍)
1870–1878–1897–?
Thừa tự Quận vương Dịch Huệ
Phổ Giai (溥佳)
1845–1876
Phổ Kỳ (溥麒)
1825–1878
Phổ Lân (溥麟)
1822–1895
Phụng ân Tướng quân
Phổ Thụy (溥瑞)
1828–1848–1862
Dục Bảo (毓葆)
1874–?
Phụng ân Tướng quân
Dục Anh (毓英)
1870–1889–1915
Phụng ân Tướng quân
Dục Thuyên (毓荃)
1871–1862–1889
Phụng ân Tướng quân
Hằng Nguyên (恆元)
1911–1917–?

# Tước hiệu Phiên âm Chữ Hán Sinh Mất Sinh mẫu Ghi chú
1 Hoằng Dục 弘昱 1696 1718 Y Nhĩ Căn Giác La thị Đích thê họ Hách Xá Lý, con gái của Hách Ni (赫呢)
2 Phụng ân Trấn quốc công Hoằng Phưởng 弘昉 1704 1772 Vương thị Có 9 con trai
3 Hoằng Vĩ 弘暐 1705 1710 Trương Giai thị Chết yểu
4 Hoằng Diệu 弘曜 1707 1710
5 1709 1711 Quan thị
6 Nhị đẳng Thị vệ Hoằng Hàm 弘晗 1709 1755 Tiền thị Có 2 con trai
7 Tam đẳng Thị vệ Hoằng Chước 弘旳 1709 1741 Nguyễn thị Có 7 con trai
8 1710 1711 Trương Giai thị
9 1715 1720 Quách thị
10 1716 1720 Ngô Nhã thị
11 1716 1719 Tấn thị
12 Phụng ân Tướng quân Hoằng Thưởng 弘晌 1718 1781 Cao thị Có 7 con trai
13 Tam đẳng Thị vệ Hoằng Đồng 弘晍 1723 1760 Trương Giai thị Có 4 con trai
14 Hoằng Minh 弘明 1732 1806 Có 1 con trai
15 Hoằng Đồn 弘旽 1732 1805 Có 6 con trai
# Tước hiệu Sinh Mất Sinh mẫu Ghi chú
1 1688 1711 Y Nhĩ Căn Giác La thị Kết hôn với Thai cát Đa Nhĩ Tể Sắc Lăng (多尔济色棱) của Khoa Nhĩ Thấm bộ
2 Huyện chúa 1691 1718 Năm 1707 kết hôn với Lý Thục Ngao (李淑鰲).
3 Huyện quân 1693 1725 Năm 1704 kết hôn với Lạt Bố Thản (喇布坦) họ Khách Thải thị.
4 Huyện quân 1694 1713 Năm 1710 kết hôn với Nhất đẳng nam Tôn Thừa Ân (孙承恩), cháu ngoại của Cố Luân Ngao Hán Công chúa và là con trai của danh tướng Tôn Tư Khắc.
5 Huyện quân 1703 1768 Ngô Nhã thị Năm 1722 kết hôn với Thai cát Tắc Lăng Nạp Mặc Trát Nhĩ (塞楞纳穆扎尔) của Khoa Nhĩ Thấm bộ, con trai của Cung Cần Bối lặc Ban Đệ và Cố Luân Thuần Hi Công chúa.
6 1710 1715 Lý thị Mất sớm
7 1710 1729 Triều thị Năm 1734 kết hôn với Thai Cát Lạp Tích (拉锡), họ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc, người Ngao Hán bộ.
8 Huyện quân 1712 1778 Trương Giai thị Năm 1733 kết hôn với La Bặc Tàng Đôn Đa Bặc (罗卜藏敦多卜), họ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc, người Khoa Nhĩ Thấm bộ.
9 Huyện quân 1715 1750 Quách thị Năm 1734 kết hôn với Cát Nhĩ Đệ (吉尔第), họ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc, người Khoa Nhĩ Thấm bộ.
10 Huyện quân 1717 1756 Năm 1733 kết hôn với Uông Trát Nhĩ (汪扎尔), họ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc, người Ngao Hán bộ.
11 1721 1722 Chết yểu
12 1723 1724
13 Quận chúa 1724 1793 Tấn thị Từ năm 1737 được Càn Long Đế nuôi dưỡng trong cung. Đính hôn với Khách Lạt Thấm Bối lặc Tăng Cổn Trát Bố (僧袞扎布) của Khoa Nhĩ Thấm bộ, chưa thành hôn thì Tăng Cổn Trát Bố mất, Quận chúa thủ tiết cả đời. Trước đó, Tăng Cổn Trát Bố từng lần lượt cưới con gái của Dận TrinhHoằng Tích.
14 Huyện quân 1725 1751 Quách thị Năm 1746 kết hôn với Cát Lạt Lý Thế (吉喇里达), họ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc, người Khoa Nhĩ Thấm bộ.

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tác phẩm Diễn viên
1988 Mãn Thanh thập tam hoàng triều

(满清十三皇朝)

Đàm Vinh Kiệt

(谭荣杰)

1995 Cửu vương đoạt vị

(九王夺位)

Hoàng Duẫn Tài

(黄允材)

1997 Giang hồ kỳ hiệp truyện

(江湖奇侠传)

Trương Hồng Anh

(张洪英)

1999 Ung Chính vương triều

(雍正王朝)

Trương Ngạn Xuân

(张彦春

2001 Khang Hi vương triều

(康熙王朝)

Cao Điền Hạo

(高田昊)

2003 Hoàng Thái tử bí sử

(皇太子秘史)

Trần Chi Huy

(陈之辉)

2011 Bộ bộ kinh tâm Dương Hiểu Ba

(杨晓波)

2012 Thâm cung điệp ảnh

(深宫谍影)

Ngô Vũ Phong

(吴雨枫)

2017 Hoa Lạc Cung Đình Thác Lưu Niên

(花落宫廷错流年)

Hình Thành

(邢城)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. 219, Chú thích tập 1, Quyển 7
  2. ^ Tôn Tiến Kỷ (2008), tr. 928, Thiên 2, Quyển 1, Kỳ 20:「為聖祖仁皇帝玄燁與惠妃納喇氏所生,按照封建禮法稱為庶出。在成年諸子中他年齡最大,生於康熙十一年壬子二月十四日午時,死於雍正十二年甲寅十一月初一日卯刻。依固山貝子品級治喪。康熙三十七年三月封為直郡王。允提深受康熙寵愛。」
  3. ^ Vương Tư Trì (1995), tr. 54, Quyển 1, Thiên 5 đổi thành 12 tháng 4 năm 1672, do tính sót tháng nhuận, đáng lẽ ra phải là 12 tháng 3 năm 1672.
  4. ^ Ngọc điệp, tr. 1186, Quyển 3, Bính 3
  5. ^ Hummel Arthur W (1943), tr. 753–754, Quyển 1
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), Quyển 173
  7. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), Quyển 187
  8. ^ Nguyên văn: 今欲诛胤礽, 不必出自皇父之手
  9. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 220, Liệt truyện 7: 四十七年九月, 皇太子允礽既废, 允禔奏曰: "允礽所行卑污, 失人心. 术士张明德尝相允禩必大贵. 如诛允礽, 不必出皇父手." 上怒, 诏斥允禔凶顽愚昧, 并戒诸皇子勿纵属下人生事
  10. ^ a b Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 220, Liệt truyện 7: 允禔用喇嘛巴汉格隆魇术魇废太子, 事发, 上命监守. 寻夺爵, 幽於第. 四月, 上将巡塞外, 谕: "允禔镇魇皇太子及诸皇子, 不念父母兄弟, 事无顾忌. 万一祸发, 朕在塞外, 三日後始闻, 何由制止?" 下诸王大臣议, 於八旗遣护军参领八, 护军校八, 护军八十, 仍於允禔府中监守. 上复遣贝勒延寿, 贝子苏努, 公鄂飞, 都统辛泰, 护军统领图尔海, 陈泰, 并八旗章京十七人, 更番监守, 仍严谕疏忽当族诛.
  11. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Chú thích tập 10
  12. ^ “Số 701007937”. Thanh sử quán Truyện cảo. Đài Bắc: Viện bảo tàng Cố cung Quốc gia.
  13. ^ 《大义觉迷录》
  14. ^ Từ Quảng Nguyên (25 tháng 5 năm 2014). “Hình ảnh ba nhà nghiên cứu và Bảo đính của Dận Thì”.
  15. ^ Từ Quảng Nguyên. “Bảo đính của Dận Thì–Hoàng trưởng tử của Khang Hi–bị phá hủy”.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Bài test Innate personality được tạo ra bởi viện triển lãm và thiết kế Đài Loan đang trở thành tâm điểm thu hút giới trẻ Châu Á, Hoa Kỳ và cả Châu Âu
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Nàng như một khối Rubik, nhưng không phải do nàng đổi màu trước mỗi đối tượng mà do sắc phản của nàng khác biệt trong mắt đối tượng kia
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Đây là kết thúc trong truyện nhoa mọi người
One Piece 1095: Một thế giới thà chết còn hơn sống
One Piece 1095: Một thế giới thà chết còn hơn sống
Chương bắt đầu với cảnh các Phó Đô Đốc chạy đến để giúp Thánh Saturn, nhưng Saturn ra lệnh cho họ cứ đứng yên đó