Thuận Ý Mật phi

Thanh Thánh Tổ Mật phi
清聖祖密妃
Khang Hi Đế phi
Thông tin chung
Sinhkhoảng năm 1660
Tô Châu, Đại Thanh
Mất16 tháng 10, năm 1744
Ninh Thọ cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An tángPhi viên tẩm, Thanh Cảnh lăng
Phu quânThanh Thánh Tổ
Khang Hi Hoàng đế
Hậu duệ
Tôn hiệu
Thuận Ý Mật phi (順懿密妃)
Tước hiệu[Mật tần; 密嫔]
[Mật phi; 密妃]
[Thuận Ý Mật phi; 顺懿密妃]

Thuận Ý Mật phi (chữ Hán: 顺懿密妃; Thập niên 1660 - 16 tháng 10 năm 1744), Vương thị (王氏), là một phi tần của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuận Ý Mật phi Vương thị sinh vào khoảng thập niên 1660. Xuất thân của bà có nhiều điểm gây tranh cãi, phân biệt giữa xuất thân người Hán dân thường hay là con nhà quan lại Bao y thuộc Nội vụ phủ. Vì theo chế độ nhà Thanh, người Hán thường dân rất ít khi được tuyển chọn vào cung làm Tần phi. Căn cứ theo Thánh giá Nam tuần huệ ái lục (聖駕南巡惠愛錄), Vương thị là người gốc Tô Châu, phụ thân là Chính bát phẩm Quản lãnh Vương Quốc Chinh (王國正), một tước quan nhỏ trị ở Tô Châu. Thân mẫu của Mật phi là Hoàng thị (黃氏), cũng là người Hán, mất vào trưa ngày 14 tháng 7 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 48 (1709) do bệnh kiết lỵ[1].

Bên cạnh đó, dựa theo đề thơ mà Hà Nam học chính Thang Thạch Trứ (汤右著) gửi cho Tô Châu chức tạo Lý Húc (李煦), ghi lại "trong nhà Lý Húc có người được đưa vào cung", kèm theo việc mẹ của Vương thị qua đời thì Lý Húc viết tấu biểu cho Hoàng đế biết, chứng tỏ Vương thị có quan hệ qua lại với nhà Lý Húc. Có cách nói, Vương thị là lấy thân phận Bao y từ nhà đích mẫu của Lý Húc mà vào cung[1]. Theo ước đoán, Vương thị tiến cung vào những năm Khang Hi thứ 20 (khoảng từ năm 1680 đến năm 1690), địa vị cỡ Thứ phi. Thời Khang Hi, Cung nhân trong hậu cung rất nhiều, dù là tần phi, song vẫn không định được phong hiệu chính thức. Nhưng dựa theo cách gọi [Vương tần; 王嫔] của biểu tấu, chứng tỏ Vương thị đã sớm có đãi ngộ bậc Tần.

Đại Thanh tần phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 32 (1693), ngày 28 tháng 11 (âm lịch), Vương thị hạ sinh Hoàng thập ngũ tử Dận Vu. Do sinh mẫu có phân vị không cao nên Dận Vu được giao cho Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu - tức Đức phi Ô Nhã thị nuôi dưỡng. Năm 8 tuổi, Dận Vu đã được theo Khang Hi Đế tuần du biên cương và hộ tống Nam tuần (1707), chứng tỏ mức độ tín nhiệm của Khang Hi Đế đối với vị Hoàng tử này. Năm thứ 34 (1695), ngày 18 tháng 6 (âm lịch), bà lại tiếp tục sinh hạ Hoàng thập lục tử Dận Lộc. Những năm cuối thời Khang Hi, Hoàng đế mệnh Dận Lộc chưởng quản Nội vụ phủ.

Năm Khang Hi thứ 40 (1701), ngày 8 tháng 4 (âm lịch), Vương thị hạ sinh Hoàng thập bát tử Dận Giới, một trong những Hoàng tử được Khang Hi Đế thương yêu nhất. Vào năm thứ 47 (1708), Khang Hi đế đi du hành ở phía Bắc Trường Thành, vì vốn rất yêu mến Dận Giới nên ông đã mang Dận Giới đi theo. Tuy nhiên, vùng biên giới phía Bắc không giống như những căn phòng được sưởi ấm ở trong cung, nên trên đường đi, Dận Giới đã nhiễm gió lạnh rồi bệnh rất nặng. Trong suốt thời gian Dận Giới bị bệnh, Khang Hi Đế ngày đêm ở cạnh, còn thường xuyên ôm Dận Giới vào lòng sưởi ấm. Tuy nhiên, cuối cùng vị Hoàng tử bất hạnh này vẫn không thể qua khỏi. Thi hài của Dận Giới được mai táng tại Phi viên tẩm trong Thanh Cảnh lăng. Đây cũng là vị Hoàng tử duy nhất được tuỳ táng trong Hoàng lăng của một Hoàng đế (đại đa số là táng ở chỗ khác gần đó).

Năm Khang Hi thứ 57 (1718), tháng 4, Khang Hi Đế nói truyền chỉ dụ với Lễ bộ, muốn sắc phong 6 vị trong hậu cung, tuổi 40 tuổi đến 60 tuổi, sinh dục hoàng tự. Thứ phi Vương thị cũng được liệt vào hàng tấn phong[2]. Cùng năm đại phong hậu cung, Hòa tần Qua Nhĩ Giai thị tấn phong Hòa phi, Thứ phi Bát Nhĩ Tế Cẩm thị làm Tuyên phi, Thành tần Đới Giai thị phong Thành phi, Thứ phi Trần thị phong Cần tần, Thứ phi Vạn Lưu Ha thị làm Định tần. Còn Thứ phi Vương thị chiếu tấn làm Mật tần (密嫔). Sách văn viết:

Thời kỳ góa phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ung Chính thứ 4 (1726), Mật tần Vương thị được tấn phong làm Mật phi (密妃), xưng làm Hoàng khảo Mật phi (皇考密妃)[3]. Đến khi Càn Long Đế vừa lên ngôi, năm đầu tiên (1736), Hoàng đế đã quyết dụ tôn Hoàng quý phi Đông thị, Quý phi Qua Nhĩ Giai thị, Thuần Dụ Cần phi cùng Mật phi Vương thị, đương thời xưng [Tứ Thái phi; 四太妃]. Quyết định gia thêm hai chữ Thuận Ý (顺懿) vào trong huy hiệu, toàn xưng Hoàng tổ Thuận Ý Mật Thái phi (皇祖順懿密太妃)[4]. Tháng 11 (âm lịch) cùng năm, tuyên sách chính thức cho Thuận Ý Mật phi, lễ làm ở Ninh Thọ cung, do Càn Long Đế đích thân ngự Thái Hòa điện duyệt sách bảo.[5]

Sau khi Ung Chính lên ngôi, các Thái phi có con như Huệ phi, Nghi phi, Vinh phiĐịnh phi đều xuất cung đoàn tụ với con cháu, an hưởng tuổi già, riêng chỉ có Mật phi cùng Thuần Dụ Cần phi - mẹ của Dận Lễ, vẫn trú trong Ninh Thọ cung cùng với các vị Thái phi không con khác. Hàng năm vào những dịp được Hoàng đế cho phép, bà sẽ xuất cung đến sống tại phủ của con trai một thời gian.

Dưới thời Càn Long, hai Thân vương là Dận Lộc, Dận Lễ cũng từng dâng tấu xin Hoàng đế cho phép đón Cần phi cùng Mật phi về phủ phụng dưỡng như lệ thường. Tháng 12 (âm lịch) năm Càn Long thứ 13 (1748), Càn Long hồi đáp:

Năm Càn Long thứ 9 (1744), ngày 18 tháng 10 (âm lịch), Thuận Ý Mật phi Vương thị qua đời tại Ninh Thọ cung, thọ khoảng 70 tuổi. Ngày 19 tháng ấy, kim quan của Mật phi khâm liệm, có Trang Thân vương cùng Phúc tấn, Du Quận vương cùng Phúc tấn mặc tang phục. Nghi lễ cử hành, đều chiếu theo tang lễ của Thành phi Đới Giai thị mà xử lý. Bà được an táng trong Phi viên tẩm của Thanh Cảnh lăng, ngay gần mộ phần của Hoàng thập bát tử Dận Giới. Đây là một chi tiết hết sức kì lạ vì thông thường, phi tần có tước vị cao nhất (tức Ôn Hi Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị) phải được an táng tại vị trí trung tâm của Phi viên tẩm. Nhưng vị trí đó lại thuộc về Thuận Ý Mật phi, vẫn là một bí ẩn khó giải thích[6].

Hậu cung bài tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ 《Khâm định đại thanh hội điển tắc lệ》cuốn 42, hậu phi bài vị trình tự ghi lại:

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Hoàng thập ngũ tử Dận Vu (胤禑; 24 tháng 12 năm 1693 - 8 tháng 3 năm 1731), được giao cho Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu nuôi dưỡng. Năm Ung Chính thứ 4 (1726), ông được phong Bối lặc (貝勒), mệnh trông coi Cảnh lăng của Khang Hi Đế. Năm thứ 8 (1730), tháng 2, tấn thăng Du Quận vương (愉郡王). Sau khi qua đời, thụy là Du Khác Quận vương (愉恪郡王).
  2. Hoàng thập lục tử Dận Lộc (胤祿; 28 tháng 7 năm 169520 tháng 3 năm 1767), được cho làm con thừa tự của Trang Tĩnh Thân vương Bác Quả Đạc (博果鐸; 1650 – 1723), trưởng tử của Thừa Trạch Dụ Thân vương Thạc Tắc (硕塞; 1629 - 1655), con trai thứ năm của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Vì vậy ông kế thừa tước vị Trang Thân vương (莊親王). Sau khi qua đời, ông được truy phong thụy hiệuTrang Khác Thân vương (莊恪親王).
  3. Hoàng thập bát tử Dận Giới (胤祄; 15 tháng 5 năm 1701 - 17 tháng 10 năm 1708), mất sớm do bệnh tật.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b 《一史館藏康熙朝漢文硃批奏摺彙編》之《奏王嬪之母黃氏病故摺 》:康熙四十八年七月十六日蘇州織造李煦具奏 ,王嫔娘娘之母黄氏,七月初二日忽患痢疾,医治不痊,于七月十四日午时病故,年七十岁。理合奏闻。朱批:知道了。家书留下了,随便再叫知道罢。
  2. ^ 《清实录·清圣祖实录·卷之二百七十八》(夏四月)○丁酉。上驻跸南石槽地方。○谕礼部王阿哥等之母备位宫闱俱年及六十、五十四十有余宫中虽称妃嫔、尚未受封。今封博尔济锦氏、和嫔瓜尔嘉氏、淳郡王允祐之母达甲氏、为妃。封贝子允祹之母瓦刘哈氏、十五阿哥允禑、十六阿哥允禄之母王氏、十七阿哥允礼之母陈氏、为嫔尔部察例俱奏.......
  3. ^ 《清实录·清世宗实录·卷之二十》:(雍正二年六月)○庚辰。以尊封圣祖仁皇帝皇贵妃贵妃密妃定妃通嫔、遣官祭告太庙、奉先殿.......○辛巳。遣官赍册宝尊封圣祖仁皇帝皇贵妃贵妃密妃定妃通嫔.......
  4. ^ 《清高宗实录》 - 雍正十三年九月 ○又谕、朕自幼龄。仰蒙皇祖、慈爱笃挚。抚育宫中。太妃皇贵妃、贵妃、仰体皇祖圣心。提携看视。备极周至。朕心感念不忘。太妃密妃、诞育庄亲王。太妃勤妃、诞育果亲王。二王为皇考宣力多年。公忠体国。今又辅朕办理政务。禆益良多。此四太妃、应各加封号。以展朕敬礼之意。著该部定详具奏。
  5. ^ 《清高宗实录》-乾隆元年十一月:○壬辰。加尊圣祖仁皇帝四太妃、为寿祺皇贵妃温惠贵妃、顺懿密妃、纯裕勤妃、上御太和殿阅册宝。诣宁寿宫行礼。
  6. ^ 《清史稿 卷214 列傳一 后妃》:乾隆初,同時尊封者.......順懿密太妃,王氏。初為密嬪,自密妃尊封。子三:允琶、允祿、允祄,允祄八歲殤...
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Trong khung cảnh lầm than và cái ch.ết vì sự nghèo đói , một đế chế mang tên “Mặt Nạ Đồng” xuất hiện, tự dưng là những đứa con của Hoa Thần
Đánh giá sức mạnh, lối chơi Ayaka - Genshin Impact
Đánh giá sức mạnh, lối chơi Ayaka - Genshin Impact
Ayaka theo quan điểm của họ sẽ ở thang điểm 3/5 , tức là ngang với xiao , hutao và đa số các nhân vật khá
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu lần đầu tiên xuất hiện tại chương 71, thuộc sở hữu của Fushiguro Touji trong nhiệm vụ tiêu diệt Tinh Tương Thể
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.